Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT

doc 250 trang minhtam 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_su_dung_cho_lop_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT

  1. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT “Sau 10 năm chuẩn bị đầy đủ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng đã ra đời trong một điều kiện hoàn toàn chín muồi, bước vào lãnh đạo cao trào cách mạng trong cả nuớc”. Bằng các sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy trình bày quá trình chuẩn bị và điều kiện chín muồi cho việc thành lập Đảng ta, cụ thể là nêu bật lên: a. Những hoạt động của Nguyễn Ai Quốc để truyền bá chủ nghĩa Mac –Lênin vào trong nước. b. Những phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng do Nguyễn Ai Quốc vạch ra trong thời kì này. c. Việc đào tạo, chuẩn bị một đội ngũ cán bộ cho sự thành lập Đảng. d. Những điều kệin hoàn toàn chín muồi cho việc thành lập Đảng. Thi học sinh giỏi cấp THPT – Tp. Hồ Chí Minh – 2000. Câu 3 : Nêu rõ hoàn cảnh ra đời của Hội VN CM Thanh niên và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện báo chí và tuyên truyền – 1999. Câu 4 : Những hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 ? Tư tưởng đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Nguyễn Ai Quốc được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng qua những nội dung nào? CĐ Sư phạm Thái Bình – 2000 Câu 5 : Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể trong giai đọan 1919 – 1930, anh (chị) hãy chứng minh nhận định sau đây : “ Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ này”. Thi học sinh giỏi cấp THPT – Tp Hồ Chí Minh – 1998 Câu 6 : So sánh điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng trong thời kì 1939-1945, khác với điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kì 1936 – 1939 như thế nào ? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2002 Câu 7 : Trình bày những cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Anh (Chị) có nhận xét gì về những cuộc đấu tranh đó ? ĐH Công Đoàn 2000. Câu 8 : Bằng các sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh : phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, là cuộc diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. CĐ Sư phạm Quảng Ngãi – 2001 Câu 9 : a) Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( 3-2-1930 ) đã diễn ra như thế nào ? 230
  2. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT b) Phân tích những nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. c) Hội nghị tháng 10-1930 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định những vấn đề gì ? Phân tích những nội dung cơ bản của Bản Luận cương chính trị do Hội nghị Trung ương Đảng đã thông qua . d ) Em hãy chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2004 Câu 10 : Anh (chị) hiểu như thế nào về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1941? CĐ Sư phạm Nam Định – 2000 Câu 11 : Trình bày mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta để đưa toàn dân vào việc chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám. ĐH Công Nghệ Tôn Đức Thắng – 1999 Câu 12 : Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là từ lúc quân đội phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam đã có những hoạt động gì để chứng tỏ quyết tâm giải phóng dân tộc ? ĐH Công Nghệ Tôn Đức Thắng – 1999 Câu 13 : Mặt trận Việt Minh ra đời lúc nào ? Để làm gì ? Giải thích tên gọi Việt Minh và kể tên một số hoạt động xây dựng lực lượng của Mặt trận này? ĐH Công Nghệ Tôn Đức Thắng – 1999 Câu 14 : Mặt trận Việt Minh : sự ra đời, cơ cấu tổ chức và vai trò của nó trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1941 đến 1945. CĐ Sư phạm Hà Nam – 1999 Câu 15 : Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về quá trình ra đời, phát triển và vai trò của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thi học sinh giỏi cấp THPT – Tp Hồ Chí Minh – 2001. Câu 16 : a.Hãy kể tên những Mặt trận do Đảng ta thành lập từ năm 1930 đến năm 1941. b.Trình bày hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời, quá trình phát triển và vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. c.Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị đầu của Đang hay theo tinh thần của Luận cương chính trị tháng 10/1930 về vấn đề mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc? Hãy giải thích. CĐ Sư phạm Thái Bình – 2001 Câu 17 : Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (giữa tháng 8 – 1945) đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam? ĐH An Ninh -2001 231
  3. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Câu 18 : a) Bằng những sự kiện lịch sử từ 1941 đến 1945, em hãy chứng minh vai trò Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà . b) Trình bày những nội dung cơ bản của Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà . Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2004 Câu 19 : a) Hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ( tháng 5/1941 ) ? Phân tích những tác dụng của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị đối với công cuộc xây dựng lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của nhân dân ta . b) Diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám - 1945 . Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2005 Câu 20 : Giải thích vì sao thời cơ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta không những chín muồi mà còn là cơ hội ngàn năm có một để nhân dân ta vùng lên giành độc lập ? ĐH Hồng Đức – 2001 Câu 21 : Trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử nước ta trước khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh : “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đôt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận định trên đây? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Tp Hồ Chí Minh – 1999 Câu 22: Phân tích thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945 và làm rõ vì sao nói đây là thời cơ ngàn năm có một ? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2006 Câu 23 : a.Trình bày sự ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng trong thời gian từ 1940 đến 1945. b.Từ đó, anh (chị) có nhận xét gì về vai trò của lực lượng vũ trang đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám – 1945? CĐ Sư phạm Bình Định – 2001 Câu 24: Phân tích và chứng minh sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám. CĐ Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh – 2000 Câu 25: Nêu và phân tích những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2006 Câu 26: Anh (chị) hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử VN từ 1930 đến 1945. 232
  4. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Hãy phân tích một sự kiện tiêu biểu nhất có ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử đó cũng như những giai đoạn tiếp theo Thi học sinh giỏi cấp THPT – Tp Hồ Chí Minh – 2001 Câu 27: Trình bày về vấn đề tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1945. Anh (chị) có nhận định gì về vấn đề này ? Thi học giỏi cấp THPT – Tp Hồ Chí Minh – 1999 Câu 28 : Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (1946 – 1954) diễn ra trước tiên ở các đô thị ? Diễn biến và ý nghĩa của cuộc chiến đấu trong các đô thị. ĐH Vinh – 2001 Câu 29 : Sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau ngày 6/3/1946 có gì khác nhau ? Ta đạt được những thắng lợi gì qua việc kí với Pháp Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) ? Nguyên nhân của những thắng lợi trên? CĐ Sư phạm Bắc Ninh – 2001 Câu 30 : Tại sao Đảng ta đề ra đường lối kháng chiến toàn diện? Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong chín năm kháng chiến chống Phap và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) như thế nào? ĐH Văn hóa Hà Nội – 2003 Câu 31: Hãy nêu rõ tính chất kháng chiến toàn diện qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta (1945 – 1954). CĐ Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh – 2005. Câu 32 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần hai của Đảng (2/1951), hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa. ĐH Đà Nẵng – 2004. Câu 33 : Trình bày tiến trình phát triển cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ 19/12/1946 đến trước chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954. ĐH Cảnh sát nhân dân – 2003. Câu 34 : Hãy trình bày về hai chiến dịch tiến công quan trọng nhất của quân dân ta trên chiến trường Bắc Bộ trong thời gian từ 1950 đến 1954 ở các mặt sau đây : a. Hoàn cảnh lịch sử, cần nêu rõ : Đặc điểm tình hình. Am mưu của địch. Chủ trương và kế hoạch của ta. b. Sơ lược diễn biến từng chiến dịch. c. Kết quả và ý nghĩa thắng lợi. ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh – 2000 Câu 35 : Trình bày những thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ từ sau chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 đến hết cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉch cao là chiến dịch Điên Biên Phủ. 233
  5. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT ĐH Hồng Đức – 2001 Câu 36: 1. Anh, chị hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945. Hãy phân tích một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất có ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử đó và những giai đoạn tiếp theo. (8 đ) 2.Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975: + Công tác chuẩn bị. +Điền những kí hiệu thể hiện những nét diễn biến chính của từng chiến dịch vào bản đồ +Phân tích nguyên nhân thành công , ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (6 đ) Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2000 Câu 37 : Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ? Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định Genève về Đông Dương ? ĐH Sư phạm Vinh – 2000 Câu 38 : Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể (giai đoạn 19/12/1946 – 7/5/1954), anh (chị) hãy phân tích để làm rõ quá trình phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược. CĐ Lao động – Xã hội – 2001 Câu 39 : Những nội dung chủ yếu và hạn chế của Hiệp định Genève ? Nội dung nào trong Hiệp định thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta ? ĐH Sư phạm Vinh – 2000 Câu 40: a. Anh (chị) giải thích tại sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh? b. Trình bày công cuộc củng cố chính quyền, xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội trong những năm 1946 – 1954. c. Hãy phân tích ý nghĩa của nó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. ĐH Công đoàn – 2001 Câu 41: Anh (chị) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2001 Câu 42 : Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trong giai đoạn 1946 – 1954, anh (chị) hãy trình bày : a. Sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp qua những chiến thắng quân sự lớn. 234
  6. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT b. Khái quát những thành tựu cơ bản của việc xây dựng hậu phương và vai trò của nó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. CĐ Sư phạm Nha Trang – 2001 Câu 43: a. Nêu vắn tắt hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Genève về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954) và Hiệp định Pari vê chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). b. Từ những nội dung của những Hiệp định trên, anh (chị) hãy làm rõ thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản. ĐH Vinh – 2001. Câu 44 : Phân tích vai trò hậu phương của miền Bắc từ sau Hiệp định Paris (1973) chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện báo chí và tuyên truyền – 1999 Câu 45 : Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc ? CĐ Sư phạm Bến Tre – 2001 Câu 46 : Những thành tựu cơ bản qua 20 năm tiến hành cách mạng XHCH ở miền Bắc (1954 – 1975) ? Ý nghĩa của những thành tựu đó đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. CĐ Sư phạm Nha Trang – 2000 Câu 47 : Vai trò của miền Bắc đối với thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ĐH Văn hóa – 2001 Câu 48 : Trong thời kì 1965 – 1968, trên cả hai miền Nam bắc, quân dân ta đã giành được những thắng lợi nổi bật như thế nào? Y nghĩa của những thắng lợi đó đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. CĐ Lao động – Xã hội – 2001 Câu 49 : Trình bày và phân tích một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2003 Câu 50 : Thông qua các sự kiện lịch sử chính yếu, hãy nêu khái quát các bước phát triển của tiến trình cách mạng giải phóng MN từ 1954 – 1975 ? Nguyên nhân các bươc phát triển đó? CĐ Lao động – Xã hội – 2000 Câu 51 : Hãy phân tích ý nghĩa những mốc lịch sử quan trọng nhất tạo nên bước ngoặt phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975. CĐ Sư phạm Quảng Ninh – 1999 235
  7. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Câu 52 : Năm 2001 là năm chẵn (10 năm, 15 năm ) của những sự kiện lịch sử quan trọng nào đã diễn ra trong lịch sử Việt Nam từ 1918 đến 1991 : nội dung và ý nghĩa của những sự kiện ấy. ĐH Sư phạm Hà Nội – 2001 Câu 53 : Hình thức tổ chức và đóng góp cơ bản của mặt trận dân tộc thống nhất – do Đảng ta chủ trương và thành lập – với sự nghiệp cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời đến 1957. CĐ Kiểm sát – 2001 Câu 54: Trình bày quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong thời gian từ 2/9/1945 – 21/7/1954 nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2004 Câu 55: Kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp được vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ? Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2004 Câu 56: Từ năm 1930 – 1945 , qua các thời kỳ lịch sử , Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám 1945. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2005 Câu 57: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản các hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1939-1945 (SGK lớp 12), Có thể trình bày bằng cách lập bảng theo nội dung: (tên hội nghị, thời gian , hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản). Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2006 Câu 58 : Khái quát những thành tựu cơ bản trong các mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975 và phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2006 Câu 59: Bằng những tư liệu lịch sử chọn lọc , hãy so sánh chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2007 Câu 60: Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2008 236
  8. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Câu 61: Trong thời kỳ 1954-1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là do những nguyên nhân nào? Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2008 Câu 62: Hãy đánh giá những thắng lợi quân sự của quân và dân ta trực tiếp dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2008 Câu 63: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng ta. Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2009 Câu 64: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có phải là một cuộc cách mạng bạo lực hay không? Tại sao? Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2009 Câu 65: Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959-1960). Thi học giỏi THPT cấp Quốc Gia – 2009 Câu 66. Trình bày bối cảnh ra đời của ASEAN, lập bảng thống kê các quốc gia ASEAN theo mẫu sau? Tại sao nói VN gia nhập ASEAN vừa là thời cơ vừa là thách thức? stt Tên quốc gia Thủ đô Năm gia nhập Nét nổi bật trong ASEAN tình hình hiện nay? 1 2 Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2008 Câu 67: Bằng những sự kiện và số liệu cụ thể , hãy phân tích và chứng minh phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1919-1929 phát triển từ tự phát sang tự giác? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2008 237
  9. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Câu 68:Trình bày chủ trương của Đảng và chính phủ trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu bành trướng và xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2008 Câu 69: Trình bày và phân tích xu thế toàn cầu hóa ngày nay? Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với VN như thế nào? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2008 Câu 70: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiế chống Pháp? Trong những nguyên nhân ấy nguyên nhân nào là quan trong nhất ? vì sao? Thi học sinh giỏi cấp THPT – Bình Dương – 2008 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA TỪ NĂM 1999 – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 1998-1999 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Lịch sử Bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 12/3/1999. A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM) 1. Trình bày và phân tích quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). 2. Từ đó anh , chị nêu lên mục đích và tính chất của cuộc khởi nghĩa được thể hiện qua lời Nguyễn trãi viết trong bài : Phú núi Chí Linh sau. “Đến như thần võ không giết Đức lớn hiếu sinh Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước Tha hàng mười vạn sĩ binh Sửa hoà hiếu cho hai nước Tắt muôn đời chiến tranh Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh.” B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6 ĐIỂM) Lập bảng kê các nước tham gia ASEAN theo nội dung sau: Tên Thủ đô Ngày Nét nổi bật trong tình hình hiện 238
  10. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT nước độc lập nay 2. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) như thế nào? HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 1999-2000 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Lịch sử Bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 13/3/2000. A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM) 1. Anh , chị hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945. Hãy phân tích một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất có ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử đó và những giai đoạn tiếp theo. (8 đ) 2.Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975: + Công tác chuẩn bị. +Điền những kí hiệu thể hiện những nét diễn biến chính của từng chiến dịch vào bản đồ +Phân tích nguyên nhân thành công , ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (6 đ) B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM) 1. Những nét chính sự phát triển của kinh tế Mỹ và Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. (3 đ) 2. Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. (3 đ) HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 239
  11. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2000-2001 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Lịch sử Bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 12/3/2001. A .LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM) Câu 1. (9 điểm) Anh (chị) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam. Câu 2. (5 điểm) Lập bảng kê về các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ năm 1930 đến 1954 theo các nội dung sau: Số TT Tên tổ chức Thời gian Chủ trương Kết quả hoạt Mặt trận hoạt động lớn động B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM) Câu 1. (4 điểm) Trình bày và phân tích những biến đổi về các mặt chính trị, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Câu 2. (2 điểm) Việc Việt Nam gia nhập ASEAN: Quá trình, thời cơ và thách thức cho dân tộc. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. 240
  12. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2002 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/03/2002 A . LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM) Trên cơ sở trình bày những nét diễn biến chính về giai đoạn toàn thắng ( cuối 1426 – cuối 1427) của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), anh , chị hãy phân tích và đánh giá: Câu 1. (5 đ) Ý nghĩa của chiến thăng Chi Lăng – Xương Giang (1427). Câu 2. (6 đ) Kiểu kết thúc chiến tranh của khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 3. (3 đ) Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. B .LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM) Câu 1 (3 đ) Lập bảng so sánh những biến đổi to lớn về chính trị và xã hội của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Câu 2 (3 đ) Nguồn gốc và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của nhân loại. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2003 ĐỀ CHÍNH THỨC 241
  13. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Môn Lịch sử Bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 12/3/2003. A .LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM) Câu 1. (3 điểm) Trình bày nội dung phong trào Cần Vương, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (đến năm 1914) theo yêu cầu của bảng sau: Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX Bối cảnh lịch sử Mục tiêu đấu tranh Hình thức đấu tranh Lực lượng tham gia Kết quả, ý nghĩa Câu 2. (8 điểm) Trình bày và phân tích một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Câu 3. (3 điểm). Đọc đoạn viết (dưới đây) trình bày lý do, mục đích, thời gian và những điểm giống nhau, khác nhau của ba chiến lược chiến tranh do Mĩ - ngụy thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Hãy sửa những chi tiết sai và điền những nội dung còn thiếu vào chỗ trống: “Sau hàng loạt thủ đoạn “tố cộng”, “diệt cộng”, để cứu vãn chế độ ngụy trong thời gian từ 1959 đến 1973, Mĩ - ngụy đã lần lượt thực hiện ba chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Ba chiến lược chiến tranh này tuy có điểm giống nhau đều là “loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới” của Mĩ; nhưng có những điểm khác nhau về: + Vai trò của quân Mĩ, quân ngụy và chư hầu + Phạm vi chiến tranh + Qui mô chiến tranh ” B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM) 242
  14. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Câu 1. (3 điểm) Vì sao mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Câu 2. (3 điểm) Theo anh (chị), biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì? Tại sao? -HẾT- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2004 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/03/2004 Câu 1 (9 đ) Trình bày quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong thời gian từ 2/9/1945 – 21/7/1954 nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 2 (2 đ) Kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp được vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ? Câu 3 (3 đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới . Câu 4 (3 đ) Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga xô viết và Liên Xô. Câu 5 (3 đ) 243
  15. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Các hình thức đấu tranh và kết quả của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ 1945 đến cuối thế kỷ XX. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2005 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 10/03/2005 Câu 1 (3 đ) Hãy so sánh phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo bảng sau. Nội dung so sánh Phong trào Cần Phong trào yêu nước vương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Lãnh đạo Mục tiêu Lực lượng Hính thức đấu tranh Kết quả , ý nghĩa Nguyên nhân thất bại Câu 2 (6 đ) Từ năm 1930 – 1945 , qua các thời kỳ lịch sử , Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám 1945. 244
  16. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Câu 3 (5 đ) Những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng miền Nam trong các giai đoạn từ 1954 đến 1975. Câu 4(6 đ) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về trật tự thế giới giữa hai thời kỳ theo “ Hệ thống Véc-xai – Oasinhtơn” và “Trật tự hai cực Ianta”. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2006 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 23/02/2006 Câu 1 (2 đ) Trình bày vai trò của Nguyễn Ai Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Câu 2 (4 đ) Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản các hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1939-1945 (SGK lớp 12), Có thể trình bày bằng cách lập bảng theo nội dung: (tên hội nghị, thời gian , hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản). Câu 3 (4 đ) So sánh Hiệp định Genève (7/1954) về Đông Dương và Hiệp định Paris (1/1973) về Việt Nam theo các vấn đề sau: Nội dung so sánh Giống nhau Khác nhau 245
  17. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Hoàn cảnh ký kết Nội dung cơ bản Tương quan lực lương ở MN VN sau khi HĐ có hiệu lực Câu 4 (5 đ) Khái quát những thành tựu cơ bản trong các mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975 và phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Câu 5 (5 đ) Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai : cơ sở, nội dung , mục tiêu , biện pháp và kết quả. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2007 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 08/02/2007 Câu 1 (2.5đ) Những yếu tố cơ bản nào tạo nên thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ XIII)? Câu 2 (2.5đ) Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước Cần vương. Câu 3 (3.0đ) 246
  18. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1951) đã đưa ra chủ trương giải phóng dân tộc như thế nào? Tác động của chủ trương đó đối với việc xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng tháng Tám(1945). Câu 4 (3.0đ) Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959-1960) là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam? Câu 5 (3.0 đ) Bằng những tư liệu lịch sử chọn lọc , hãy so sánh chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Câu 6 (3.0đ) Nêu những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961. Tại sao nói cách mạng Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phong dân tộc ở Mỹlating? Câu 7 (3.0đ) Tại sao nói cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ hai đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới ? HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/01/2008 Câu 1 (2,5 điểm) 247
  19. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử và khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Câu 2 (3,0 điểm) Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy. Câu 3 (3,0 điểm) Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. Câu 4 (3,0 điểm) Trong thời kỳ 1954-1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là do những nguyên nhân nào? Câu 5 (3,0 điểm) Hãy đánh giá những thắng lợi quân sự của quân và dân ta trực tiếp dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 6 (3,0 điểm) Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 7 (2,5 điểm) Phân tích chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII (7-1935) và giải thích nguyên nhân dẫn tới chủ trương đó. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2009 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ 248
  20. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/02/2009 Câu 1 (2,5 điểm) Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và ý nghĩa của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Câu 2 (2.5 điểm) Phân tích ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 3 (3,0 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng ta. Câu 4 (3,0 điểm) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có phải là một cuộc cách mạng bạo lực hay không? Tại sao? Câu 5 (3,0 điểm) Vì sao trong cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp, quân và dân ta phải thực hiện phương châm đánh lâu dài? Câu 6 (3,0 điểm) Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959-1960). Câu 7 (2,5 điểm) Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự sung đột Đông – Tây diễn ra ở Châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứi hai đến giữa những năm 70 của thế kỷXX. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm. 249
  21. Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT 250