Ôn tập thi giữa kỳ II Vật lí 11

pdf 4 trang minhtam 29/10/2022 5300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập thi giữa kỳ II Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_thi_giua_ky_ii_vat_li_11.pdf

Nội dung text: Ôn tập thi giữa kỳ II Vật lí 11

  1. ÔN TẬP THI GIỮA KỲ II- VẬT LÍ 11 ĐỀ 01 Câu 1. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 2. Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc A. chiều dài ống dây B. số vòng dây của ống C. đường kính ống D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống. Câu 3. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch D. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi. Câu 4. Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phảng chứa tia tới và pháp tuyến C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0 D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới. Câu 5. Từ thông qua mạch kín biến thiên theo thời gian  0,04 3 2t trong thời gian từ 1s đến 3s. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn A. 0,16 V B. 0,24 V C. 0,08 V. D. 0,2 V Câu 6. Một đoạn dây thẳng MN dài l = 6cm có dòng điện I = 2,5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là 0 0 0 0 A. 45 B. 30 C. 60 D. 90 . Câu 7. Có một mặt phẳng diện tích S được đặt trong từ trường đều B . Khi các đường sức từ song song với mặt S thì từ thông qua S là: A.  = 0. B. = BS C. = BS cos D. = BS Câu 8. Chiếu một tía sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n 3 thì tia khúc xạ và phản xạ vuông góc với nhau. Giá trị của góc tới là A. 350 B. 600 . C. 450 D. 48,50 Câu 9. Khi một tia sáng truyền từ môi trường trong suốt 1 sang môi trường trong suốt 2 thì tia khúc xạ A. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1. B. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang kém môi trường 1 C. đi ra xa pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1 D. luôn luôn lại gần pháp tuyến Câu 10. Một prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn có bán kính R= 5m trong một từ trường đều B = 10-2 T. Biết khối lượng mp = 1,672.10-27 kg, điện tích q = 1,6.10-19C; vận tốc của proton đó trên quỹ đạo là: A. 7,48.107m/s B. 7,48.106m/s C. 4,78.106m/s. D. 4,78.107m/s
  2. Câu 11. Một sợi dây đồng mỏng dài uốn thành vòng tròn đặt vuông góc với từ trường đều có cảm ứng từ 0,02T. Độ lớn từ thông gởi qua diện tích vòng dây 4.10-4WB. Chiều dài sợi dây là A. 0,5m. B. 1m C. 2m D. 1,5m Câu 12. Đặt một đoạn dây dẫn có dòng điện I chạy qua trong một từ trường đều. Điều nào sau đây sai? A. Nếu dây dẫn song song với các đường sức từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn bằng 0 B. Độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tỉ lệ với chiều dài đoạn dây. C. Lực từ tác dụng lên đoạn dây tỉ lệ với cường độ dòng điện trong dây dẫn D. Nếu dây dẫn vuông góc với các đường sức từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn có giá trị cực đại Câu 13. Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi: A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây. C. M dịch chuyển theo một đường sức từ D. M dịch chuyển theo đường thẳng song song với dây Câu 14. Hạt proton bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì A. hướng chuyển động thay đổi B. động năng thay đổi C. chuyển động không thay đổi. D. độ lớn của vận tốc thay đổi Câu 15. Từ thông qua vòng dây bán kính 12cm đặt vuông góc với cảm ứng từ thay đổi theo thời gian như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng: A. Trong khoảng thời gian từ 0 → 2s suất điện động có độ lớn là 0,25V B. Trong khoảng thời gian từ 2s → 4s suất điện động có độ lớn là 0,5V C. Trong khoảng thời gian từ 4s → 6s suất điện động có độ lớn là 0,0113V. D. Cả A và B đúng Câu 16. Cho 2 dòng điện ngược chiều I1=I2= 6A chạy trong 2 dây dẫn thẳng dài, song song, cách nhau 20cm. Tính cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa 2 dây dẫn, cách đều 2 dây một khoảng r = 10cm. A. 6.10-6 T B. 12. 10-6 T C. 0 D. 24. 10-6 T. Câu 17. Lần lượt cho 2 dòng điện cường độ i1, i2 đi qua một ống dây điện. Gọi L1, L2 là độ tự cảm của ống dây trong hai trường hợp đó. Nếu i1 = 4 i2 thì ta có: A. L1 = L2 . B. L1 = 4.L2 C. L2 = 4.L1 D. L2 = 2.L1 Câu 18. Một khung dây có diện tích 5cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung dây theo mọi hướng. Từ thông qua khung dây có giá trị cực đại là 5.10-3 WB. Cảm ứng từ B có giá trị: A. 0,01T B. 0,1 T C. 0,2 T. D. 0,02 T Câu 19. Một ống dây có độ tự cảm L = 0,5H muốn tích lũy năng lượng từ trường 100J trong ống dây thì cường độ dòng điện qua ống dây là A. 10 A B. 20 A. C. 40 A D. 30 A Câu 20. Một hình chữ nhật kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là A. 3.10-3 Wb B. 3.10-7 Wb. C. 5,2.10-7 Wb D. 6.10-7 Wb
  3. ÔN TẬP THI GIỮA KỲ II- VẬT LÍ 11 ĐỀ 02 Câu 1: Một khung dây kín đặt trong từ trường đều. Từ thông qua mặt phẳng vòng dây có độ lớn lớn nhất khi: A. Mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. B. Mặt phẳng khung dây song song với các đường cảm ứng từ. C. Mặt phẳng khung dây hợp với các đường cảm ứng từ một góc 300. D. Một cạnh khung dây song song với các đường cảm ứng từ. Câu 2: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 . Gọi i và r lần lượt là góc tới và góc khúc xạ. Định luật khúc xạ ánh sáng được viết theo hệ thức: sin i n1 sin i n2 r n2 A. ni21sinsin nr B. C. D. sin rn2 sin rn1 in1 Câu 3: Theo quy tắc nắm tay phải về xác định từ trường của dòng điện thẳng rất dài thì A. chiều của ngón tay cái chỉ chiều của dòng điện. B. chiều của các ngón tay khum lại chỉ chiều dòng điện C. chiều của ngón tay cái chỉ chiều đường sức từ D. cả B và C đều đúng Câu 4: Chọn câu sai. Lực Lo-ren-xơ A. là lực tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường B vuông góc với vận tốc C không phụ thuộc vào hướng của từ trường. D phụ thuộc vào dấu của điện tích Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên B Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm C Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ D Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm. Câu 6: Cho một tia sáng hẹp, song song đi từ nước (chiết suất của nước bằng 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới: 0 0 0 0 A. i ≤49 B. i ≥ 30 C. i ≤27 D. i ≥ 49 . Câu 7: Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra lực hút lên điện tích đặt trong nó B gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó C gây ra lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. D gây ra lực đàn hồi tác dụng lên một dòng điện và một nam châm đặt trong nó Câu 8: Cảm ứng từ của dòng điện chạy qua một vòng dây tròn tại tâm của vòng dây sẽ thay đổi như thế nào khi ta tăng đồng thời cả cường độ dòng điện và bán kính vòng dây lên 4 lần? A. Tăng lên 4 lần B. Tăng lên 16 lần C. giảm đi 16 lần D. Không thay đổi. Câu 9: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. độ lớn từ thông qua mạch C. điện trở của mạch D. diện tích của mạch Câu 10: Việc dùng dây cáp quang để truyền tín hiệu trong thông tin và nội soi trong y học là ứng dụng của hiện tượng nào sau đây? A. Khúc xạ ánh sáng
  4. B. Phản xạ ánh sáng C. Phản xạ toàn phần. D. Hiện tượng tự cảm Câu 17: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. B. hoàn toàn ngẫu nhiên C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài Câu 11: Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ, có độ lớn 0,4T. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,5A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó có độ lớn A. 2 N B. 2.10- 2 N. C. 5 N D. 5. 10- 2 N Câu 12: Hai dòng điện ngược chiều có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song, cách nhau 10 cm trong chân không. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 6 cm và cách I2 4 cm có độ lớn là A. 2.10-5 T B. 3,5.10-5 T C. 4,5.10-5 T D. 6,5.10-5 T. Câu 13: Một chùm sáng hẹp, song song đi từ không khí đến mặt phân cách với nước (chiết suất của nước bằng 4/3) với góc tới 300 thì góc khúc xạ trong nước có giá trị xấp xỉ bằng: 0 0 0 0 A. 60 B. 22 . C. 30 D. 42 Câu 14: Dòng điện trong ống dây tăng dần theo thời gian từ 0,2 A đến 0,8 A trong khoảng thời gian 0,01s. Ống dây có hệ số tự cảm 0,5 H. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn A. 40 V B. 30 V. C. 10 V D. 50 V Câu 15: Một ống dây hình trụ, chiều dài , bán kính R, gồm N vòng dây. Khi có dòng điện cường độ I chạy qua ống dây thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là NI -7 NI -7 NI -7 NI A. B 4π .10-7 B. B 4π .10 C. B 2π .10 D. B 2π .10 R R Câu 16: Cho biết chiết suất của nước đối với thủy tinh là bằng 0,85. Chiết suất tỉ đối của rượu đối với nước bằng 0,92. Chiết suất tỉ đối của rượu đối với thủy tinh bằng. A. 0,782. B. 1,082 C. 0,918 D. 0,95 Câu 17: Một khung dây phẳng, diện tích 10 cm2, gồm 100 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn B = 4.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 s. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là A. 4 mV. B. 4 V C. 2.10-4 V D. 2 mV Câu 18: Một khung dây tròn bán kính R = 10 cm, gồm 50 vòng dây có dòng điện 10 A chạy qua, đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là: A. 6,28.10-3 T B. 3,14.10-3 T. C. 1.10-3 T D. 1.10-5 T Câu 19: Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B = 4.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc 300. Khung dây giới hạn bởi diện tích 10 cm2. Từ thông qua diện tích S có giá trị là A. 2.10-5 Wb B. - 2.10-5 Wb C. 0,2 3 .10-5 Wb D. 2.10-5 Wb. Câu 20: Một điện tích 3,2.10-6 C bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,04 T với vận tốc 2.106 m/s theo phương vuông góc với từ trường. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích có độ lớn bằng: A. 0,256 N. B. 2,56 N C. 25,6 N D. 0,0256 N