Ôn tập thi giữa học kì II môn Vật lí 11

pdf 8 trang minhtam 9240
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập thi giữa học kì II môn Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_11.pdf

Nội dung text: Ôn tập thi giữa học kì II môn Vật lí 11

  1. ĐẦY ĐỦ+ BAO QUÁT TỪ A ĐẾN Z ÔN TẬP THI GIỮA HK II - VẬT LÍ 11 ĐĂNG KÝ NGAY KÊNH youtube “Bài giảng TV” để xem rất nhiều bài giảng vật lí MIỄN PHÍ> I. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Trong hệ SI đơn vị của từ thông là A. Henry (H). B. Tesla (T). C. Vê be (Wb). D. Fara (F). Câu 2. Một khung dây phẳng, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua khung là A. Φ = BSsinα. B. Φ = BScosα. C. Φ = BStanα. D. Φ = BScotα. Câu 3. Điện tích q chuyển động trong từ trường với vận tốc v hợp với cảm ứng từ B một góc . Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích q có độ lớn là A. f = q vBcosα. B. f = vBsinα. C. f = vB2 cos . D. f = v2Bsin . Câu 4. Đường sức từ của từ trường đều là các đường A. cong khép kín. B. thẳng hoặc đường cong. C. thẳng vuông góc với nhau. D. thẳng song song và cách đều nhau. Câu 5. Để xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều ta dùng quy tắc A. bàn tay trái. B. bàn tay phải. C. nắm tay trái. D. nắm tay phải. Câu 6. Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm A. nằm theo hướng của lực từ. B. ngược hướng với đường sức từ. C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. ngược hướng với lực từ. Câu 7. Một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện I, đặt trong không khí. Cảm ứng từ do dòng điện trong dây dẫn gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r có độ lớn là I r I A. B = 2.10-7 . B. B = 2.10-7 . C. B = 2.10-7 I.r . D. B = 2.10-7 . r I r2 Câu 8. Một dây dẫn mang dòng điện I được uốn thành một khung dây tròn bán kính R đặt trong không khí. Cảm ứng từ do dòng điện trong khung gây ra tại tâm của khung dây có độ lớn là I r I A. B = 2π.10-7 . B. B = 4π.10-7 . C. B = 2π.10-7 I.r . D. B = 4π.10-7 . r I r2 Câu 9. Từ thông qua một mạch kín biến thiên đều một lượng ΔΦ trong khoảng thời gian Δt thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch là ΔΦ Δt ΔΦ ΔΦ2 A. e= . B. e = . C. e= . D. e = . c Δt c Δ c 2Δt c Δt 2 Câu 10. Đơn vị của hệ số tự cảm trong hệ SI là A. Vôn (V) B. Tesla (T) C. Vêbe (Wb) D. Henri (H). Câu 11. Một ống dây có hệ số tự cảm L, cường độ dòng điện chạy trong nó là i thì từ thông riêng của ống là Li L A.  Li B.  Li2 C.  D.  2 i Câu 12. Lực Lo-ren-xơ là A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực điện tác dụng lên điện tích. C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
  2. Câu 13. Hạt mang điện chuyển động với vận tốc v có độ lớn không đổi, trong từ trường đều xác định. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt đạt độ lớn cực đại khi A. vận tốc song song với các đường sức từ. B. vận tốc v vuông góc với các đường sức từ. C. vận tốc v hợp với các đường sức từ góc 450. D. vận tốc v hợp với các đường sức từ góc 600. Câu 14. Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi A. trong mạch có một nguồn điện. B. mạch điện được đặt trong một từ trường đều. C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều. D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian. Câu 15. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi A. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch. B. sự chuyển động của nam châm với mạch. C. sự chuyển động của mạch với nam châm. D. sự biến thiên từ trường Trái Đất. Câu 16. Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. B. hoàn toàn ngẫu nhiên. C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài. D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài. Câu 17. Dòng điện Fu-Cô không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Khối đồng đặt nằm yên trong một từ trường đều. B. Lá nhôm dao động trong từ trường không đều, cắt các đường sức từ. C. Khối bạc nằm trong từ trường biến thiên. D. Khối sắt nằm trong từ trường biến thiên. Câu 18. Đường sức từ của từ trường do dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra A. có dạng là những đường thẳng. B. có dạng là những đường parabol. C. có dạng là những đường tròn, thuộc các mặt phẳng vuông góc với dây và tâm thuộc dây. D. có dạng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Câu 19. Một ống dây lõi rỗng, đặt trong không khí, dài l có N vòng quấn sát nhau. Dòng điện trong ống dây có cường độ I. Tại một điểm trong lòng ống dây, cảm ứng từ có độ lớn là N N I A. B = 4π.10-7 .I . B. B = 4π.107 .I . C. B = 4π.107 N.l.I . D. B = 4π.10-7 . l l N.l Câu 20. Trong 3 hình vẽ dưới đây. Hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của từ trường do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ gây ra? I B I B I B Hình 1 Hình 2 Hình 3 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 3 và Hình 1.
  3. Câu 21. Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đặt trong từ trường đều có phương A. vuông góc với đoạn dòng điện và song song với vectơ cảm ứng từ tại điểm khảo sát. B. vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát. C. song song với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát. D. nằm trong mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát. Câu 22. Hướng của từ trường tại một điểm là A. hướng Nam-Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân tại điểm đó. B. hướng Nam- Bắc địa lí. C. hướng Đông- Tây địa lí. D. hướng Bắc -Nam của kim nam châm nhỏ nằm cân tại điểm đó. Câu 23. Cho hai dây dây dẫn thẳng đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn A. hút nhau. D. đẩy nhau. C. không tương tác. D. vừa hút vừa đẩy. Câu 24. Suất điện động cảm ứng A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín bất kỳ. C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện không đổi. Câu 25. Định luật Len-xơ là hệ quả của định luật bảo toàn A. điện tích. B. động năng. C. động lượng. D. năng lượng. Câu 26. Từ trường của thanh nam châm thẳng giống với từ tường tạo bởi A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. một chùm electron chuyển động song song với nhau. C. một ống dây có dòng điện chạy qua. D. một vòng dây có dòng điện chạy qua. Câu 27. Ứng dụng nào sau đây không liên quan đến tác dụng của dòng Fu-Cô? A. Phanh điện từ. B. Nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên. C. Lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau. D. Mạ điện. Câu 28. Chọn phát biểu sai khi nói về từ trường? A. Tại mỗi điểm trong một từ trường chỉ vẽ được một đường cảm ứng từ đi qua. B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín. C. Các đường sức của cùng một từ trường không cắt nhau. D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. Câu 29. Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ A. hóa năng. B. cơ năng. C. quang năng. D. nhiệt năng. Câu 30. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. Câu 31. Kim nam châm của la bàn đặt trên mặt đất chỉ theo hướng Bắc - Nam địa lí vì A. lực hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó. B. lực điện của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó. C. từ trường của Trái Đất tác dụng lực lên kim nam châm, định hướng cho nó. D. lực hấp dẫn Mặt Trời tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó.
  4. Câu 32. Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc nhau, rất gần nhau nhưng I không chạm vào nhau có chiều như hình vẽ. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn (2) (1) có cùng cường độ. Từ trường do hai dây dẫn gây ra có thể triệt tiêu nhau ở I vùng nào? (3) (4) A. vùng 1 và 2. B. vùng 3 và 4. C. vùng 1 và 3. D. vùng 2 và 4. Câu 33. Một dây dẫn thẳng dài có đoạn giữa uốn thành hình vòng tròn I như hình vẽ. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn theo chiều mũi tên thì véc tơ cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O của vòng tròn có hướng O A. thẳng đứng hướng lên trên. B. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía sau. C. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía trước. D. thẳng đứng hướng xuống dưới. Câu 34. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 5 A, đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây bằng A. 9 N. B. 8 N. C. 6 N. D. 12 N. Câu 35. Cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài vô hạn có cường độ 5 A đặt trong chân không gây ra tại điểm cách dây dẫn 0,5 m có độ lớn là A. 2.10-6 T. B. 2,5.10-7 T. C. 5.10-7 T. D. 3.10-7 T. Câu 36. Từ trường tại điểm M do dòng điện I1 gây ra có vectơ cảm ứng từ B1 , do dòng điện I2 gây ra có vectơ cảm ứng từ B2 , hai vectơ đó có phương vuông góc với nhau. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại M do hai dòng điện đó gây ra là 22 A. BM = B 1 B 2 . B. BM = B 1 + B 2 . C. BM = B 1 B 2 D. BM = B 1 .B 2
  5. Câu 37. Một khung dây dẫn giới hạn một diện tích 0,2 m2 nằm trong từ trường đều, độ lớn cảm ứng từ 0,5 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây có độ lớn bằng A. 0,1 Wb B. 10 Wb C. 2,5 Wb D. 0,7 Wb Câu 38. Một hạt mang điện tích 4,8.10-19 C bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ 0,5 T, với vận tốc 106 m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt có độ lớn bằng A. 0. B. 1,6.10-13 N. C. 3,2.10-13 N. D. 2,4.10-13 N. Câu 39. Một ống dây có độ tự cảm 0,1 H, khi cường độ dòng điện trong ống biến đổi đều với tốc độ 0,5 A/s thì độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống bằng A. 0,05 V. B. 0,6 V. C. 0,4 V. D. 0,02 V. Câu 40. Một vòng dây tròn bán kính 0,2 m đặt trong không khí, có dòng điện chạy qua. Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong vòng dây gây ra tại tâm vòng dây là 3,14.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là A. 5 A. B. 10 A. C. 15 A. D. 20 A. Câu 41. Một ống dây dài 0,5 m có 1000 vòng dây, dòng điện chạy trong ống có cường độ 4 A, ống đặt trong không khí và bên trong rỗng. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là A. 32π .10-4 T. B. 16π.10-4 T. C. 8.10-4 T. D. 4.10-4 T. Câu 42. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện qua hai dây ngược chiều, cùng cường độ 5A. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây một đoạn 5 cm có độ lớn là A. 2.10-5T. B. 4.10-5T. C. 8.10-5T. D. 0.
  6. Câu 43. Muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 2,5π.10-3T bên trong một ống dây (không lõi) đặt trong không khí, mà dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 1A và chiều dài của ống chỉ là 0,5m thì số vòng quấn trên ống là A. 3125 vòng B. 4790 vòng C. 479 vòng D. 497 vòng Câu 44. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn hợp với nhau một góc nhọn. Góc đó bằng A. 0,50. B. 300. C. 450. D. 600. Câu 45. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a trong không khí, mang hai dòng điện cùng độ lớn I nhưng cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có giá trị là I I I A. 0. B. 10 7 . C. 10 7 . D. 10 7 . a 4a 2a Câu 46. Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là A. 0,2 H. B. 0,2 mH. C. 2 mH. D. 0,2 mH. Câu 47. Một khung dây phẳng diện tích S = 12 cm2, đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B 5.10 2 T. Mặt phẳng của khung dây hợp với véc tơ cảm ứng từ B một góc 30. Từ thông qua diện tích S có độ lớn bằng A. 3 3.10 4 Wb. B. 3.10 4 Wb. C. 3 3.10 5 Wb. D. 3.10 5 Wb.
  7. Câu 48. Một khung dây dẫn phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0 ,4 s bằng A. 10 4 V. B. 1,2.10 4 V. C. 2.10 4 V. D. 1,5.10 4 V. Câu 49. Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I 0,4 5 t ; I tính bằng ampe, t tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm L0,005 H. Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây bằng A. 0,001 V. B. 0,002 V. C. 0,003 V. D. 0,004 V. Câu 50. Một electron chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức từ như hình vẽ. Biết B = 0,004T, v = 2.106m/s, khi đó A. E có phương thẳng đứng, hướng lên, E = 6000V/m. B B. có phương thẳng đứng, hướng xuống, E = 6000V/m. C. có phương thẳng đứng, hướng xuống, E = 8000V/m. v D. có phương thẳng đứng, hướng lên, E = 8000V/m. II. Tự luận ( 3 điểm) Bài 1. Một dòng điện cường độ 10A, chạy trong một dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt trong không khí.Tìm độ lớn cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại M cách dây 5 cm.
  8. Bài 2. Một khung dây dẫn hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,1 T và các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. a/ Tìm độ lớn từ thông qua khung. b/ Giả sử cảm ứng từ tăng đều từ 0,1 T đến 1,1 T trong khoảng thời gian 0,2 s. Tìm độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung. Bài 3. Ba dây dẫn thẳng dài vô hạn trong không khí, song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Vị trí điểm M, khoảng cách từ nó đến ba dây dẫn và chiều của các dòng điện chạy trong ba dây dẫn được mô tả như hình vẽ. Biết I1 = I2 = I3 = 10A. Xác định véc tơ cảm ứng từ tổng hợp tại M do ba dòng điện gây ra. I3 2cm I1 I2 2cm 2cm M Bài 4. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 0,2 m, có tổng điện trở là 0,25 Ω nằm trong từ trường đều và mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Tìm cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung khi cảm ứng từ giảm đều từ 1,1 T về 0 trong thời gian 0,1 s. Bài 5. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, L là một ống dây dẫn hình trụ dài 10 cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi, được đặt trong không khí; điện trở R; nguồn điện có E = 12 V và r = 1 . Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10 2 T. Tìm điện trở R. Hết