Đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 17

doc 18 trang minhtam 26/10/2022 20463
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_5_vong_17.doc

Nội dung text: Đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 17

  1. TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 17 – ĐỀ 1 Bài 1: Trâu vàng uyên bác. Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu. 1. Trẻ trồng già trồng chuối. 2. Cha mẹ dưỡng. 3. Cánh hồng bổng. 4. Được đòi tiên. 5. Được mùa đau mùa lúa. 6. Cày cuốc bẫm. 7. Con rồng cháu 8. Bĩ cực thái 9. Dục bất đạt. 10. Tay làm hàm nhai quai miệng trễ. Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi. Đất nước Bom nguyên tử Xin được trợ giúp Chất phác Cầu viện Nhà thờ Ăn lót dạ Đường cày Bom H Giáo sĩ Thật thà Chức sắc trong Bom A Bom khinh Sá cày đạo Hồi khí Xã tắc Loài cua nhỏ Con da Giáo đường Điểm tâm Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Câu hỏi 1: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là gì? A - Công khai B - Công hữu C - Công cộng D - Công dân Câu hỏi 2: Thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên? A - Sơn thủy hữu tình B - Hương đồng gió nội C - Non xanh nước biếc D - Một nắng hai sương Câu hỏi 3: Chủ ngữ trong câu "Phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng." là từ nào? A - Phía trên B - Dải đê C - Mây hồng D - Ai Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:
  2. "Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai trăng đêm" A - lấp lóa B - lấp lánh C - long lanh D - long lánh Câu hỏi 5: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật? A - Danh từ B - Động từ C - Tính từ D - Đại từ Câu hỏi 6: Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau? A - Động từ B - Đại từ C - Quan hệ từ D - Tính từ Câu hỏi 7: Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào? A - Đồng âm B - Đồng nghĩa C - Trái nghĩa D - Nhiều nghĩa Câu hỏi 8: Cho đoạn thơ: "Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im Lá rừng với gió ngân se sẽ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim." Đoạn thơ trên có những động từ nào? A - Chầm chậm, cheo leo, se sẽ B - Vào, ta, chim C - Vào, ngân, họa D - Vào, lặng im, ngân, họa Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: "Mai các cháu học hành tiến bộ Đời đẹp tươi tung bay" A - cờ đỏ B - khăn đỏ C - áo đỏ D - mũ đỏ Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ: "Sáng chớm trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."? A – thu B - lạnh C – đông D - buồn
  3. TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 17 – ĐỀ 2 Bài 1: Phép thuật mèo con Tế nhị Khăng khít Xã tắc Lúc còn sống Tân thời Mười phương Lịch sự Gắn bó Bạn bè Dìu dắt Tiến bộ Bằng hữu Thập phương Hợp tác Phát triển Sinh thời Nhà nước Kèm cặp Cộng tác Kiểu mới Bài 2: Chọn đáp án đúng Câu hỏi 1: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu:”Dĩ hòa vi .” A – quý B – lộc C – hữu D – cộng Câu hỏi 2: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Nắng đã chiếu sáng cửa biển.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.103) A – lóa B – rực C – lòa D - choang Câu hỏi 3: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Giấy phải giữ lấy lể.” A – trắng B – đẹp C – tốt D – rách Câu hỏi 4: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Hàng khuy như hàng quân trong đội duyệt binh.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.63) A – thẳng tắp B – ngày tháng C – thẳng tuột D – thẳng thắn Câu hỏi 5: Chọn cặp từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “ trồng na, .trồng chuối”. A – bé – bà B – trẻ - già C – lớn – bé D – già – trẻ Câu hỏi 6: Chọn cặp từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “ chất chiu hơn .phung phí”. A – nhiều – ít B – hiếm – nhiều C – ít – nhiều D – chút – nhiều Câu hỏi 7: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Công thành . toại.” A – lợi B – đức C – danh D – lộc Câu hỏi 8: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng đã qua bầu trời Hà Nội, cây sâu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.98)
  4. A – tràn ngập B – vắt ngang C – nhuộm kín D – kéo quân Câu hỏi 9: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Dục tốc bất ” A – được B – động C – thành D – đạt Câu hỏi 10: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Áo khéo vá hơn lành vụng may.” A – tơi B – rách C – rét D – đẹp Bài 3: Chọn đáp án đúng Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa chuyển? A – cánh tay B – tay nghề C – khuỷu tay D – đau tay Câu hỏi 2: Câu: “Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên có cây héo rũ.” có sử dụng quan hệ từ nào? A – vì, lại B – lại, lâu C – lâu, nên D – vì, nên Câu hỏi 3: Trong các từ sau, từ nào trái nghĩa với từ “dữ dội”? A – mạnh mẽ B – mãnh liệt C – ác liện D – dịu êm Câu hỏi 4: Trong các bài đọc sau, bài đọc nào không thuộc chủ đề “Nam và nữ”? A – con gái B – nghĩa thầy trò C – một vụ đắm tàu D – lớp trưởng lớp tôi Câu hỏi 5: Cụm từ “phía trên bờ đê” trong câu “Phía trên bờ đê, bọn trẻ chăn trâu thả diều, thổi sáo.” là trạng ngữ chỉ gì? A – thời gian B – phương tiện C – nguyên nhân D – nơi chốn Câu hỏi 6: Câu: “Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng chói chang” có sử dụng cặp từ hô ứng nào? A – lên, chói B – càng, chói C – càng, càng D – cao, chói chang Câu hỏi 7: Sự vật nào được nhân hóa trong câu: Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sáng đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang màu vàng chanh.”? A - Phượng B – vông, gạo C – bằng lăng, muồng D – phượng, muồng Câu hỏi 8: Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa gốc? A – mũi đất B – mũi dao C – mũi kéo D – mũi tẹt Câu hỏi 9: hai câu: “Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím.” liên kết với nhau bằng cách nào? A – thay thế từ ngữ B – bằng dấu phẩy C – từ ngữ mới D – lặp từ ngữ Câu hỏi 10: Hình ảnh “hồ nước” trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” được so sánh với hình ảnh nào? A – trái đất B – bầu trời C – giếng không đáy D – bên kia trái đất
  5. TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 17 – ĐỀ 3 Bài 1: Phép thuật mèo con Độc hành Thật thà Một mình Than thở Lưu loát Thi gia Sầm uất Tân thời Nhà thơ Ân xá Chất phác Trơn tru Phàn nàn Kiểu mới Thảo luận Minh nguyệt Tha bổng Trao đổi Trăng sáng Nhộn nhịp Bài 2: Chọn đáp án thích hợp Câu hỏi 1: Câu ca dao sau có cặp quan hệ từ nào? “Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.” A – bác mẹ - tôi B – tôi nghèo – thái khoai C – bởi – nên D – bởi chưng – cho nên Câu hỏi 2: Từ loại nào được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật? A – tính từ B – động từ C – danh từ D – đại từ Câu hỏi 3: Bộ phần nào là trạng ngữ trong câu: “Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.”? A – tre B – đời đời, kiếp kiếp C – ăn ở với người D – cả ba đáp án Câu hỏi 4: Bộ phận “Trên cánh đồng” trong câu: “Trên cánh đồng, đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ.” đóng vai trò gì? A – chủ ngữ B – vị ngữ C – trạng ngữ D – cả ba đáp án Câu hỏi 5: Từ nào khác với các từ còn lại? A – tin cậy B – tin tưởng C – tin cẩn D – tin tức Câu hỏi 6: Thành ngữ, tục ngữ nào cùng nghĩa với câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề.”? A – ác giả ác báo B – nhà dột từ nóc C – đói cho sạch, rách cho thơm D – dĩ hòa vi quý Câu hỏi 7: Từ nào khác với các từ còn lại? A – gian dối B – gian lận C – gian nan D – gian trá Câu hỏi 8: Sự vật nào được nhân hóa trong câu: “Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.”? A – hoa phượng B – gạo C – vông D – bằng lăng.
  6. Câu hỏi 9: Từ nào mang nghĩa chuyển? A – cánh tay B – tay chân C – tay nghề D – ngón tay Câu hỏi 10: Từ nào không phải là từ láy? A – nâng niu B – gọn gàng C – loáng thoáng D – tơ tằm Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: “Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ” là một trong những tác dụng của dấu . Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: Các thành ngữ: “Non xanh nước biếc; Sơn thủy hữu tình” nói về vẻ đẹp của nhiên.” Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống: “Mũi tẹt, mũi to” là những từ mang nghĩa . Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống: “khóc – cười, lên – xuống, trong – đục” là những cặp từ nghĩa Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: Năm nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe (Nguyễn Khuyến) Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: “Phong .là kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người.” Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: Nước . leo lẻo các đớp cá Trời năng chang chang người trói người. (Cao Bá Quát) Câu hỏi 8: Điền vào chỗ trống: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng .như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mua (Nguyễn Du) Câu hỏi 9: “Không dấu chờ cá đớp mồi Có huyền nhộn nhịp xa người qua lại.” Chữ không có dấu huyền là chữ gì? Trả lời: Chữ Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống: “Hẹp nhà bụng.”
  7. ĐỀ SỐ 4 Bài 1 – Phép thuật mèo con Nhẹ nhàng Bất khuất Dữ dội Đảm đang Cương quyết Nặng nhọc Mập mạp Trường tồn Dẫn đầu Kiên định Thanh thoát Chịu khó Ác liệt Cửa biển Vĩnh cửu Vất vả Quật cường Hải khẩu Tiên phong Đẫy đà Bài 2: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG Câu hỏi 1: Từ nào có nghĩa là cách giải quyết đặc biệt hiệu nghiệm mà ít người biết? a/ bí ẩn b/ bí bách c/ bí hiểm d/ bí quyết Câu hỏi 2: Bộ phận nào là trạng ngữ trong câu: “Đêm, tôi không thể chợp mắt dù chỉ một phút.”? a/ Đêm b/ một phút c/ không thể d/ chợp mắt Câu hỏi 3: Sự vật nào được nhân hóa trong câu: “Dai mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh.” (Đoàn Văn Cừ) a/ dải mây trắng b/ đỉnh núi c/ sương hồng lam d/ sương Câu hỏi 4: Từ “bởi vì” trong câu sau biểu thị quan hệ gì? “Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.” (Ca dao) a/ điều kiện-kết quả b/ nguyên nhân-kết quả c/ tương phản d/ tăng tiếng Câu hỏi 5: Bộ phần nào là chủ ngữ trong câu: “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.” (Tục ngữ) a/ tốt đẹp phô ra b/ tốt đẹp c/ xấu xa d/ tốt đẹp, xấu xa Câu hỏi 6: Thành ngữ, tục nghữ nào cùng nghĩa với câu: “Gừng cay muối mặn.”? a/ sinh cơ lập nghiệp c/ tình sâu nghĩa nặng b/ chưng lưng đấu cật d/ tre già măng mọc Chọn c
  8. Câu hỏi 7: Chọn cặp từ phù hợp điền vào chỗ trống: “Tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp.” a/ vừa-đã b/ vừa-vừa c/ do-nên d/mặc dù-nhưng Câu hỏi 8: Từ nào khác với các từ còn lại: a/ tác nghiệp b/ tác hợp c/ tác giả d/ tác chiến Câu hỏi 9: Từ “ăn” trong câu nào dùng với nghĩa gốc? a/ Làm công ăn lương. b/ Xe ăn xăng. c/ Quả cam ăn rất ngọt. d/ Cô ấy rất ăn ảnh. Câu hỏi 10: Từ “kết luận” trong câu: “Những kết luậ của ông ấy rất đáng tin cậy.” thuộc từ loại nào? a/ đại từ b/ danh từ c/ tính từ d/ động từ Bài 3: Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: “Cảm ơn các bạn dấu câu Không là chữ cái nhưng đâu bé người Dấu trọn vẹn câu mà Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai.” (Những dấu câu ơi – Lê Thống Nhất) Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: “Một kho vàng chẳng bằng một .chữ.” (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam – Giáo sư Nguyễn Lân) Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống: “Ai ơi ăn ở cho lành Tu nhân tích để dành về sau.” (Ca dao) Câu hỏi 4: Điền từ trái nghĩa với “non” vào chỗ trống: “Nắng non mầm mục mất thôi Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn Nắng .hạt gạo thêm ngon Bưng lưng cơm trắng, nắng còn thơm tho.” (Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy) Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: “Mềm nắn buông.” Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: “Không chịu khuất phục trước kẻ thù được gọi khuất.” (tr.129 – SGK Tiếng Việt 5 – tập 2) Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: Câu tục ngữ: “Người ta là hoa đất” ca ngợi và khẳng định giá trị của con trong vũ trụ.”
  9. Câu hỏi 8: Giải câu đố: Thân em do đất mà thành Không huyền một cặp rành rành thiếu chi Khi mà bỏ cái nón đi Sắc vào thì bụng có gì nữa đâu. Từ không có dấu huyền là từ gì? Trả lời: từ . Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Ăn ở như bát .đầy.” nghĩa là đối xử với nhau trọn tình nghĩa. Câu hỏi 10: Giải câu đố: “Thân tôi dùng bắc ngang sông Không huyền công việc ngư ông sớm chiều Nặng vào em mẹ thân yêu Thêm hỏi với “thả” phần nhiều đi đôi. Từ có dấu hỏi là từ gì? Trả lời: từ .
  10. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Bài 1: Trâu vàng uyên bác. Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu. 1. Trẻ trồng .na già trồng chuối. 2. Cha sinh mẹ dưỡng. 3. Cánh hồng bay bổng. 4. Được voi đòi tiên. 5. Được mùa cau đau mùa lúa. 6. Cày sâu cuốc bẫm. 7. Con rồng cháu tiên 8. Bĩ cực thái lai 9. Dục tốc bất đạt. 10. Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ. Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi. Đất nước = Xã tắc Chất phác = Thật thà Nhà thờ = Giáo đường Đường cày = Sá cày Bom nguyên tử = Bom A Bom H = Bom khinh khí Xin được trợ giúp = Cầu viện Chức sắc trong đạo Hồi = Giáo sĩ Loài cua nhỏ = Con da Ăn lót dạ = Điểm tâm Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Câu hỏi 1: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là gì? A - Công khai B - Công hữu C - Công cộng D - Công dân Câu hỏi 2: Thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên? A - Sơn thủy hữu tình B - Hương đồng gió nội C - Non xanh nước biếc D - Một nắng hai sương Câu hỏi 3: Chủ ngữ trong câu "Phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng." là từ nào? A - Phía trên B - Dải đê C - Mây hồng D - Ai Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: "Cần câu uốn cong lưỡi sóng
  11. Thuyền ai trăng đêm" A - lấp lóa B - lấp lánh C - long lanh D - long lánh Câu hỏi 5: Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật? A - Danh từ B - Động từ C - Tính từ D - Đại từ Câu hỏi 6: Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau? A - Động từ B - Đại từ C - Quan hệ từ D - Tính từ Câu hỏi 7: Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào? A - Đồng âm B - Đồng nghĩa C - Trái nghĩa D - Nhiều nghĩa Câu hỏi 8: Cho đoạn thơ: "Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im Lá rừng với gió ngân se sẽ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim." Đoạn thơ trên có những động từ nào? A - Chầm chậm, cheo leo, se sẽ B - Vào, ta, chim C - Vào, ngân, họa D - Vào, lặng im, ngân, họa Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: "Mai các cháu học hành tiến bộ Đời đẹp tươi tung bay" A - cờ đỏ B - khăn đỏ C - áo đỏ D - mũ đỏ Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ: "Sáng chớm trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."? A – thu B - lạnh C – đông D - buồn
  12. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Bài 1: Phép thuật mèo con Tế nhị = Lịch sự Khăng khít = Gắn bó Xã tắc = Nhà nước Lúc còn sống = Sinh thời Thập phương = Mười phương Tân thời = Kiểu mới Bằng hữu = Bạn bè Hợp tác = Cộng tác Kèm cặp = Dìu dắt Tiến bộ = Phát triển Bài 2: Chọn đáp án đúng Câu hỏi 1: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu:”Dĩ hòa vi .” A – quý B – lộc C – hữu D – cộng Câu hỏi 2: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Nắng đã chiếu sáng cửa biển.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.103) A – lóa B – rực C – lòa D - choang Câu hỏi 3: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Giấy phải giữ lấy lể.” A – trắng B – đẹp C – tốt D – rách Câu hỏi 4: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Hàng khuy như hàng quân trong đội duyệt binh.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.63) A – thẳng tắp B – ngày tháng C – thẳng tuột D – thẳng thắn Câu hỏi 5: Chọn cặp từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “ trồng na, .trồng chuối”. A – bé – bà B – trẻ - già C – lớn – bé D – già – trẻ Câu hỏi 6: Chọn cặp từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “ chất chiu hơn .phung phí”. A – nhiều – ít B – hiếm – nhiều C – ít – nhiều D – chút – nhiều Câu hỏi 7: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Công thành . toại.” A – lợi B – đức C – danh D – lộc Câu hỏi 8: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng đã qua bầu trời Hà Nội, cây sâu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.98) A – tràn ngập B – vắt ngang C – nhuộm kín D – kéo quân
  13. Câu hỏi 9: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Dục tốc bất ” A – được B – động C – thành D – đạt Câu hỏi 10: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu: “Áo khéo vá hơn lành vụng may.” A – tơi B – rách C – rét D – đẹp Bài 3: Chọn đáp án đúng Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa chuyển? A – cánh tay B – tay nghề C – khuỷu tay D – đau tay Câu hỏi 2: Câu: “Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên có cây héo rũ.” có sử dụng quan hệ từ nào? A – vì, lại B – lại, lâu C – lâu, nên D – vì, nên Câu hỏi 3: Trong các từ sau, từ nào trái nghĩa với từ “dữ dội”? A – mạnh mẽ B – mãnh liệt C – ác liện D – dịu êm Câu hỏi 4: Trong các bài đọc sau, bài đọc nào không thuộc chủ đề “Nam và nữ”? A – con gái B – nghĩa thầy trò C – một vụ đắm tàu D – lớp trưởng lớp tôi Câu hỏi 5: Cụm từ “phía trên bờ đê” trong câu “Phía trên bờ đê, bọn trẻ chăn trâu thả diều, thổi sáo.” là trạng ngữ chỉ gì? A – thời gian B – phương tiện C – nguyên nhân D – nơi chốn Câu hỏi 6: Câu: “Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng chói chang” có sử dụng cặp từ hô ứng nào? A – lên, chói B – càng, chói C – càng, càng D – cao, chói chang Câu hỏi 7: Sự vật nào được nhân hóa trong câu: Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sáng đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang màu vàng chanh.”? A - Phượng B – vông, gạo C – bằng lăng, muồng D – phượng, muồng Câu hỏi 8: Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa gốc? A – mũi đất B – mũi dao C – mũi kéo D – mũi tẹt Câu hỏi 9: hai câu: “Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím.” liên kết với nhau bằng cách nào? A – thay thế từ ngữ B – bằng dấu phẩy C – từ ngữ mới D – lặp từ ngữ Câu hỏi 10: Hình ảnh “hồ nước” trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” được so sánh với hình ảnh nào? A – trái đất B – bầu trời C – giếng không đáy D – bên kia trái đất ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
  14. Bài 1: Phép thuật mèo con Độc hành = Một mình Thật thà = Chất phác Sầm uất = Nhộn nhịp Than thở = Phàn nàn Thi gia = Nhà thơ Tân thời = Kiểu mới Trao đổi = Thảo luận Minh nguyệt = Trăng sáng Trơn tru = Lưu loát Tha bổng = Ân xá Bài 2: Chọn đáp án thích hợp Câu hỏi 1: Câu ca dao sau có cặp quan hệ từ nào? “Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.” A – bác mẹ - tôi B – tôi nghèo – thái khoai C – bởi – nên D – bởi chưng – cho nên Câu hỏi 2: Từ loại nào được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật? A – tính từ B – động từ C – danh từ D – đại từ Câu hỏi 3: Bộ phần nào là trạng ngữ trong câu: “Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.”? A – tre B – đời đời, kiếp kiếp C – ăn ở với người D – cả ba đáp án Câu hỏi 4: Bộ phận “Trên cánh đồng” trong câu: “Trên cánh đồng, đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ.” đóng vai trò gì? A – chủ ngữ B – vị ngữ C – trạng ngữ D – cả ba đáp án Câu hỏi 5: Từ nào khác với các từ còn lại? A – tin cậy B – tin tưởng C – tin cẩn D – tin tức Câu hỏi 6: Thành ngữ, tục ngữ nào cùng nghĩa với câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề.”? A – ác giả ác báo B – nhà dột từ nóc C – đói cho sạch, rách cho thơm D – dĩ hòa vi quý Câu hỏi 7: Từ nào khác với các từ còn lại? A – gian dối B – gian lận C – gian nan D – gian trá Câu hỏi 8: Sự vật nào được nhân hóa trong câu: “Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.”? A – hoa phượng B – gạo C – vông D – bằng lăng. Câu hỏi 9: Từ nào mang nghĩa chuyển? A – cánh tay B – tay chân C – tay nghề D – ngón tay
  15. Câu hỏi 10: Từ nào không phải là từ láy? A – nâng niu B – gọn gàng C – loáng thoáng D – tơ tằm Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: “Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ” là một trong những tác dụng của dấu phẩy . Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: Các thành ngữ: “Non xanh nước biếc; Sơn thủy hữu tình” nói về vẻ đẹp của thiên nhiên.” Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống: “Mũi tẹt, mũi to” là những từ mang nghĩa gốc . Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống: “khóc – cười, lên – xuống, trong – đục” là những cặp từ trái nghĩa Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe (Nguyễn Khuyến) Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: “Phong cách .là kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người.” Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: Nước trong leo lẻo các đớp cá Trời năng chang chang người trói người. (Cao Bá Quát) Câu hỏi 8: Điền vào chỗ trống: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan .như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mua (Nguyễn Du) Câu hỏi 9: “Không dấu chờ cá đớp mồi Có huyền nhộn nhịp xa người qua lại.” Chữ không có dấu huyền là chữ gì? Trả lời: Chữ câu Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống: “Hẹp nhà rộng bụng.” ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Bài 1 – Phép thuật mèo con Nhẹ nhàng = Thanh thoát; Vất vả = Nặng nhọc; Trường tồn = Vĩnh cửu
  16. Chịu khó = Đảm đang; Dữ dội = Ác liệt; Dẫn đầu = Tiên phong; Mập mạp = Đẫy đà; Cương quyết = Kiên định; Bất khuất = Quật cường Hải khẩu = Cửa biển Bài 2: Câu hỏi 1: Từ nào có nghĩa là cách giải quyết đặc biệt hiệu nghiệm mà ít người biết? a/ bí ẩn b/ bí bách c/ bí hiểm d/ bí quyết ChỌn d Câu hỏi 2: Bộ phận nào là trạng ngữ trong câu: “Đêm, tôi không thể chợp mắt dù chỉ một phút.”? a/ Đêm b/ một phút c/ không thể d/ chợp mắt Chọn a Câu hỏi 3: Sự vật nào được nhân hóa trong câu: “Dai mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh.” (Đoàn Văn Cừ) a/ dải mây trắng b/ đỉnh núi c/ sương hồng lam d/ sương Chọn d Câu hỏi 4: Từ “bởi vì” trong câu sau biểu thị quan hệ gì? “Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.” (Ca dao) a/ điều kiện-kết quả b/ nguyên nhân-kết quả c/ tương phản d/ tăng tiếng Chọn b Câu hỏi 5: Bộ phần nào là chủ ngữ trong câu: “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.” (Tục ngữ) a/ tốt đẹp phô ra b/ tốt đẹp c/ xấu xa d/ tốt đẹp, xấu xa Chọn d Câu hỏi 6: Thành ngữ, tục nghữ nào cùng nghĩa với câu: “Gừng cay muối mặn.”? a/ sinh cơ lập nghiệp c/ tình sâu nghĩa nặng b/ chưng lưng đấu cật d/ tre già măng mọc Chọn c Câu hỏi 7: Chọn cặp từ phù hợp điền vào chỗ trống: “Tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp.”
  17. a/ vừa-đã b/ vừa-vừa c/ do-nên d/mặc dù-nhưng Chọn b Câu hỏi 8: Từ nào khác với các từ còn lại: a/ tác nghiệp b/ tác hợp c/ tác giả d/ tác chiến Chọn b Câu hỏi 9: Từ “ăn” trong câu nào dùng với nghĩa gốc? a/ Làm công ăn lương. b/ Xe ăn xăng. c/ Quả cam ăn rất ngọt. d/ Cô ấy rất ăn ảnh. Chọn c Câu hỏi 10: Từ “kết luận” trong câu: “Những kết luậ của ông ấy rất đáng tin cậy.” thuộc từ loại nào? a/ đại từ b/ danh từ c/ tính từ d/ động từ Chọn b Bài 3: Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: “Cảm ơn các bạn dấu câu Không là chữ cái nhưng đâu bé người Dấu trọn vẹn câu mà Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai.” (Những dấu câu ơi – Lê Thống Nhất) Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: “Một kho vàng chẳng bằng một .chữ.” (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam – Giáo sư Nguyễn Lân) Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống: “Ai ơi ăn ở cho lành Tu nhân tích để dành về sau.” (Ca dao) Đức Câu hỏi 4: Điền từ trái nghĩa với “non” vào chỗ trống: “Nắng non mầm mục mất thôi Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn Nắng .hạt gạo thêm ngon Bưng lưng cơm trắng, nắng còn thơm tho.” (Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy) Già Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: “Mềm nắn buông.”
  18. Rắn Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: “Không chịu khuất phục trước kẻ thù được gọi khuất.” (tr.129 – SGK Tiếng Việt 5 – tập 2) Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: Câu tục ngữ: “Người ta là hoa đất” ca ngợi và khẳng định giá trị của con trong vũ trụ.” Người Câu hỏi 8: Giải câu đố: Thân em do đất mà thành Không huyền một cặp rành rành thiếu chi Khi mà bỏ cái nón đi Sắc vào thì bụng có gì nữa đâu. Từ không có dấu huyền là từ gì? Trả lời: từ . Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Ăn ở như bát .đầy.” nghĩa là đối xử với nhau trọn tình nghĩa. Nước Câu hỏi 10: Giải câu đố: “Thân tôi dùng bắc ngang sông Không huyền công việc ngư ông sớm chiều Nặng vào em mẹ thân yêu Thêm hỏi với “thả” phần nhiều đi đôi. Từ có dấu hỏi là từ gì? Trả lời: từ . Cẩu