Bộ đề luyện thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 6 đến đề 10

pdf 5 trang minhtam 26/10/2022 9742
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề luyện thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 6 đến đề 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_de_luyen_thi_vao_6_mon_tieng_viet_de_6_den_de_10.pdf

Nội dung text: Bộ đề luyện thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 6 đến đề 10

  1. ĐỀ 6 PHẦN I Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyển nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. (Nguyễn Phan Hách, Kì diệu rừng xanh, Tiếng Việt 5) 1. Nội dung chính của đoạn văn đầu nói về điều gì ? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? 2. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm (từ ghép và từ láy) : Lúp xúp, sặc sỡ, đền đài, miếu mạo, rào rào, gọn ghẽ. 3. Ghi lại một câu văn có dùng cách nói so sánh trong đoạn trích trên. 4. Gạch chân và chú thích các thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) : Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. 5. Trong đoạn trích trên, tác giả nói đến những loài thú nào ? Mỗi loài thú ấy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào ? 6. Em có cảm nghĩ gì khi đọc đoạn trích trên ? PHẦN II Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao) Hãy viết một bài văn ngắn (k hoảng 20 dòng) tả lại vẻ đẹp của đầm sen dựa vào ý bài ca dao trên. ĐỀ 7 PHẦN I Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáyrừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. (Ma Văn Kháng, Mùa thảo quả,Tiếng Việt 5) MÔN TIẾNG VIỆT 5
  2. 1. Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? 2. Khi thảo quả chín, rừng có những nét đẹp gì ? 3. Ghi lại các từ láy trong đoạn trích trên. Nói rõ đó là kiểu láy gì ? 4. Gạch chân và chú thích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) : Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. 5. Câu văn cuối có dùng cách nói gì ? Cách nói đó gợi cho em hình dung như thế nào ? PHẦN II Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu. (Theo Tiếng Việt 4) Hãy tả lại vẻ đẹp của cây phượng mùa hoa nở bằng một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng). ĐỀ 8 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bầu trời rộng thênh thang Là căn nhà của gió Chân trời như cửa ngỏ Thả sức gió đi về Nghe tiếng lá rầm rì Ấy là khi gió hát Mặt biển sóng lao xao Là gió đang dạo nhạc (Theo Đoàn Thị Lam Luyến, Dáng hình ngọn gió,Tiếng Việt 5) 1. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 2. Ghi lại những từ sử dụng biện pháp nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp đó. 3. Từ “chân” trong “chân trời” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 4. Ghi lại các từ láy có trong đoạn thơ trên. PHẦN II Cho đoạn văn: (1) Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. (2) Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. (3) Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. (4) Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.”. (Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực,Tiếng Việt 5) 1. Chỉ ra bộ phận Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ trong câu (3). 2. Chỉ ra phép liên kết được dùng trong đoạn văn trên. 3. Nêu cảm nghĩ của em về câu Nguyễn Trung Trực trả lời viên thống đốc Nam Kì. MÔN TIẾNG VIỆT 6
  3. PHẦN III Viết bài văn ngắn (khoảng 20 câu) tả một cô giáo mà em yêu quý dựa vào ý thơ sau: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. (Theo Phạm Tuyên, Cô và mẹ) ĐỀ 9 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy Một dải dài biên cương (Trúc Thông, Cao Bằng,Tiếng Việt 5) 1. Giải nghĩa từ “biên cương”. 2. Tại sao từ “Tổ quốc” lại viết hoa chữ cái đầu tiên? 3. Những hình ảnh thiên nhiên nào được dùng để so sánh với lòng yêu đất nước của người dân Cao Bằng? Cách sử dụng hình ảnh so sánh ấy có tác dụng như thế nào? 4. Ghi lại hai từ đồng nghĩa được dùng trong đoạn thơ. PHẦN II Cho đoạn văn: Thành: - (1) Tôi muốn đi sang nước họ. (1) Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng chí chưa đủ, phải có trí, có lực (3) Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình. (Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng, Người công dân số một,Tiếng Việt 5) 1. Cụm từ “hùng tâm tráng chí” nghĩa là gì? 2. Chỉ ra bộ phận Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ trong câu (3). 3. Nhân vật Thành trong đoạn văn trên là ai? Em có suy nghĩ gì về con đường mà nhân vật lựa chọn thể hiện qua những câu nói đó? MÔN TIẾNG VIỆT 7
  4. PHẦN III Viết bài văn ngắn (khoảng 20 câu) tả bố (hoặc mẹ) em dựa vào ý thơ sau: Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. (Theo Vũ Quần Phương, Nói với em) ĐỀ 10 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau rồi trả lời câu hỏi: Cánh cam đi lạc mẹ Gió xô vào vườn hoang Giữa bao nhiêu gai góc Lũ ve sầu kêu ran. Chiều nhạt nắng trắng sương Trời rộng xanh như bể Tiếng cánh cam gọi mẹ Khản đặc trên lối mòn Bọ dừa dừng nấu cơm Cào cào ngưng giã gạo Xén tóc thôi cắt áo Đều bảo nhau đi tìm Khu vườn hoang lặng im Bỗng râm ran khắp lối Có điều ai cũng nói: -Cánh cam về nhà tôi. (Ngân Vịnh, Cánh cam lạc mẹ,Tiếng Việt 5) 1. Gạch chân từ không cùng nhóm trong những từ sau đây: “cánh cam”, “gai góc”, “cào cào”, “râmran”. 2. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Chiều nhạt nắng trắng sương”. 3. Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì là chính? Chỉ ra những từ ngữ sử dụng biện pháp đó và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp đó. PHẦN II Cho đoạn văn: (1) Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. (2) Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. MÔN TIẾNG VIỆT 8
  5. (3) Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người. (4) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và mùa cá mực. (5) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (6) Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. (Theo Thi Sảnh,Tiếng Việt 5) 1. Ghi lại câu ghép và chỉ rõ thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ của mỗi vế câu. Cho biết cách nối các vế câu của câu ghép đó. 2. Đoạn văn có số lượng từ láy là: a. 3 từ láy b. 4 từ láy c. 5 từ láy 3. Qua đoạn văn, em thấy Hạ Long có những nét đẹp nào? PHẦN III Viết bài văn ngắn (khoảng 20 câu) tả một con vật mà em yêu thích. Tham khảo đoạn thơ sau: Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm mày bắt Bắt tay tao rất chặt Thế rồi mày tất bật Đưa vội tao vào nhà Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy (Trần Đăng Khoa, Sao không về Vàng ơi?) ĐỀ 11 PHẦN I Đọc những câu tục ngữ, ca dao sau rồi trả lời câu hỏi: - (1) Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy - (2) Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - (3) Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu - (4) Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng - (5) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng MÔN TIẾNG VIỆT 9