Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

doc 7 trang minhtam 01/11/2022 3900
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_12_nuoc_duc_giua_hai_cuoc.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

  1. Trường biện soạn: THPT Nguyễn Văn Huyên – SĐT: 0972186988 (Hậu)- 0945964388 (Hương) Trường phản biện: THPT Minh Quang – SĐT: 01655.887.555 (Hằng) BÀI 12. NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1.Mục tiêu a.Về kiến thức - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới. b.Về thái độ, tư tưởng, tình cảm - Hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa phàn động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít nói chung và phát xít Đức nói riêng. - Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác và góp phần ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa phát xít mới. c. Về kĩ năng - Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu để hiểu những vấn đề lịch sử. - Rèn luyện tư duy độc lập, khả năng so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của chúng. II. Câu hỏi trắc nghiệm Mục 1 - phần II. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền. Câu 1. Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Đức đã A. Thực hiện quyền tự do dân chủ trong xã hội, thành lập mặt trận dân chủ phát xít. B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinh tế chính, phát xít hóa bộ máy nhà nước. C. Thành lập mặt trận dân chủ phát xít, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. D. Tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng sản, phân biệt chủng tộc, phát xít hóa bộ máy nhà nước *Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng đến kinh tế Đức A. Tạo điều kiện cho kinh tế Đức phát triển mạnh. B. Không tác động, ảnh hưởng gì đến kinh tế Đức. C. Giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Đức. D. Kinh tế Đức chiếm vị trí số 1 Châu Âu. Câu 3.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng đến chính trị Đức thế nào? A.Phong trào nông dân phát triển nhanh chóng . B. Phong trào công nhân phát triển nhanh chóng. C. Chế độ cộng hòa tư sản phát triển. D. Khủng hoảng chính trị trầm trọng. * Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra đầu tiên ở đâu. A. Mĩ B. Đức. C. Anh. D. Pháp.
  2. Câu 5. Hit-le lên làm thủ tướng trong hoàn cảnh nào? A. Kinh tế giảm sút, chính trị khủng hoảng trầm trọng. B. Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. C. Ảnh hưởng của Đảng công nhân quốc gia xã hội bị thu hẹp. D. Đảng xã hội dân chủ hợp tác tích cực với Đảng cộng sản thành lập mặt trân nhân dân. Câu 6. Chính sách đối nội của Đảng quốc xã là A. thiết lập chế độ độc tài, khủng bố công khai. B. bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. C. ra sức tuyên truyền tư tưởng do thái tiến bộ. D. bãi bỏ chính sách chống cộng sản và phân biệt chủng tộc. *Câu 7. Ngày 30/1/ 1933 ở Đức diễn ra sự kiện gì? A. thiết lập nền cộng hòa Vaima. B. tổng thống Hin-đen-bua qua đời. C. Hit-le lên làm thủ tướng. D. Hit-le ban hành lệnh tổng động viên. *Câu 9. Đảng Công nhân quốc gia xã hội ở Đức còn gọi tắt là: A. Đảng Quốc xã. B. Đảng xã hội dân chủ. C. Đảng cộng sản. D. Đảng công nhân. *Câu 10. Hit-le là người đứng đầu Đảng: A. Đảng Quốc xã. B. Đảng cộng sản. C. Đảng xã hội dân chủ. D. Đảng dân chủ. Câu 11. Ngày 30/1/1933, Hitle lên làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới đã mở ra A. thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. B. thời kì phát triển trong lịch sử nước Đức. C. thời kì suy yếu nền chuyên chính độc tài. D. thời kì phát triển chế độ cộng hòa tư sản. Câu 13. Đảng cộng sản Đức đã kêu gọi quần chúng đấu tranh để thành lập: A. Chế độ độc tài khủng bố công khai. B. Mặt trận dân tộc thống nhất. C. Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. D. Chế độ cộng hòa Vaima. *Câu 14. Đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động ở Đức: A. Đảng Quốc xã. B. Đảng cộng sản. C. Đảng xã hội dân chủ. D. Đảng dân chủ. *Câu 15. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nước Đức tồn tại chế độ nào? A. Độc tài phát xít. B. Cộng hòa tư sản. C. Dân chủ nhân dân.
  3. D. Cộng hòa dân chủ. Câu 16. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nước Đức đã có A. thời kì ổn định ngắn ngủi. B. thời kì phát triển nhanh chóng. C. ổn định và phát triển. D. nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu. *Câu 17. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động nặng nề nhất đến nền kinh tề A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Du lịch – dịch vụ. Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức A. Khủng hoảng chính trị trầm trọng. B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nổ ra gay gắt. C. Giới cầm quyền củng cố quyền lực chuẩn bị chiến tranh. D. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa và thất nghiệp tăng nhanh. *Câu 19. Các thế lực phản động, hiếu chiến ở nước Đức tập trung trong tổ chức A. Đảng Quốc xã. B. Đảng cộng sản. C. Đảng xã hội dân chủ. D. Đảng dân chủ. Câu 20. Đứng đầu Đảng Quốc xã ớ Đức, Hittle đã không thực hiện chủ trương nào dưới đây A. Chống cộng sản, phân biệt chủng tộc B. Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài. D. Bắt tay với Đảng xã hội dân chủ để giải quyết việc làm cho nhân dân. *Câu 21: Trong những năm 1929-1939, Đảng nào ở Đức ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân A. Đảng Quốc xã. B. Đảng cộng sản. C. Đảng xã hội dân chủ. D. Đảng dân chủ. *Câu 22. Đảng nào ở Đức không ủng hộ sự xuất hiện của lực lượng phát xít A. Đảng Quốc xã. B. Đảng cộng sản. C. Đảng xã hội dân chủ. D. Đảng dân chủ.
  4. *Câu 23. Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít được thành lập ớ nước Đức do chủ trương của A. Đảng Quốc xã. B. Đảng cộng sản. C. Đảng xã hội dân chủ. D. Đảng đoàn kết dân tộc. Câu 24. Một trong những lí do dẫn đến các thế lực phát xít nhanh chóng lên nắm quyền ở nước Đức là do A. yêu cầu xây dựng một nhà nước Đức mạnh ở Châu Âu. B. nhân dân lao động ủng hộ việc nắm quyền của Đảng Quốc xã. C. có sự giúp của các thế lực phát xít phản động ở nước ngoài. D. Đảng xã hội dân chủ bất hợp tác, từ chối liên minh với Đảng cộng sản. Câu 25. Sự kiện mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức là A. tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên. B. Tổng thống Hin-đen- bua qua đời. C. Hitle lên làm lên làm thủ tướng, thành lập Chính phủ mới, D. Đảng xã hội dân chủ bất hợp tác với Đảng cộng sản. Mục 2 - phần II. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939. Câu 26. Năm 1933, đánh dấu sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở nước Đức A. tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên. B. Tổng thống Hin-đen- bua qua đời. C. Chính phủ Hitle ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài. D. Đảng xã hội dân chủ bất hợp tác với Đảng cộng sản. Câu 27. Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách chủ yếu nào? A. Thực hiện chính sách bài xích người Do Thái. B. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân. C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ. Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng việc làm của chính quyền phát xít đối với Đảng cộng sản Đức? A. Bắt giam 10 vạn đảng viên Đảng cộng sản Đức. B. Đặt Đảng cộng sản Đức ngoài vòng pháp luật. C. Vu cáo những người cộng sản đã đốt cháy nhà Quốc hội. D. Bắt tay với Đảng xã hội dân chủ Đức để đàn áp Đảng cộng sản Đức. Câu 29. Năm 1934, sự kiện nào có ý nghĩa với Hitle? A. tự xưng là Tổng thống Đức. B. tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. C. được trao quyền thủ tướng Đức. D. được trao quyền Tổng thống Đức.
  5. Câu 30. Sự kiện nào không diễn ra ở nước Đức năm 1934? A. Tổng thống Hin-đen- bua qua đời. B. Hitle tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. C. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ. D. Hitle triển khai các hoạt động quân sự ở Châu Âu. *Câu 31. Sự kiện nào diễn ra ở nước Đức 7/ 1933? A. Thành lập Tổng hội đồng kinh tế . B. Tổng thống Hin-đen- bua qua đời. C. Hitle tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. D. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ. Câu 32. Mục đích thành lập Hội đồng kinh tế nước Đức là A. điều hành hoạt động của ngành kinh tế quân sự. B. điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. C. thiết lập nền kinh tế theo hướng độc tài. D. cải thiện đời sống của nhân dân. Câu 33. Chính quyền phát xít Đức đã tổ chức theo hướng nền kinh tế nào? A. Tập trung, cải tổ, phát triển nền kinh tế. B. Tập trung xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa. C. tập trung, dân chủ, phục vụ nhu cầu dân sinh. D. Tâp trung, mệnh lệnh phục vụ nhu cầu quân sự. Câu 34. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả việc thành lập Tổng hội đồng kinh tế ở Đức? A. Phục hồi các ngành kinh tế công nghiệp,đặc biệt là công nghiệp quân sự. B. Mở mang các ngành kinh tế giao thông vận tải. C. Xây dựng được nền kinh tế tập trung, sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn. D. Giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. *Câu 35. Ngành kinh tế nào ở nước Đức được phục hồi nhanh nhất những năm 30 của thế kỉ XX? A. Công nghiệp dệt. B. Công nghiệp quân sự. C. Công nghiệp khai khoáng. D. Công nghiệp chế tạo. Câu 36. Đường lối đối ngoại chủ yếu của chính phủ Hít le là A. bắt tay với các nước phát xít. B. thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn. C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. D. mở rộng giao lưu hợp tác với các nước ỏ Châu Âu. Câu 37. Nội dung không phản ánh đúng kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Hit – le? A. Đem lại cho nước Đức lợi thế chính sách ngoại giao nước lớn. B. Các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh xâm lược đã sẵn sàng.
  6. C. Lực lượng quân đội đông, nước Đức đã là trại lính khổng lồ. D.Chính quyền Hit – le tự do hành động và chủ động trong quan hệ đối Câu 38. Sự kiện nổi bật nào không diễn ra trong năm 1935? A. Thành lập quân đội thường trực. B. Hít – le ban hành lệnh tổng động viên quân đội. C. Bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự. D. Đảo chính quân sự đưa tới sự sụp đổ của nền cộng hòa Vai ma. Câu 39. Sự phát triển của nước Đức trong năm 1929 – 1939 để lại cho nhân loại bài học gì về việc bảo vệ hòa bình thế giới? A. Không chủ trương duy trì đội quân thường trực. B. Không cổ súy cho việc tôn sùng những nhân vật nổi tiếng. C. Ngăn chặn sự xuất hiện của độc tài phát xít. D. Ngăn chặn các hoạt động mang tính khủng bố quân phiệt. *Câu 40. Tháng 10/ 1933 ở Đức diễn ra sự kiện gì? A. Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên. B. tổng thống Hin-đen-bua qua đời. C. Hit-le lên làm thủ tướng. D. Hit-le ban hành lệnh tổng động viên. *Câu 41. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như A. Một trại tập trung khổng lồ B. Một trại lính khổng lồ C. Một tên sen đầm quốc tế D. Một đế quốc bất khả chiến bại Câu 42. Tại sao Đức, Italia, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít A. cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất. B. có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. C. phát xít hoá bộ máy nhà nước mới có điều kiện để khôi phục kinh tế. D. có ít thuộc địa, mong muốn hòa bình, thiếu nguyên liệu và thị trường. * Câu 43. Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào? A. Hítle lên nắm quyền B. Tổng thống Hinđenbua mất C. Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy D. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ *Nhận xét Tổng số 43 câu: giữ nguyên Sửa: Hai trường thống nhất sửa một số câu dẫn, đáp án nhiễu cho phù hợp. Thay thế: Không Loại bỏ : Không