10 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5

pdf 28 trang minhtam 27/10/2022 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf10_de_on_tap_giua_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5.pdf

Nội dung text: 10 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 5 ) Hai cái quạt Thằng Quạt Cọ làm gì có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay ngườ khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị xỉa xói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bứt ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương. Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bứt đến phát rồ lên được. Chiêu tối, ông chủ về nhà, mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến cái ở diện. Quạt Cơ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích. Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo quạt xuống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ xích lại gần bố, cứ luôn miệng: - Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá! Hôm nay không có cái Quạt Cọ này khéo bố con mình chết mất. Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dậy đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết “nghi ngoe”. Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ông chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ? A. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ ham chơi. B. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng. C. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác. D. Cho rằng Quạt Cọ là đò cơ hội, vô tích sự. Câu 2: Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ? A. Vì Quạt Cọ để lâu ngày bị bụi bám dầy. B. Vì Quạt Điện bị dây cột chặt vào xà ngang. C. Vì Quạt Điện bị hỏng. D. Vì bị mất diện. Câu 3: Khi đã hiểu ra “ điều gì đó”, Quạt Điện định làm gì ? A. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trongtay ông chủ đingj vứt đi. B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. C. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ. D. Cho Quạt Cọ một bài học nhớ đời. Câu 4: Trong câu: “Bác Quạt Cọ không phải là người cố chấp dâu”, em hiểu “ người cố chấp” là người như thế nào? A. Là người không chịu bỏ qua lỗi lầm của người khác. B. Là người khôg thích quan tâm dến người khác. C. Là người luôn thích đẻ ý đến người khác. D. Là người luôn nhường nhịn người khác. Câu 5: Câu chuyện muốn nói đến em điều gì? 9
  2. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT Câu 6: Nếu em là Quạt Điện, em sẽ nói gì để xin lỗi Quạt Cọ? Câu 7: Câu “ Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số.” liên kết với nhau bằng cách: A.Lặp từ ngữ. Đó là từ B. Dùngtừ ngữ thay thế. Đó là từ C. Dùng từ ngữ nổi. Đó là từ D. Dùng từ ngữ thay thế và lặp từ ngữ. Đó là các từ Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với từ “vô dụng” trong câu: “Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi.” Từ trái nghĩa là Câu 9: Đặt câu có cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về tác dụng của đồ vật trong nhà. Câu 10: Em hãy tìm và viết lại 1 câu ghép có trong bài học. 10
  3. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 6 ) CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã. C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non. Câu 3: Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? A. Nhạc sĩ tài ba. B. Nhạc sĩ giang hồ. C. Ca sĩ tài ba. D. Ca sĩ giang hồ. Câu 4: Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình. B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. Câu 5: Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi? Câu 6: Nội dung chính của bài văn trên là gì? Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch? A. im lặng B. thanh vắng C. âm thầm D. lạnh lẽo Câu 8: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm. B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt. C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp. 11
  4. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp. Câu 9: Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ . B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. C. Liên kết bằng từ ngữ nối. D. Liên kết bằng cách lặp và thay thế từ ngữ. Câu 10: Xcas định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:: Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. 12
  5. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 7 ) Mưa cuối mùa Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt.Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặ làm theo yêu cầu của đề bài Câu 1: Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? (0,5đ) A. Những ánh chớp chói lòa. B. Tiếng mưa xối xả, tiếng sấm ì ầm. C. Tiếng động ầm ầm, tiếng mưa ào ào, tiếng sấm ì ầm. D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng: (0,5đ) Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh , tự nhiên có một chiếc lá đến nao lòng. Câu 3. Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh? (0,5đ) A. Vui sướng. B. Thương xót. C. Nao lòng. D. Lo lắng Câu 4: Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì? (0,5đ) A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên đỉnh ngọn cây bồ đề. C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một giấc ngủ ngon. D. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Câu 5:Điều gì khiến Bé nhận ra cơn mưa đêm ấy là cơn mưa cuối cùng? (1đ) 13
  6. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT Câu 6: Điều gì khiến Bé ân hận? (1đ) Câu 7: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc: (0,5đ) A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên. B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. C. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc. D. Cảm giác vui mừng khi làm được một việc có ý nghĩa. Câu 8: Thay từ ngữ được gạch chân trong câu sau bằng đại từ để tránh lặp từ trong câu. (0,5đ) Chú chó sung sướng vẫy đuôi nhìn hình ảnh chính chú chó được phản chiếu trong gương. Chú chó sung sướng vẫy đuôi nhìn hình ảnh chính được phản chiếu trong gương. Câu 9:Viết 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti . (1đ) 2 từ đồng nghĩa : 2 từ trái nghĩa : Câu 10:Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến, gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ) 14
  7. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 8 ) LÍ TỰ TRỌNG Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói: - Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi . (Theo Báo Thiếu niên Tiền phong) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Câu 1: Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lí Tự Trọng được t chức giao nhiệm vụ gì? (0,5đ) A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. B. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu. C. Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng. D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển. Câu 2: Vì sao những người coi ngục gọi anh là Ông Nhỏ ? (0,5đ) A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man. B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ. C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám. D. Vì mọi người rất khâm phục anh. Câu 3: Chi tiết nào sau đây thể hiện Lí Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? (0,5đ) A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi. D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Câu 4: Câu nói của anh: Tôi chưa đến tu i thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam ch có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam? (0,5đ) A. Cần cù B. êu nước C. Nhân ái 15
  8. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT D. Đoàn kết. Câu 5: Khi luật sư bào chữa cho anh nói rằng anh chưa đến tu i thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ, anh đã trả lời như thế nào? (1đ) Câu 6: Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn. (1đ) . Câu 7: Em hãy tìm và ghi lại 1 hành động bảo vệ môi trường, 1 hành động phá hoại môi trường (0,5đ) Hành động bảo vệ môi trường: Hành động phá hoại môi trường: Câu 8: Tìm quan hệ từ có trong câu sau và cho biết quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì? (0,5đ) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu. Quan hệ từ : , biểu thị quan hệ : Câu 9: Trong câu sau có mấy đại từ xưng hô? (0,5đ) Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?" A. 1 đại từ. Đó là: B. 2 đại từ. Đó là: C. 3 đại từ. Đó là: D. 4 đại từ. Đó là: Câu 10:Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả, gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ) 16
  9. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 9) CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích : “Em vẽ cô tiên gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Khoanh vào trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt? A. Đôi chân bị tật, không đi được . B. Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải. C. Gia đình khó khăn, không được đi học. D. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. Câu 2: Nhẹ nhàng là từ ngữ tả: A. Bước đi của cô giáo B. Giọng nói của cô giáo C. Tà áo dài của cô giáo D. Tính tình của cô giáo. Câu 3: Bài văn thuộc chủ đề nào em đã học? A. Con người với thiên nhiên. B. Con người với xã hội. C. Vì hạnh phúc con người. D. Hãy giúp đỡ mọi người. Câu 4: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 3 động từ? A. bàn chân, tự hào, vẽ B. đọc, viết, thăm C. bò, di chuyển, hớn hở D. chữa, dạy, nhẹ nhàng Câu 5: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết ? Câu 6: Trong bài Cô giáo và hai bạn nhỏ , em học tập ở bạn Nết điều gì? Câu 7: Tìm đại từ trong các câu sau: Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày được tha hồ rong chơi. Đại từ là: . 17
  10. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT Câu 8: Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: a) .trời mưa to nước sông dâng cao. b) cái áo ấy không đẹp nhưng tôi rất thích nó. Câu 9: Viết một câu văn có dùng quan hệ từ ở đoạn 1 và gạch chân quan hệ từ đó. Câu 10: Hãy chuyển câu sau đây thành câu có dùng cặp quan hệ từ và gạch chân quan hệ từ đó: Em cố gắng, em sẽ đạt nhiều thành tích trong học tập. 18
  11. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT BÀN TAY THÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cuối xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây !”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẽ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt ; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tay ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y á trực đêm qua cũng trở lại, Cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị ? Cô y tá sửng sốt : - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi.-Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.-Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao ông không nói cho tôi biết trước khi tôi đưa anh đến gặp cụ ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép ; Có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông ta đã yếu đến nổi không thể nhận ra tôi là con trai ông. Tôi nghĩ ông ta rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau : 1. Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão bị bệnh rất nặng ? A. Con trai ông. B. Một anh lính trẻ. C. Một chàng trai là bạn cô. 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì ? A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện. 3. Điều gì khiến cô y tá ngạc nhiên ? A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi suuốt đêm. B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình. C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. 4. Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông ? A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. B. Anh nghĩ ông đang rất cần ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. D. Anh muốn thực tập để làm nghề y. 5. Câu chuyện trong bài văn trên muốn nói với em điều gì ? A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người. . B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật già yếu. C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. 6. Dòng nào dưới đây có từ in đậm là từ đồng âm ? A. êu và thương, rất thương, thương và nhớ. B. Thương người, thương số, mũi thương ngọn giáo. C. Thương con, người thương, đáng thương. 7. Những từ nào trong câu Ông cụ rất mong gặp con trai mà anh ấy không có mặt ở đây. Là danh từ ? A. Ông cụ, con trai. B. Ông cụ, con trai, anh. C. Ông cụ, con trai, anh, mặt. 19
  12. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT 8.Những từ nào trong câu Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. là động từ ? A. Nghĩ, cần ở, ở. B. Nghĩ, cần ở, quyết định, ở. C. Nghĩ, cần,có, ở, quyết định, ở. 9. Những từ nào trong câu Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. là tính từ ? A. Gần, đầy, già. B. Gần, đầy, già, nặng. C. Gần, đầy, mệt mỏi, già, nặng. 10. Chủ ngữ trong câu Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Là những từ nào ? A. Chàng trai ngồi xuống. B. Chàng trai ngồi xuống bênh cạnh. C. Chàng trai. D. Chàng. 20
  13. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐÁP ÁN ĐỀ 1: Lời khuyên của bố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C C C B Câu 2: vũ khí - chiến trường - thù địch Câu 5: nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Câu 6: Chăm chỉ học tập để trở thành người có ích Câu 9: với, và Câu 10: Vì nên, do nên, ĐỀ 2: Biển đẹp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B D C A D 1-3; 1-2; 3-3 Nếu-thì Câu 5: Bài văn giúp người đọc cảm nhận được bức tranh tuyệt đẹp về biển cả với nhiều vẻ đẹp kì diệu. Câu 5: tí xíu, bé tí, tí hon, nhỏ xíu, ĐỀ 3: Hai mẹ con 1 2 7 8 9 10 A A Đỡ đần, phụ giúp, Câu 1: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Câu 3: S Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. S Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đ Thương người như thể thương thân. S Thương nhau củ ấu cũng tròn. Câu 4: Vì Phương đã trót nghĩ sai và giận mẹ. Câu 5: Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. Câu 6: Hs tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ. Câu 7: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 8: Nối câu ghép ở cột A với ý tương ứng ở cột B A B Mặc dù đêm đã Nguyên nhân kết quả 21
  14. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT khuya nhưng Lan vẫn cặm cụi bên bàn học. Chẳng những mưa Điều kiện (Giả thiết) .kết to mà gió còn rất mạnh. quả Hễ Tuấn phát biểu Tương phản thì cả lớp trầm trồ thán phục. Tăng tiến ĐỀ 4: Chuyện bán hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C D C B GỐC B A Câu 5: Thông minh và rất khéo léo trong việc bán hàng. (phù hợp với bài đọc là được) Câu 6: Khéo léo, thân thiện Câu 9: Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Chỉ cần một chút khéo bà chủ đã bán ớt nhanh hơn léo ĐỀ 5: Hai cái quạt 1 2 3 4 7 8 9 10 D D B A A ông chủ Câu 5: Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau. Chớ nên coi thường những vật dụng đơn giản, rẻ tiền. Câu 6: Mình xin lỗi Quạt Cọ. Mình đã hiểu công dụng và ích lợi của bạn. Câu 8: có ích, hữu ích, hữu dụng, Câu 10: Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. ĐỀ 6: Chim họa mi hót 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D D B D B B B Câu 5: Họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Câu 6: Miêu tả giọng hót tuyệt vời của chim họa mi. Câu 10: VN là: lại hót vang lừng chào nắng sớm. ĐỀ 7: Mưa cuối mùa 1 2 3 4 7 8 (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) C bình thường- vàng rực C A B nó Câu 5:Điều gì khiến Bé nhận ra cơn mưa đêm ấy là cơn mưa cuối cùng? (1đ) 22
  15. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Câu 6: Điều gì khiến Bé ân hận? (1đ) Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mà bé không biết để chào từ biệt cơn mưa cuối mùa. Câu 9:Viết 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti . (1đ) 2 từ đồng nghĩa : tí xíu, nhỏ xíu, bé xíu 2 từ trái nghĩa : to lớn, khổng lồ, to, lớn Câu 10:Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến, gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ). HS đặt câu đúng ngữ pháp, đúng cặp quan hệ từ: 0.5đ Gạch chân cặp QHT đúng: 0.5đ ĐỀ 8: Lý Tự Trọng 1 2 3 4 9 (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (1đ) B D C B B. Tớ, cậu Câu 5: Khi luật sư bào chữa cho anh nói rằng anh chưa đến tu i thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ, anh đã trả lời như thế nào? (1đ) Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Câu 6: Em hãy nêu ý nghĩa của bài . (1đ) Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Câu 7: Em hãy tìm và ghi lại 1 hành động bảo vệ môi trường, 1 hành động phá hoại môi trường (0,5đ) Mỗi ý đúng 0.25đ Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, phủ xanh đồi trọc; bỏ rác đúng nơi quy định; không xả rác bừa bãi Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh bắt cá bằng mìn, vứt rác bừa bãi Câu 8: Tìm quan hệ từ có trong câu sau và cho biết quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì? (0,5đ) Quan hệ từ : nhưng, biểu thị quan hệ : tương phản Câu 10:Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả, gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ) ĐỀ 9: Cô giáo và hai em nhỏ 1 2 3 4 7 8 10 (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (1đ) (0,5đ) D A C B Anh a.Nếu thì Nếu ấy b.Tuy nhưng thì Câu 5: Cô giáo đã giúp Nết là( 1đ) Cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học. Và năm học sau cô đã xin cho Nết được đặt cách học lớp 2 luôn Câu 6: Trong bài Cô giáo và hai bạn nhỏ , em học tập ở bạn Nết điều là(1đ) Bạn Nết rất cần cù, chăm ch học tập và vượt khó mặc dù đôi chân bị bại liệt. Câu 9: Viết một câu văn có dùng quan hệ từ ở đoạn 1 và gạch chân quan hệ( 1đ) 23
  16. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT 24
  17. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bên sông bừng lên đẹp kỳ lạ. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rẽ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã có thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông . Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rẽ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn. Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. 1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu? A/ Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc mốc meo; Thương và các bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa. B/ Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. C/ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe lên được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. D/Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy 2. Dấu hiệu nào giúp thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi? A/ Cây gạo nở thêm một mùa hoa. B/ Cây gạo xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời. C/ Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn. D/ Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. 3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê? A/ Vì sông cạn nước, thuyền bè không có. B/ Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới. C/ Vì có kẻ đào cát dưới gốc cây gạo, làm rẽ cây trơ ra. D/ Vì cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm. 4. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.” từ bừng thuộc từ loại gì mà em đã học? 5.Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo? 25
  18. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT . 6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì? A/ Thể hiện tinh thần đoàn kết. B/ Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. C/ Thể hiện thái độ dũng cảm. D/ Thể hiện thái độ trung thực. 7. Câu nào dưới dây là câu ghép? A/ Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. B/ Cây gạo buôn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. C/ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. D/ Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. 8. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm .”, câu in đậm liên kết câu với câu đứng trước nó bằng cách nào? A/ Dùng từ nối và lặp từ ngữ. B/ Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. C/ Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. D/ Bằng cách lặp từ ngữ. 9. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì ? . 10. Đóng vai cây gạo, em sẽ nói gì với Thương? 26
  19. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 11 ) MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. Theo Tô Hoài Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là: (0,5đ) A. mưa rào. B. mưa rào, mưa ngâu C. mưa bóng mây, mưa đá D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: Trước khi gặp cơn mưa bụi, những cây bằng lăng trông như thế nào? (0,5đ) A. Cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. B. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. C. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. D. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Câu 3: Mưa phùn khiến cho những chân mạ gieo muộn trông như thế nào? (0,5đ) A. xanh rờn trên cái trảng ruộng cao. B. nảy màu xanh lá mạ. C. Mầm cây hai bên đường nảy lộc D. trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm Câu 4: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân? (0,5đ) A. Mưa phùn đem mùa xuân đến 27
  20. 10 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Câu 5: Trong bài văn, mưa bụi được miêu tả như thế nào? (1đ) Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài văn. (1đ) Câu 7 : Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"? A. Mưa bụi. B. Mưa bóng mây. C. Mưa rào. Câu 8:Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti . Câu 9:Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển 28