Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

doc 11 trang minhtam 01/11/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_14_nhat_ban_giua_hai_cuoc.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

  1. Nhóm: Trường THPT Tân Trào Người biên soạn: Nguyễn Thị Tân Huyền, Nguyễn Thị Vân Anh Người soát đề: Tô Thị Vui – THPT Thái Hòa ĐT: 0963820476 Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) A. CHUẨN KIẾN THỨC. 1. Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929: a) Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 - 1923): - Nhật Bản là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Lợi dụng sự suy giảm khả năng kinh tế của các nước tư bản châu Âu trong chiến tranh, Nhật Bản đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng của Nhật Bản đã tăng trưởng rất nhanh (1914 – 1919), sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, giá trị xuất khẩu tăng 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần). - Tuy nhiên, sau chiến tranh kinh tế Nhật lại lâm vào khủng hoảng. Sản xuất nông nghiệp ngày càng trì trệ làm cho giá cả lương thực, thực phẩm nhất là giá gạo trở lên hết sức đắt đỏ. Đời sống người lao động không được cải thiện. - Sau chiến tranh, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ. Năm 1918, quần chúng nhân dân nổi dạy đánh phá các kho thóc, mở đầu cuộc "Bạo động lúa gạo" lan rộng trong cả nước, lôi cuối tới 10 triệu người tham gia. Đồng thời, các cuộc bãi công của công nhân cũng lan rộng ở các trung tâm công nghiệp lớn như: Cô-bê, Na-gôi-a, Ô-xa-ca - Trên cơ sở sự phát triển của phong trào công nhân, tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập. b) Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 - 1929) - Về kinh tế, sự ổn định của Nhật Bản diễn ra rất ngắn ngủi. Đầu năm 1927, cuộc khủng hoảng tài chính lại bùng nổ ở thủ đô Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng bị phá sản, sản xuất trong nước suy giảm, các xí nghiệp công nghiệp chỉ sử dụng từ 20% đến 25% công suất máy móc. Hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Mĩ và các nước Tây Âu. - Về chính trị, đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản đã thi hành một số cải cách chính trị và giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác. Đến cuối thập niên 20, chính phủ của tướng Ta-na-ca – một phần tử quân phiệt – đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. 2. Khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
  2. a) Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản - Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế Nhật làm cho kinh tế giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. - Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản đạt đến đỉnh cao vào năm 1931: sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, nông phẩm giảm, 1,7 tỉ yên, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929, đồng yên bị sụt giá nghiêm trọng. - Cuộc khủng hoảng kinh tế đã để lại hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, công nhân thất nghiệp lên có tới 3 triệu người Mâu thuẫn xã hội trở lên sâu sắc dẫn đến các cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ. b) Quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước - Nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng và giải quyết những khó khăn trong nước, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. - Khác với ở Đức, do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản kéo dài trong suốt thập niên 30. - Cùng với việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. - Năm 1933, Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, dựng lên cái gọi là "Mãn Châu quốc" do Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của triều đình Mãn Thanh đứng đầu. Nhật Bản đã trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới. 3. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt - Trong những năm 30 thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức, hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản. - Phong trào đấu tranh của nhân dân góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất vào năm A. 1929. B. 1931. C. 1932. D. 1933. Câu 2. Lĩnh vực nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản? A. Tài chính ngân hàng. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 3. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. B. Thực hiện “Chính sách mới”.
  3. C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. D. Dân chủ hóa lao động. Câu 4. Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Đông Nam Á. D. Triều Tiên. Câu 5. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của A. Đảng Dân chủ Tự do. B. Đảng Cộng sản. C. Đảng Công nhân Xã hội. D. Đảng Xã hội Dân chủ. Câu 6. Vùng đất đầu tiên Nhật Bản chiếm của Trung Quốc trong những năm 30 thế kỉ XX là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam. Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản được biết đến là A. chủ nợ của các nước tư bản và châu Âu. B. nước bại trận và thiệt hại về kinh tế. C. nước cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới. D. nước đứng thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi để phát triển kinh tế. Câu 8: Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ năm 1929 đã tác động gì đến Nhật Bản? A. Làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. B. Làm cho tình hình chính trị Nhật Bản ngày càng rối ren. C. Làm cho thị trường chứng khoán khủng hoảng nặng nề. D. Làm cho các cuộc biểu tình chống chính phủ Nhật Bản phát triển mạnh. Câu 9: Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ đã làm cho A. nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. B. tình hình chính trị Nhật Bản ngày càng rối ren. C. thị trường chứng khoán khủng hoảng nặng nề. D. các cuộc biểu tình chống chính phủ Nhật Bản phát triển mạnh. Câu 10: Năm 1929, khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản đã làm cho ngành nào bị đình đốn? A. Ngân hàng. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 11: Năm 1929, khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản xảy ra nghiêm trọng nhất ở ngành A. ngân hàng. B. công nghiệp. C. nông nghiệp. D. thương nghiệp. Câu 12: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào giải quyết cuộc khủng hoảng ở đầu thập niên 30 của thế kỷ XX? A. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp. B. Thực hiện các cải cách dân chủ tiến bộ, quy mô lớn trên toàn nước Nhật. C. Học hỏi kinh nghiệm từ chính sách mới của Mĩ phù hợp với nước Nhật. D. Quân phiệt hóa bộ máy, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Câu 13. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là A. Đảng Dân chủ Tự do. B. Đảng Cộng sản. C. Đảng Công nhân Xã hội. D. Đảng Xã hội Dân chủ. Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật Bản là
  4. A. chủ nợ của các nước tư bản và châu Âu. B. nước bại trận và thiệt hại về kinh tế. C. nước cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới. D. nước đứng thứ hai sau Mĩ thu nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế. Câu 15: Năm 1933, tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã A. đưa người Nhật sang cai trị. B. dựng lên chính phủ bù nhìn. C. mở trường dạy học tiếng Nhật. D. thực hiện những cải cách dân chủ. Câu 16. Trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế nước nào phát triển vượt bậc? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Đức. Câu 17. Sản xuất công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhờ yếu tố nào sau đây? A. Những cải cách kinh tế - xã hội. B. Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước. C. Nhật Bản có nguồn tài nguyên phong phú. D. Những đơn đặt hàng quân sự của các nước. Câu 18. Ngành kinh tế nào ở Nhật Bản có sản lượng tăng cao sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 19. Cuộc “bạo động lúa gạo” đã lôi cuốn nhiều người tham gia ở Nhật Bản? A. 8 triệu người. B.10 triệu người. C.12 triệu người. D. 20 triệu người. Câu 20. Chính sách của chính phủ Ta-na-ca là A. đối nội và đối ngoại hiếu chiến. B. thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân. C. tăng ngân sách cho giáo dục, văn hóa, xã hội. D. ban hành luật bầu cử phổ thông cho nữ giới. Câu 21. Từ năm 1937 nước Nhật đã A. công nghiệp hóa nền kinh tế. B. nông nghiệp hóa nền kinh tế. C. quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước. D. dân chủ hóa bộ máy Nhà nước. Câu 22. Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất A. khủng hoảng trầm trọng. B. phát triển chậm chạp. C. nhanh chóng phục hồi. D. phát triển vượt bậc. Câu 23. Sản xuất nông nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất A. được cơ giới hóa. B. đã áp dụng kĩ thuật tiên tiến. C. có sản lượng tăng cao. D. sa sút nghiêm trọng. Câu 24. Trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình chính trị - xã hội ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? A. Ổn định. B. Các tổ chức chính trị được thành lập. C. Nhà nước tiến hành các cải cách chính trị - xã hội. D. Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân phát triển mạnh mẽ. Câu 25. Cuộc “bạo động lúa gạo” đã diễn ra ở những nơi nào tại Nhật Bản? A. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Cô-bê. B. Các trung tâm kinh tế lớn.
  5. C. Na-gôi-ca, Ô-xa-ca, Cô-bê. D. Cả nước Nhật Bản. Câu 26. Chính sách đối nội của chính phủ Nhật Bản đầu thập niên 20 của thế kỉ XX là A. quân sự hóa đất nước. B. thiết lập nền chuyên chế độc tài. C. tăng ngân sách quốc phòng, chạy đua vũ trang. D. ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới. Câu 27. Chính sách đối ngoại của chính phủ Nhật Bản đầu thập niên 20 của thế kỉ XX là A. thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược. B. tiến hành xâm lược Trung Quốc. C. giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc. D. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực. Câu 28. Chính sách đối ngoại của chính phủ Ta-na-ca là A. dùng vũ lực bành trướng ra nước ngoài. B. xâm nhập, len lách vào các thị trường thế giới. C. giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc. D. gây chiến tranh với các nước để giành giật thị trường. Câu 29. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, nước Nhật đã diễn ra quá trình A. công nghiệp hóa nền kinh tế. B. nông nghiệp hóa nền kinh tế. C. thanh lọc những người Cộng sản. D. quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước. Câu 30. Tháng 9/1931, Nhật Bản đã tiến hành A. đánh chiếm vùng Tây Bắc Trung Quốc. B. xâm lược đất nước Trung Quốc rộng lớn. C. đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. D. xây dựng chính quyền bù nhìn ở Trung Quốc. Câu 31. Vùng đất đầu tiên Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc là A. vùng Tây Bắc. B. vùng Đông Bắc. C. vùng Tây Nam. D. vùng Đông Nam. Câu 32. Năm 1939, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Nhật Bản? A. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của nông dân. B. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của công dân. C. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của các tầng lớp nhân dân. D. Hơn 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật. CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1: Năm 1929, khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất trong nông nghiệp vì đây là ngành A. kinh tế chủ yếu của đất nước. B. có trình độ phát triển lạc hậu. C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. D. nhà nước quản lý còn lỏng lẻo. Câu 2: Yếu tố nào đã tác động làm giảm sút trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản những năm cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ XX? A. Chính sách quản lý lỏng lẻo của nhà nước. B. Các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Nhật Bản. C. Sự đầu tư thiếu hiệu quả của nhà nước vào nền kinh tế. D. Thị trường chứng khoán Mĩ sụp đổ và sự suy thoái của chủ nghĩa tư bản.
  6. Câu 3: Năm 1931, đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối nước Nhật? A. Chính phủ Nhật Bản đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân. B. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất. C. Sản lượng công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất. D. Các thế lực phát xít và tay sai xuất hiện ở Nhật Bản. Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Nhật? A. Giao thông vận tải đình đốn. B. Sản lượng công nghiệp giảm sút. C. Hoạt động ngoại thương gần như tê liệt. D. Trao đổi nông phẩm giảm sút hàng hơn một tỉ yên. Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản đầu thập niên 30 của thế kỷ XX mang lại? A. Nông dân bị phá sản, mất mùa đói kém. B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người. C. Người thất nghiệp được cứu trợ để an sinh xã hội. D. Đời sống của các tầng lớp người lao động trong xã hội khốn đốn. Câu 6: Tác động của khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã dẫn tới hậu quả gì? A. Đời sống của các tầng lớp lao động trong xã hội khốn đốn. B. Công nhân thất nghiệp và nông dân bị phá sản lên tới hàng triệu người. C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản diễn ra khắp cả nước. D. Mâu thuẫn xã hội, các cuộc đấu tranh quyết liệt của người lao động. Câu 7: Vào đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật Bản đã không giải quyết vấn đề nào dưới đây? A. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu. B. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. C. Cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới. D. Giải quyết khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng hóa. Câu 8: Để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế (1929-1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã không thực hiện chủ trương nào dưới đây? A. Bành trướng ra bên ngoài. B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. Tiến hành gây chiến tranh xâm lược. D. Giải quyết nạn thất nghiệp cho công nhân. Câu 9. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản là A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Đông Nam Á. D. Triều Tiên. Câu 10. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, Nhật Bản chiếm vùng đất đầu tiên của Trung Quốc là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam. Câu 11: Mục đích của Nhật Bản khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc là A. biến vùng đất giàu có này trở thành thuộc địa. B. biến vùng đất giàu có này trở thành nửa thuộc địa. C. xây dựng vùng đất giàu có này trở thành một đặc khu kinh tế. D. xây dựng vùng đất giàu có này trở thành một “hòn ngọc Viễn Đông”. Câu 12: Mục tiêu Nhật Bản đặt ra khi chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc là A. xây dựng vùng đất này trở thành một đặc khu kinh tế.
  7. B. xây dựng vùng đất này trở thành một “ hòn ngọc ở Viễn Đông”. C. biến vùng đất này làm bàn đạp để xâm lược toàn bộ Trung Quốc. D. xây dựng thành bàn đạp cho các cuộc phưu lưu quân sự mới. Câu 13: Những hành động của Nhật Bản ở trong nước hay tại Trung Quốc ở thập niên 30 của thế kỷ XX đã đưa tới việc A. nước Nhật trở thành bạn đồng minh của Trung Quốc. B. Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới. C. nước Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Trung Quốc. D. Nhật Bản trở thành một cường quốc mạnh nhất ở châu Á và thế giới. Câu 14: Ở thập niên 30 của thế kỷ XX, những hành động của Nhật Bản đã đưa tới việc A. nước Nhật trở thành bạn đồng minh của Trung Quốc. B. Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới. C. nước Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Trung Quốc. D. Nhật Bản trở thành một cường quốc mạnh nhất ở châu Á và thế giới. Câu 15: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của A. đảng Cộng hòa. B. đảng Xã hội. C. đảng Dân chủ. D. đảng Cộng sản. Câu 16. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là A. Mĩ - Anh - Đức và Nhật - Ý - Pháp. B. Mĩ - Ý - Nhật và Anh - Pháp - Đức. C. Mĩ - Anh - Pháp và Đức - Ý - Nhật D. Đức - Áo - Hung - Ý và Anh - Pháp - Nga. Câu 17. Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX là A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Triều Tiên. D. Thái Lan. Câu 18. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản vì A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến. B. là ngành kinh tế chủ chốt. C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Câu 19. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Nhật Bản là A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra quyết liệt. B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản. C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Nhật. D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Câu 20. Hậu quả về mặt chính trị của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Nhật Bản là A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra quyết liệt. B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản. C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Nhật. D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Câu 21. Hậu quả về mặt kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với Nhật Bản là A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra quyết liệt. B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
  8. C. chấm dứt thời kì phát triển của nền kinh tế Nhật. D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Câu 22. Tác động của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là A. góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa. B. dẫn tới sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền. C. làm quá trình quân phiệt hóa diễn ra nhaanh chóng. D. đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Nhật. Câu 23. Trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình xã hội Nhật Bản có điểm gì nổi bật? A. Chính trị - xã hội ổn định. B. Các tổ chức chính trị được thành lập. C. Nhà nước tiến hành các cải cách chính trị - xã hội. D. Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân phát triển mạnh mẽ. Câu 24. Chính sách nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của chính phủ Nhật Bản trong thập niên 20 của thế kỉ XX? A. Dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài. B. Tiến hành xâm lược Trung Quốc. C. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc. D. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực. Câu 25. Chính sách nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của chính phủ Ta-na-ca? A. Dùng vũ lực bành trướng ra nước ngoài. B. Vạch kế hoạch chiến tranh toàn cầu. C. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc. D. Hai lần đưa quân xâm lược Trung Quốc. Câu 26. Chính phủ Nhật Bản không giải quyết cuộc khủng hoảng 1929-1933 bằng biện pháp A. gây chiến tranh xâm lược. B. ra sức bành trướng ra bên ngoài. C. nhà nước thực hiện các đạo luật phát triển kinh tế. D. quân phiệt hóa bội máy nhà nước. Câu 27. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX? A. Góp phần bảo vệ nền hòa bình, dân chủ thế giới. B. Ngăn chặn nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới. C. Thúc đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. D. Làm thất bại chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của thế lực phe phát xít. Câu 28. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã không chọn giải pháp nào? A. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. B. Gây chiến tranh xâm lược. C. Bành trướng ra bên ngoài. D. Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 29. Quá tình phát xít hóa ở Nhật có gì khác so với các nước phát xít khác? A. Duy trì chế độ Thiên hoàng và tiến hành chiến tranh xâm lược. B. Thực hiện chế độ dân chủ tư sản, tiến hành chiến tranh xâm lược. C. Thực hiện chế độ quân phiệt hóa và tiến hành chiến tranh xâm lược.
  9. D. Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chuyên chế độc tài phát xít. Câu 30. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của các nước. B. Nhờ những cải cách kinh tế - xã hội. C. Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước. D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên phong phú. Câu 31. Chính phủ Nhật Bản giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bằng biện pháp gì? A. Tổ chức lại các hoạt động sản xuất. B. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. C. Nhà nước thực hiện các đạo luật phát triển kinh tế. D. Quân phiệt hóa bội máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. Câu 32. Tổ chức nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX? A. Đảng Dân chủ tự do. B. Đảng Dân chủ. C. Mặt trận nhân dân. D. Đảng Cộng sản. Câu 33. Tácdụng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là A. bảo vệ nền hòa bình, dân chủ thế giới. B. thúc đẩy nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới. C. góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. D. làm tăng chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của thế lực phe phát xít. Câu 34. Để khắc phục khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã chọn giải pháp nào? A. Cải cách kinh tế, xã hội. B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. D. Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 35. Năm 1937, đánh dấu sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở nước Nhật? A. Chính phủ Nhật thông qua kế hoạch xâm lược Trung Quốc. B. Cuộc đấu tranh trong nội bộ giới cầm quyền vẫn tiếp diễn. C. Chính phủ Nhật tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929-1933). D. Giới cầm quyền tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. Câu 36. Giới cầm quyền Nhật Bản đã có hành động gì song song với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? A. Tiến hành những cải cách kinh tế tăng cường tiềm lực cho nước Nhật. B. Tăng cường chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh xâm lược Trung Quốc. C. Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc. D. Cải cách dân chủ ở trong nước để nhận sự ủng hộ của nhân dân. Câu 37. Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì A. phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh. B. Trung Quốc rộng lớn, tập trung vốn đầu tư nước ngoài của Nhật. C. mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc trong giới cầm quyền Trung Quốc. D. vốn đầu tư của Nhật ở Trung Quốc có nguy cơ bị mất. Câu 38. Mặt trận nhân dân được thành lập ở Trung Quốc là kết quả của A. cuộc vận động tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. B. cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của chính quyền Nhật. C. cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
  10. D. cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP Câu 1. Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn? A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan. B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha. C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha. Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ở các nước tư bản? A. Các nước tư bản không kích thích được sức mua của nhân dân. B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. C. Chạy đua vũ trang kéo dài, chi phí quốc phòng tăng cao. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. Câu 3. Nội dung nào không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX? A. Quá trình quân phiệt hóa kéo dài. B. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược. C. Có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng. D. Thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và lực lượng phát xít. Câu 4. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 giữa Mĩ với Nhật Bản là A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. C. phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. tiến hành xâm lược thuộc địa. Câu 5. Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của nước Đức với Nhật Bản là A. sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực phát xít. B. thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. C. thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội. D. sự liên minh giữa giai cấp tư sản và thế lực phát xít. Câu 6. Tại sao quá tình phát xít hóa ở Nhật lại diễn ra thông qua con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược? A. Vì tầng lớp Sa-mu-rai còn tồn tại đông đảo ở nước Nhật. B. Vì nước Nhật đang tồn tại chế độ dân chủ tư sản đại nghị. C. Vì nước Nhật đang tồn tại chế độ chuyên chế Thiên hoàng. D. các thế lực phát xít ra đời sớm ở Nhật từ thập niên 20 của thế kỉ XX. Câu 7. Vì sao quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX? A. Vì giới cầm quyền muốn có thời gian để xây dựng lực lượng quân đội mạnh. B. Vì bất đồng nội bộ giới cầm quyền về phân chia lợi nhuận từ chiến tranh. C. Vì giới cầm quyền muốn có thời gian để chuẩn bị cho việc quân phiệt hóa. D. Vì bất đồng nội bộ giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 8. Quá tình phát xít hóa ở Nhật có gì khác ở Đức? A. Duy trì chế độ Thiên hoàng và tiến hành chiến tranh xâm lược. B. Thực hiện chế độ dân chủ tư sản, tiến hành chiến tranh xâm lược.
  11. C. Thực hiện chế độ quân phiệt hóa và tiến hành chiến tranh xâm lược. D. Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chuyên chế độc tài phát xít. Câu 9. Quá tình phát xít hóa ở Nhật diễn ra thông qua con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược vì A. tầng lớp Sa-mu-rai còn tồn tại đông đảo ở nước Nhật. B. nước Nhật đang tồn tại chế độ dân chủ tư sản đại nghị. C. nước Nhật đang tồn tại chế độ chuyên chế Thiên hoàng. D. các thế lực phát xít ra đời sớm ở Nhật từ thập niên 20 của thế kỉ XX. Câu 10. Quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX vì A. giới cầm quyền muốn có thời gian để xây dựng lực lượng quân đội mạnh. B. bất đồng nội bộ giới cầm quyền về phân chia lợi nhuận từ chiến tranh. C. giới cầm quyền muốn có thời gian để chuẩn bị cho việc quân phiệt hóa. D. bất đồng nội bộ giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược. CÂU HỎI CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 1. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ với Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939 là A. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. B. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc. C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. D. theo đuổi lập trường chống Liên Xô. Câu 2. Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của các nước tư bản vì A. là thuộc địa và phụ thuộc vào kinh tế Pháp. B. nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. C. khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. D. là thị trường tiêu thụ của các nước tư bản. Câu 3. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là A. khủng hoảng thừa. B. khủng hoảng thiếu. C. khủng hoảng chính trị. D. khủng hoảng năng lượng. Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho kinh tế Việt Nam A. phục hồi chậm. B. có bước pát triển mới. C. khủng hoảng, suy thoái. D. lạc hậu, mất cân đối.