Bộ đề luyện thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 11 đến đề 15

pdf 7 trang minhtam 26/10/2022 4402
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề luyện thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 11 đến đề 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_de_luyen_thi_vao_lop_6_mon_tieng_viet_de_11_den_de_15.pdf

Nội dung text: Bộ đề luyện thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 11 đến đề 15

  1. (3) Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người. (4) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và mùa cá mực. (5) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (6) Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. (Theo Thi Sảnh,Tiếng Việt 5) 1. Ghi lại câu ghép và chỉ rõ thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ của mỗi vế câu. Cho biết cách nối các vế câu của câu ghép đó. 2. Đoạn văn có số lượng từ láy là: a. 3 từ láy b. 4 từ láy c. 5 từ láy 3. Qua đoạn văn, em thấy Hạ Long có những nét đẹp nào? PHẦN III Viết bài văn ngắn (khoảng 20 câu) tả một con vật mà em yêu thích. Tham khảo đoạn thơ sau: Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm mày bắt Bắt tay tao rất chặt Thế rồi mày tất bật Đưa vội tao vào nhà Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy (Trần Đăng Khoa, Sao không về Vàng ơi?) ĐỀ 11 PHẦN I Đọc những câu tục ngữ, ca dao sau rồi trả lời câu hỏi: - (1) Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy - (2) Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - (3) Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu - (4) Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng - (5) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng MÔN TIẾNG VIỆT 9
  2. - (6) Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê (Theo Tiếng Việt 5) 1. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các câu và cho biết các từ đó thuộc loại từ gì. 2. Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các trường hợp dưới đây: a. Câu số (1) khuyên mọi người kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. b. Câu số (3) sử dụng một cặp từ trái nghĩa. c. Câu số (5) là lời khuyên khi trồng trọt. d. Từ “cười” trong câu số (6) là danh từ. 3. Nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu số (2) và câu số (4). 4. Viết lại câu số (1) thành một câu văn, yêu cầu: câu văn đó là câu ghép, có quan hệ từ nối các vế câu. PHẦN II Cho đoạn văn: Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn. Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không. Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: - Nhím ăn được lâu nhất và giỏi nhất! Sóc không chịu. Cậu ta kêu: - Tôi vẫn còn! Gõ Kiến hỏi: - Còn mà túi lại rỗng không thế này? Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn: - Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy! Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất. Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết. Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn. (Theo Phong Thu, Ai giỏi nhất?,Tiếng Việt 5) 1. Đoạn văn có mấy danh từ riêng? Ghi lại những danh từ riêng đó. 2. Tại sao tất cả đều công nhận Sóc là người giỏi nhất? 3. Chỉ ra thành phần Chủ ngữ, Vị ngữtrong câu văn in đậm. 4. Nêu tác dụng của cách lược bỏ Chủ ngữ trong câu cuối cùng: “Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.” PHẦN III Trong lớp em có hai bạn rất thân nhau. Hãy viết bài văn miêu tả hai người bạn đó. MÔN TIẾNG VIỆT 30
  3. ĐỀ 12 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh” Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát,Tiếng Việt 5) 1. Trong lời mẹ hát, những hình ảnh nào của quê hương đất nước đã hiện ra? 2. Tại sao câu thơ “Con gà cục tác là chanh” lại sử dụng dấu ngoặc kép? 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ in đậm? PHẦN II Cho đoạn văn: (1) Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. (2) Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. (3) Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái của vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. (4) Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. (5) Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. (6) Trước mắt là Ngã Ba Hạc, nơi g ặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. (Theo Đoàn Minh Tuấn, Phong cảnh đền Hùng,Tiếng Việt 5) 1. Ghi lại từ khác loại trong các từ sau đây: “xanh xanh”, “vòi vọi”, “sừng sững”, “mải miết”, “mải mê” . 2. Ghi lại những từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn và cho biết tác dụng của biện pháp đó. 3. Câu số (1) và câu số (2) được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 4. Chỉ ra thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ trong câu số (3). PHẦN III Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết: Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? MÔN TIẾNG VIỆT 31
  4. Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều? (Quê hương) Dựa vào ý thơ trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 20 câu) miêu tả vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. ĐỀ 13 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non (Quang Huy, Cửa sông,Tiếng Việt 5) 1. Từ “cửa” trong “cửa sông” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 2. Chia những từ sau thành hai loại và giải thích lí do vì sao em lại chia như vậy: “mênh mông”, “bãi bồi”, “xa xôi”, “núi non”. 3. Tìm một từ láy trái nghĩa với từ “xa xôi”. 4. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối. PHẦN II Cho đoạn văn: Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo: - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt: - Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm. Đòi người làm chứng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo: - Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa. Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Phân xử tài tình,Tiếng Việt 5) MÔN TIẾNG VIỆT 32
  5. 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn in đậm. 2. Phân biệt nghĩa của các từ ngữ sau: “mếu máo”, “rưng rưng nước mắt”, “bật khóc”. 3. Theo em, vị quan xét xử vụ án này tài tình ở điểm nào? PHẦN III Trong bài thơ Bóc lịch, nhà thơ Bế Kiến Quốc viết như sau: Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn Dựa vào ý thơ trên, hãy kể lại một giờ học lí thú để lại cho em nhiều ấn tượng bằng một bài văn ngắn (khoảng 20 câu). ĐỀ 14 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. (Đoàn Văn Cừ, Chợ tết,Tiếng Việt 4) 1. Ghi lại những tính từ chỉ màu sắc có trong đoạn thơ trên. Em có nhận xét gì về tác dụng của việc sử dụng những tính từ đó? 2. Viết lại đoạn thơ trên dưới hình thức một đoạn văn. PHẦN II Cho đoạn văn: (1) Ôi chao! (2) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (3) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. (4) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. (5) Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. (6) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. (7) Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. (8) Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. MÔN TIẾNG VIỆT 33
  6. (Nguyễn Thế Hội, Con chuồn chuồn nước,Tiếng Việt 4) 1.Câu cảm thán là những câu số 2. Ghi lại câu ghép có trong đoạn văn trên, chỉ rõ thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ trong các vế câu. 3. Câu số (4) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó. PHẦN III Viết bài văn ngắn (khoảng 20 câu) kể một chuyến du lịchthú vị cùng gia đình (hoặc các bạn). Tham khảo đoạn văn dưới đây: Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm. Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu (Theo Trần Diệu Tấn - Đỗ Thái, Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, Tiếng Việt 4) ĐỀ 15 PHẦN I Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka -lưi! (Theo Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,Tiếng Việt 4) 1. Cho biết câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra bộ phận Chủ ngữ, Vị ngữ trong câu đó. 2. Từ hình ảnh được miêu tả trong câu văn in đậm, hãy nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trong đoạn thơ. 3. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “bắp” trong đoạn thơ trên. 4. Đánh dấu X vào ô vuông đứng trước câu trả lời đúng: □ Từ “lưng” trong “lưng núi” được dùng theo nghĩa gốc. MÔN TIẾNG VIỆT 34
  7. □Từ “lưng” trong “lưng mẹ” được dùng theo nghĩa gốc. PHẦN II Cho đoạn văn: Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh, Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chi m Hồng, những đàn cá lội tung tăng, Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. (Theo Nguyễn Văn Huyên, Trống đồng Đông Sơn ,Tiếng Việt 4) 1. Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng nhiều lần từ “con người” trong đoạn văn trên. 2. Từ “nam nữ” thuộc loại từ ghép gì? 3. Từ hình ảnh “cánh cò bay lả bay la” trong đoạn văn, hãy ghi lại một bài ca dao cũng có hình ảnh con cò. 4. Qua đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. PHẦN III Trong bài giới thiệu về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, có đoạn viết: Năm 1946, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và gia o nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. (Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, Tiếng Việt 4) Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, noi theo những tấm gương như Anh hùng Trần Đại Nghĩa, em đã làm được nhiều việc tốt. Hãy v iết bài văn kể về một việc tốt mà em đã làm. PHẦN BA: ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (1 điểm): Hãy sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: lưa thưa, phố phường, đi đứng, rì rào, gập ghềnh, mặt mũi, mong muốn, móm mém. MÔN TIẾNG VIỆT 35