Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh

doc 9 trang minhtam 01/11/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_5_chau_phi_va_khu_vuc_mi.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh

  1. TÊN TRƯỜNG BIÊN SOẠN: TRƯỜNG THPT HÀ LANG TÊN TRƯỜNG PHẢN BIỆN: THPT HÀM YÊN Bài 5 CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH ( thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: HS nắm được: - Nắm được những nét chung về Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh trước khi bị xâm lược. - Hiểu được quá trình các nước đế quốc xâm lược và cai trị ở Châu Phi và Mĩ La Tinh - Phong trào đấu tranh giành độc lập của Châu Phi, Mĩ La Tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX b. Về kĩ năng. - Nâng cao kĩ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận c. Về thái độ. - Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi và Mĩ La Tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế. 2. Nội dung bài học Bài 5 CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH ( thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) 1. Châu Phi. * Các nước đế quốc xâm lược và phân chia châu Phi: - Từ giữa thế kỉ XIX thực dân Châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi - Những năm 70- 80 của thế kỉ XIX các nước tư bản đua nhau xâu xé châu Phi. + Anh chiếm Nam Phi, Ai Cập, Xô-ma-li, Tây Nigiêria + Pháp:1 phầnTây phi, Angiêri, Mađagaxca, Tuynidi + Đức: Ca- mơ-run ,Tô-gô, Tây Nam Phi + Bỉ: Công gô + Bồ Đào Nha: Mô- dăm- bích, ăng-gô- la, một phần Ghi- nê. => đầu thế kỉ XX việc phân chia châu Phi của các nước ĐQ đã căn bản hoàn thành. * Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi. - Diễn biến: + Cuộc k/n của Áp-đen Ca-đe ở Angiêri kéo dài từ năm 1830-1847 + Phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức và sĩ quan yêu nước AC (1879-1882) + Đặc biệt là cuộc kháng chiến của nhân dân Ê- ti- ô - pi a (1889) - Kết quả: Phong trào đấu tranh tuy diễn ra sôi nổi nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch nên đã bị thực dân đàn áp. - ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỉ XX.
  2. 2. Khu vực Mĩ La-tinh. * Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh. - Từ thế kỉ XVI, XVII đa số các nước Mĩ La-tinh đó trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. - Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ chính trị phản động, dã man, tàn khốc. => Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt. * Phong trào đấu tranh giành độc lập. - 1791 cuộc k/n ở Haiti đến năm 1804 giành thắng lợi - Áchentina năm 1816 - Mê-hi-cô và Pê-ru năm 1821 => Như vậy chỉ 2 thập kỉ đầu TK XIX đấu tranh quyết liệt, các quốc gia độc lập ở MLT lần lượt được hình thành. - Sau khi giành độc lập các nước Mĩ La-tinh lại phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Châu Phi *Câu 1:Vào giữa thế kỉ XIX các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu Phi vì : A. Trình độ phát triển cao. B. Vị trí địa lí thuận lợi. C. Cư dân đông đúc. D. Lục địa lớn, giàu tài nguyên. *Câu 2: Những năm 70,80 thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi là vì? A. Kênh đào Xuyê hoàn thành. B. Kênh đào Pa-ra-ma hoàn thành. C. Kênh đào Amsterdam hoàn thành. D. Kênh đào Stockholm hoàn thành. * Câu 3: Ai Cập bị biến thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây? A. Anh B. Pháp C. Đức D. Bỉ * Câu 4: Nước thực dân nào chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi? A. Anh B. Pháp C. Bồ Đào Nha D. Tây Ban Nha *Câu 5: Việc phân chia thuộc địa ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XX. C. Giữa thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XX. * Câu 6: Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực nào? A. Nam Phi. B. Trung Phi. C. Đông Phi. D. Bắc Phi. * Câu 7: Thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh? A. Bồ Đào Nha B. Pháp C. Đức D. Bỉ * Câu 8: Nước nào vẫn bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây?
  3. A. Ai Cập. B. Angiêri. C. Xu Đăng. D. Ê-ti-ô-pia. * Câu 9: Thời gian các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâu xé châu Phi là A. đầu thế kỉ XIX. B. giữa thế kỉ XIX. C. những năm 70-80 của thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX. *Câu 10: Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân An-giê-ri hồi đầu thế kỉ XIX là A. Át-mét A-ra-bi. B. Áp-đen Ca-đe. C. Mu-ha-mét Át-mét. D. Nu-ba Pa-sa *Câu 11: Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi chống thực dân phương Tây vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là cuộc kháng chiến của nhân dân A. An-giê-ri. B. Ai Cập. C. Ê-ti-ô-pi-a. D. Nam Phi. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi? A. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân trí thấp. B. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường. C. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt. D. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên, cái nôi văn minh của nhân loại. Câu 13: Trong những năm 70-80 của thế kỉ XIX, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra tại Châu Phi? A. Nhân dân châu Phi biết sử dụng đồ sắt. B. Châu Phi chủ nghĩa thực dân phương Tây thống trị. C. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. D. Hội chợ về nghành dệt và nghề gốm được tổ chức tại châu Phi. *Câu 14: Đối thủ cạnh tranh quyết liệt với thực dân Anh trong việc độc chiếm Ai Cập năm 1882 là A. Bỉ B. Đức C. Pháp D. Bồ Đào Nha *Câu 15: Năm 1879 sự kiện nào đã diễn ra ở Châu Phi? A. Nhân dân Li-bê-ri-a giành được độc lập. B. Tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” được thành lập. C. Mu-ha-mét lãnh đạo nhân dân Xu-đăng chống thực dân Anh. D. Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a đánh bại thực dân I-ta-li-a bảo vệ được độc lập. *Câu 16: Đứng đầu tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” là A. Áp-đen Ca-đe. B. Mu-ha-mét Át-mét. C. Abdel Fattah el-SiSi.
  4. D. Đại tá Át-mét A-ra-bi. *Câu 17: Năm 1882 sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Ai Cập? A. Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. B. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. C. Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. D. Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Câu 18 : Tại sao phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi lại được mở đầu từ khu vực Bắc Phi? A. Khu vực này có trình độ phát triển hơn các khu vực khác. B. Chủ nghĩa thực dân ở đây yếu hơn nơi khác. C. Do tinh thần yêu nước ở khu vực này cao hơn nơi khác. D. Khu vực này bị bóc lột nặng nề hơn nơi khác. *Câu 19: Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Xu-Đăng năm 1882 là A. nhà sư Pu-côm-bô. B. nhà chính trị Áp-đen-Ca-đe. C. nhà quân sự Át-mét A ra-bi. D. nhà truyền giáo Mu-ha-mét Át-mét. *Câu 20: Mục đích thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” là A. đối phó với các thế lực thù địch. B. tập hợp những thanh niên yêu nước. C. chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang. D. đề ra những cải cách mang tính chất tư sản. *Câu 21: Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a đã giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân nào? A. Anh B. Pháp C. Đức D. I-ta-li-a *Câu 22: Năm 1898, sự kiện nào đã diễn ra ở Xu-Đăng? A. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Xu-Đăng. B. Thực dân Anh đã tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu ở Xu-Đăng. C. Đảng Cộng Sản lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống lại thực dân Anh. D. Mu-ha-mét Át-mét lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống lại thực dân Anh. Câu 23: Cuộc khởi nghĩa nào ở Ai Cập đã kéo dài trong suốt 17 năm? A. Cuộc khởi nghĩa do Áp-đen Ca-đe lãnh đạo. B. Cuộc khởi nghĩa do Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. C. Cuộc khởi nghĩa do Mu-ha-mét Át-mét lãnh đạo. D. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân I-ta-li-a của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. *Câu 24: Hai nước ở châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. Ê-ti-ô-pi-a và Ai Cập. B. An-giê-ri và Tuy-ni-di. C. Xu-Đăng và Ăng-gô-la. D. Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a.
  5. Câu 25: Quân I-ta-li-a đã bị thảm hại trong trận đánh nào ở Ê-ti-ô-pi-a? A. A-dua. B. Ho-let-ta. C. Sen-ta-da. D. Ad-dis A-ba-ha. Câu 26: Cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất ở cuối thế kỉ XIX? A. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai Cập. B. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân An-Giê-ri. C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-Pi-a. D. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Li-Bê-ri-a. Câu 27: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á là A. cùng bóc lột thậm tệ nhân dân. B. cùng thực hiện chế độ cai trị hà khắc. C. đều cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai. D. đều trực tiếp nắm bộ máy chính quyền xuống đến các địa phương. Câu 28: Đầu thế kỉ XX, biến chuyển quan trọng nhất đối với các nước châu Phi là A. kênh đào Xuy-ê bị quốc hữu hóa. B. bị các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé. C. chăn nuôi và trồng trọt trở thành những nghành kinh tế chính. D. về cơ bản bị các nước đế quốc phân chia xong hệ thống thuộc địa. Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi? A. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ. B. Chưa có chính đảng lãnh đạo. C. Chưa có sự liên kết đấu tranh. D. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch. Câu 30: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ? A. Các nước thực dân thực hiện chính sách chia để trị. B. Do chế độ hà khắc của chủ nghĩa thực dân. C. Các nước thực dân xâu xé châu Phi. D. Các nước thực dân bóc lột sức lao động nặng nề. Câu 31: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi thất bại là A. vũ khí còn lạc hậu, thô sơ. B. trình độ thấp, lực lượng chênh lệch. C. các phong trào diến ra lẻ tẻ. D. quân sự các nước thực dân quá mạnh. Câu 32: Mâu thuẫn chủ yếu dấn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi là A. mâu thuẫn giữa các nước thực dân. B. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân.
  6. C. mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với thực dân. D. mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với thực dân. 2. Khu vực Mĩ Latinh *Câu 1: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm A. toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Châu Mĩ. B. toàn bộ phía Tây của châu Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-bê. C. Trung Mĩ, Nam Mĩ, một phần Bắc Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-Bê. D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-bê. * Câu 2: Nói đến Mĩ Latinh là chỉ khu vực nào sau đây A. toàn bộ châu Mĩ. B. khu vực Bắc Mĩ và Trung Mĩ. C. khu vực Nam Mĩ và Trung Mĩ. D. một phần Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở Ca-ri-Bê. *Câu 3:Từ thế kỉ XVI-XVII hầu hết các nước Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào? A. Anh, Pháp. B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. C. Anh, Đức. C. Mĩ, Pháp. * Câu 4. Thế kỉ XVI, XVII nước nào đi đầu trong việc xâm chiếm các nước ở khu vực Mĩ la tinh? A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Tây Ban Nha *Câu 5: Vào cuối thế kỉ XVIII nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩ La Tinh là A. Cu Ba B. Hai-ti C. Bra-xin D. Cô-lom-bia *Câu 6: Sau khi giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Mĩ la tinh tiếp tục phải đương đầu với chính sách bành trướng của nước nào? A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ * Câu 7: Cuối thế kỉ XVIII, cuộc khởi nghĩa của quốc gia nào có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh? A. Cu Ba B. Hai-ti C. Bra-xin D. Pê-ru *Câu 8: Khẩu hiệu “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” nhằm độc chiếm khu vực Mĩ la tinh là của nước nào? A. Achentina B. Ca-na-da C. Bra-xin D. Mĩ * Câu 9: Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” nhằm khống chế khu vực Mĩ la tinh là của nước A. Achentina B. Ca-na-da C. Bra-xin D. Mĩ * Câu 10: Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là A. tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển. B. hỗ trợ các nước Mĩ la tinh xây dựng phát triển kinh tế. C. biến các nước Mĩ la tinh thành đồng minh của Mĩ. D. biến các nước Mĩ la tinh thành “sân sau” của Mĩ. *Câu 11: Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của A. Tây Ban Nha. B. Bồ đào Nha.
  7. C. Mĩ và Anh. D. Tây ban Nha và Bồ Đào Nha. Câu 12: Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu-Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ latinh? A. Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế. B. Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị quân sự. C. Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự. D. Tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa *Câu 13: Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Ha-i-ti là A. Jude Celestin. B. Jovenen Moise. C. Michel Martelly. D. Tút-xanh Lu-vec-tuy-a. *Câu 14: Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩ Latinh năm 1804 là A. Pê-ru. B. Ha-i-ti. C. Mê-hi-cô. D. Pu-éc-tô-Ri-cô. *Câu 15: Học thuyết của Mĩ nhằm độc chiếm Mĩ Latinh vào thế kỉ XIX là A. Học thuyết Mơn-rô. B. Học thuyết Domino. C. Học thuyết Ai-xen-hao. D. Học thuyết Tru-man. *Câu 16: Sự kiện nào đã diễn ra ở Mĩ Latinh năm 1889? A. Nền cộng hòa được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh. B. Đánh dấu một vài nước Mĩ Latinh còn tồn tại chế độ thuộc địa. C. Mĩ lôi kéo các nước Mĩ Latinh gây chiến tranh với Tây Ban Nha. D. Thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”. Câu 17: Mĩ đã thực hiện chính sách cai trị chủ yếu nào ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX? A. Nô dịch văn hóa. B. Đồng hóa dân tộc. C. Chủ nghĩa thực dân cũ. D. Chủ nghĩa thực dân mới. Câu 18: Biến động nào đã diễn ra với các nước Mĩ Latinh trong các thế kỉ XVI-XVII? A. Lần lượt trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. B. Lần lượt trở thành thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. C. Nhiều nước đã giành được độc lập, thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. D. Một số nước châu Phi phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Câu 19: Biến động có ý nghĩa quan trọng ở các nước Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX là A. chế độ phong kiến sụp đổ. B. nhiều nước giành độc lập. C. chế độ tư bản phát triển ở một số nước.
  8. D. nền độc tài than Mĩ được thiết lập ở một số nước. Câu 20: Chính sách thống trị nổi bật của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Mĩ Latinh là A. lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. B. thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ. C. thiết lập chế độ cai trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. D. thành lập các tổ chức chính trị phản động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Câu 21: Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là ? A. Tình trạng đói nghèo. B. Các cuộc xung đột sắc tộc, màu da. C. Kinh tế, xã hội lạc hậu. D. Chống lại chính sách bành trướng của Mĩ. Câu 22: Sau khi giành được độc lập các nước Mĩ Latinh phát triển theo thể chế nào? A. Nhiều nước thiết lập nền độc tài. B. Nhiều nước thiết lập nền dân chủ. C. Nhiều nước thiết lập nền cộng hòa. D. Nhiều nước thiết lập nền quân chủ. Câu 23: Mĩ đề xướng học thuyết Mơn-rô về châu Mĩ Latinh là vì muốn A. thể hiện sức mạnh. B. khống chế láng giêng. C. độc chiếm vùng lãnh thổ. D. viện cớ để xâm lược. Câu 24: Mục đích của Mĩ khi đề xướng học thuyết “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là A. giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh. B. vì quyền lợi nhân dân Mĩ Latinh. C. bảo vệ các nước Mĩ Latinh. D. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” . Câu 25: Năm 1889, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích gì? A. Đánh bại thực dân Tây Ban Nha. B. Chiếm những thuộc địa của Tây ban Nha. C. Thể hiện sức mạnh của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh. D. Tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Mĩ Latinh Câu 26: Thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Âu được đánh dấu bằng: A. Các quốc gia độc lập lần lượt ra đời. B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở một số nước. C. Nền cộng hòa được thiết lập ở khắp các nước D. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nhiều nước. Câu 27: Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” được Mĩ thực hiện thông qua việc A. thương lượng ngoại giao buộc nhiều nước Mĩ Latinh phụ thuộc Mĩ. B. tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để chiếm nhiều nước Mĩ Latinh. C. viện trợ kinh tế để lôi kéo các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
  9. D. mua chuộc, lôi kéo các thế lực tay sai để chống lại nhân dân Mĩ Latinh. Câu 28: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ la tinh bùng nổ là A. chủ nghĩa thực dân cai trị phản động, gây ra nhiều tội ác. B. các nước thực dân vơ vét tài nguyên kiệt quệ. C. các nước thực dân bóc lột sức lao động nặng nề. D. các nước thực dân đua nhau xâu xé. Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh là A. diễn ra mạnh mẽ quyết liệt. B. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. C. phong trào đấu tranh đều thất bại. D. được sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài. Câu 30: Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc của các nước Mĩ La tinh với các nước châu Phi là A. phong trào đấu tranh có đường lối chủ trương rõ ràng hơn. B. phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn. C. phong trào đấu tranh nổ ra có sự liên kết chặt chẽ với thế giới D. Các nước Mĩ la tinh sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân