Rèn luyện kiến thức kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11

pdf 3 trang minhtam 29/10/2022 6320
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kiến thức kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfren_luyen_kien_thuc_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11.pdf

Nội dung text: Rèn luyện kiến thức kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LAT Môn: Vật lý – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 111 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Câu 1: Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh Câu 2: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần. Câu 3: Một ống dây có hệ số tự cảm 20mH đang có dòng điện với cường độ 5A chạy qua. Trong thời gian 0,1s dòng điện giảm đều về 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây là A. 1V. B. 100V C. 0,1V D. 0,01V Câu 4: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm . Muốn nhìn rõ vật ở xa mà không cần phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính có độ tụ A. D = - 2 điốp. B. D = 2 điốp C. D = 0,02 điốp D. D = - 0,02 điốp Câu 5: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là A. gương cầu. B. cáp dẫn sáng trong nội soi. C. thấu kính. D. gương phẳng. Câu 6: Công thức tổng quát tính độ lớn của lực Lorexơ là A. f q v. B cos B. f q v. B C. f q v. B sin D. f q v. B tan Câu 7: Trên vành kính lúp có ghi 10X, tiêu cự của kính là: A. 10m B. 10cm C. 2,5m D. 2,5cm. Câu 8: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải, nằm trong một từ trường đều có chiều từ dưới lên. Lực từ có chiều: A. từ trong ra ngoài. B. từ trái sang phải. C. từ trên xuống dưới. D. từ ngoài vào trong. Câu 9: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (dp) và cách thấu kính một khoảng 10 (cm). ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là: A. ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 60 (cm) B. ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 60 (cm) C. ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 20 (cm) D. ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 20 (cm). Câu 10: Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: f12. f .Đ f1 Đ A. G B. G C. G D. G .Đ ff12. f2 f Câu 11: Với tia sáng đơn sắc, chiết suất của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là: n1 n2 A. n21 = B. n21 = n2 – n1. C. n21 = D. n21 = n1 – n2. n2 n1 Trang 1/3 - Mã đề thi 111
  2. Câu 12: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi A. vị trí của thủy tinh thể. B. độ cong thủy tinh thể để ảnh lớn hơn vật xuất hiện ở màng lưới. C. độ cong của thủy dịch và giác mạc. D. tiêu cự của mắt để tạo ảnh của vật luôn hiện ra tại màng lưới. Câu 13: Một điện tích có độ lớn 10μC bay với vận tốc 105m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1T. Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là A. 104 N B. 1 N. C. 0,1 N D. 0 N Câu 14: Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những A. vật nhỏ ở ngang trước vật kính. B. vật rất nhỏ ở xa. C. ngôi nhà cao tầng. D. thiên thể ở xa. Câu 15: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. B. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. Câu 16: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và cectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: A. Ф = BS.tanα B. Ф = BS.sinα C. Ф = BS.cotα D. Ф = BS.cosα Câu 17: Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là : A. D = i1 + i2 – A. B. D = i1 – i2 + A C. D = i1 – i2 – A D. i1 + i2 + A. Câu 18: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài 5cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B=0,5T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2A. Nếu lấy g = 10m/s2 thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là A. 750 B. 300 C. 600 D. 450. Câu 19: Một ống dây lõi chân không, chiều dài 50cm, tiết diện ngang của ống là 10cm2, ống gồm có 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống là A. 2,512.10 4 H B. 2,512.10 5 H . C. 12,5.10 5 H D. 12,5.10 4 H Câu 20: Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự -20cm. Để ảnh của vật cách thấu kính 10cm thì vị trí của vật là: 20 10 A. 20cm. B. cm C. 10cm D. cm 3 3 Câu 21: Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt một kính A. hội tụ, có tiêu cự 50 cm B. phân kỳ, có tiêu cự 50 cm. C. phân kỳ, có tiêu cự 25 cm D. hội tụ, có tiêu cự 25 cm Câu 22: Ống dây có độ tự cảm L = 5mH, dòng điện qua ống dây biến thiên theo thời gian với phương trình: it 0,4 5 ; trong đó i tính bằng ampe (A), t tính bằng giây (s). Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là A. 2mV. B. 1mV C. 3mV D. 4mV Câu 23: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. diện tích của mạch. C. độ lớn từ thông qua mạch. D. điện trở của mạch. Câu 24: Ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ : A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. Trang 2/3 - Mã đề thi 111
  3. C. luôn cùng chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật Câu 25:Cho dòng điện thẳng dài có cường độ dòng điện I chạy qua và các điểm M, N, P như hình vẽ. Biết độ lớn cảm ứng từ tại M và N lần lượt là 0,5T và 0,2T, MP = 2PN. Độ lớn cảm ứng từ tại P bằng A. 0,2T. B. 0,3T. C. 0,15T. D. 0,25T. I M P N Câu 26: Hai dây dẫn thẳng dài song song mang hai dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn là 22 A. B = 0. B. BBB 12. C. B = B1+B2. D. B = |B1 - B2|. 2 Câu 27: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm gồm 10 vòng dây, đặt trong B(T) từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng 2,4.10-3 từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s là t(s) 0 0,4 A. 10-4V B. 1,2.10-4V C. 1,3.10-4V D. 1,5.10-4V. Câu 28: Cho biết chiết suất của nước là n 4 / 3. Một người nhìn hòn đá nhỏ S nằm ở đáy bể sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước A. 90 cm. B. 80 cm C. 1,5 m D. 1,0 m II. TỰ LUẬN (3điểm): Bài 1: a) Một dòng điện tròn đường kính 20cm, có cường độ 2A, chạy cùng chiều kim đồng hồ. Hãy xác định vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây? b) Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ 2,5.10-3T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây là 2A. Ống dây dài 50cm. Hỏi phải quấn bao nhiêu vòng dây? Bài 2:Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, đặt vật AB vuông góc trục chính trước và cách thấu kính 18cm. a) Xác định vị trí, số phóng đại và tính chất của ảnh? Vẽ sơ đồ tạo ảnh (đúng tỉ lệ)? b) Phải đặt vật AB ở đâu để ảnh A’B’ cùng phía với vật và cao bằng 3 lần vật? Bài 3:Chiếu chùm sáng đơn sắc coi như một tia sáng từ không khí vào môi trường có chiết suất 1,5 dưới góc tới i = 300. a) Tính góc khúc xạ? b) Giả sử chùm sáng tới có bề rộng là 2mm. Tính bề rộng của chùm tia khúc xạ? Bài 4:Một ống dây dài 50cm có 2000 vòng dây. Tiết diện của ống dây là 20cm2. Dòng điện qua cuộn dây có đồ thị như hình vẽ. Tính độ tự cảm của ống dây và suất điện động tự cảm trong ống dây? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 111