Đề ôn tập Luyện từ và câu hè Lớp 5 lên Lớp 6

doc 10 trang minhtam 11180
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Luyện từ và câu hè Lớp 5 lên Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_luyen_tu_va_cau_he_lop_5_len_lop_6.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Luyện từ và câu hè Lớp 5 lên Lớp 6

  1. BỘ ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU HÈ LỚP 5 LÊN LỚP 6 ĐỀ 1 Bài 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau: 1. Con cha là nhà có phúc. 2. Giỏ nhà ai, nhà nấy. 3. Cọp chết để da, người ta chết để 4. Góp thành bão. 5. Góp nên rừng. 6. Người ta là đất. 7. Gan dạ sắt. 8. Gan tướng quân. 9. như ruột ngựa. 10. Sông có , người có lúc. Bài 2. Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây: Tổ quốc Trẻ em Nhân hậu Bài 3. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau: 1. Các từ trong nhóm: “Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ đồng âm B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa 2. Trái nghĩa với từ “tươi” trong “Cá tươi” là ? A. Uơn B. Thiu C. Non D. Sống 3. Từ "cánh" trong câu thơ “Mùa xuân, những cánh én lại bay về” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển 4. Chủ ngữ của câu: “Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.” là gì?
  2. A. Quả ớt đỏ chói B. Mấy quả ớt đỏ chói C. Khe dậu D. Quả ớt 5. Trạng ngữ của câu: “Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.” là gì? A. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt. B. Buổi chiều C. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây. D. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. 6. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt. C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. D. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn. 7. Tác giả của bài thơ “Cửa sông” là? A. Quang Huy B. Định Hải C. Thanh Thảo D. Tố Hữu 8. Các vế câu ghép : « Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo nên thỏ đã thua rùa.» được nối với nhau bằng cách nào? A.Nối trực tiếp bằng dấu câu. B.Nối bằng cặp quan hệ từ. C.Nối bằng cặp từ hô ứng. D.Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng. 9. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm.” thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép? A. Nguyên nhân và kết quả B. Tương phản C. Tăng tiến
  3. D. Giả thiết và kết quả 10. Từ nào dưới đây là quan hệ từ? A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh". B. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay". C. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở." D. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. ĐỀ 2 Bài 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau: 1. Nam nữ tú 2. Trai tài gái . 3. Cầu được ước 4. Ước của .mùa 5. Đứng núi này núi nọ. 6. Non xanh nước 7. Kề vai .cánh. 8. Muôn người như . 9. Đồng cam khổ 10. Bốn biển một Bài 2. Xếp các từ sau thành các cặp đồng nghĩa: Dũng cảm, phi cơ, coi sóc, buổi sớm, phồn thịnh, giang sơn, gián đoạn, nơi, mĩ lệ, nhát gan, can đảm, hèn nhát, chăm nom, tươi đẹp, thịnh vượng, bình minh, chốn, đứt quãng, sơn hà, tàu bay. Bài 3. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây. 1. Từ “nặng” trong cụm từ “ốm nặng” và cụm “việc nặng” là các từ nghĩa. 2. Câu ghép là câu do nhiều câu ghép lại. 3. Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn . Viết thơ lên trời cao. (Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 4. Xét về mặt cấu tạo từ, các từ “lung linh, mong mỏi, phố phường, tin tưởng” đều là từ . 5. Câu “Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” thuộc kiểu câu: Ai .? 6. Tác giả của bài thơ “Chú đi tuần” là nhà thơ 7. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi mới ngoan.
  4. 8. từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. 9. Xét về mặt từ loại, từ “anh em” trong câu “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” là .từ. 10. Từ “đồng” trong cụm “trống đồng” và “đồng” trong cụm “đồng lúa” là hai từ đồng ĐỀ 3 Bài 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau: 1. Đồng . hợp lực. 2. Đồng sức đồng . 3. Một miếng khi bằng một gói khi no. 4. Đoàn kết là , chia rẽ là chết. 5. Thật thà là .quỷ quái. 6. Cây .không sợ chết đứng. 7. Trẻ cậy cha, già cậy 8. Tre già .mọc 9. Trẻ người dạ 10. Trẻ trồng na, già trồng Bài 2. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây. 1. .từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. 2. Đường vô xứ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. 3. Từ “nhưng” trong câu “Bạn ấy học giỏi nhưng lười.” là từ. 4. Từ “tư duy” trong câu: “Đây là bài tập phát triển tư duy.” là từ. 5. Bài thơ “Hành trình của bầy ong” của tác giả . 6. Cố đô của Việt Nam là 7. Từ “vui” trong câu “Tôi rất vui” là từ. 8. Cặp quan hệ từ “vì - ” thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. 9. Cặp quan hệ từ “tuy – nhưng” thể hiện quan hệ . 10. Từ “bay” trong câu: “Giôn – xơn/ Tội ác bay chồng chất/Nhân danh ai/ Bay mang B52/ Những na pan hơi độc/ Đến Việt Nam.” là .từ. Bài 3. Chọn một đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây: 1. Câu thơ: “Bầy chim đi ăn về/ vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc” (Đồng Xuân Lan). Từ nào dưới đây được tác giả sử dụng ở chỗ trống trong câu thơ? A.Trút B. Đổ
  5. C. Thả D. Rót 2. Từ “tựa” trong câu thơ: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc/ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” là từ loại nào dưới đây? A. Quan hệ từ B. Động từ C. Tính từ D. Danh từ 3. Bài thơ nào dưới đây không phải của Định Hải? A. Bài ca về trái đất. B. Cửa sông. C. Gọi bạn D. Nếu chúng mình có phép lạ. 4. Cấu tạo của tiếng “huyền” là? A. Âm đầu, âm chính, thanh. B. Âm đầu, âm đệm, âm chính, thanh điệu. C. Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối thanh điệu. D. Âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh điệu. 5. Câu nào dưới đây có từ “bà” là đại từ? A. Bà của Lan năm nay 70 tuổi. B. Bà ơi, bà có khỏe không? C. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê thăm bà tôi. D. Tiếng bà tôi nói rất vui vẻ, dịu dàng và trầm bổng. 6. Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ dưới đây? “Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im” (Hoàng Trung Thông) A. 2 danh từ B. 3 danh từ C. 4 danh từ D. 5 danh từ 7. Xét về mặt từ loại, nhóm từ: “quốc kì, quốc ca, quốc lộ, quốc gia“ có điểm gì chung? A. Đều là tính từ B. Đều là danh từ C. Đều là động từ
  6. D. Đều là đại từ 8. Trái nghĩa với từ “căng” trong “bụng căng” là ? A. Phệ B. Nhỏ C. Yếu D. Lép 9. Từ gạch chân trong câu thơ “Những vạt nương màu mật” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Đáp án: B (Nghĩa chuyển) 10. Từ nào không thuộc nhóm trong những từ: “Chậm, thong thả, từ từ, muộn”? A. Chậm B. Thong thả C. Muộn D. Từ từ ĐỀ 4 Bài 1. Điền các sự vật hoặc địa điểm vào các câu trong bài “Hà Nội” của nhà thơ Trần Đăng Khoa và vào các câu trong bài “Cao Bằng” của Trúc Thông. 1 .có chong chóng/ Cứ tự quay trong nhà/ Không cần trời nổi gió/ Không cần bạn chạy xa. (Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 2. Hà Nội có ./ Nước xanh như pha mực. (Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 3. Bên hồ ngọn / Viết thơ lên trời cao. (Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 4. Mấy năm giặc bắn phá/ .vẫn xanh cây. (Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 5. Trăng vàng chùa .(Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 6. Phủ .hoa bay .(Hà Nội – Trần Đăng Khoa) 7. Sau khi qua Đèo Gió/ Ta lại vượt . (Cao Bằng – Trúc Thông) 8. Lại vượt đèo / Thì ta tới Cao Bằng. (Cao Bằng – Trúc Thông) 9. , rõ thật cao/ Rồi dần dần bằng xuống. (Cao Bằng – Trúc Thông) 10. Còn núi non / Đo làm sao cho hết/ Như tình yêu đất nước/ Sau sắc người Cao Bằng. (Cao Bằng – Trúc Thông) Bài 2. Xếp các bài thơ và tác giả của các bài thơ đó thành từng nhóm. Tác giả: Tố Hữu, Phạm Đình Ân, Võ Quảng, Quang Huy, Nguyễn Đình Ảnh, Nguyễn Đình Thi, Trần Ngọc, Trần Đăng Khoa, Trương Nam Hương, Đoàn Văn Cừ.
  7. Bài thơ: “Mầm non”,“ Hạt gạo làng ta”,“Chợ Tết”,“Trong lời mẹ hát”,“Việt Nam thân yêu”,“Sắc màu em yêu”,“Bầm ơi”,“Cửa sông”,“Chú đi tuần”,“Trước cổng trời”. Bài 3. Chọn một đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây: 1. Tiếng nào dưới đây không ghép được với tiếng “công” để tạo thành từ có nghĩa? A. bằng B. dân C. cộng D. lai 2. Loại một từ có tiếng “hữu” không giống nghĩa với tiếng “hữu” ở các từ khác trong nhóm: “hữu nghị, hữu hiệu, hữu dụng, hữu ích”. A. hữu nghị B. hữu hiệu C. hữu dụng D. hữu ích. 3. Câu: “Dưới đáy rừng, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. ” được viết theo cấu trúc nào sau đây? A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ B. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ C. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ D. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ 4. Câu: “Trong đầm, những bông hoa sen tỏa hương thơm ngát.” thuộc kiểu câu Ai làm gì hay Ai thế nào hay Ai là gì? A.Kiểu câu Ai làm gì? B.Kiểu câu Ai thế nào? C.Kiểu câu Ai là gì? 5. Đoạn thơ: “Trăng ơi từ đâu đến/ Hay biển xanh diệu kì?/ Trăng tròn như mắt cá/ Chẳng bao giờ chớp mi.” (Trần Đăng Khoa) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Điệp từ D. Nhân hóa và so sánh 6. Tác giả của bài thơ “Trước cổng trời” là? A. Nguyễn Đình Ảnh B. Trúc Thông C. Đoàn Văn Cừ
  8. D. Tố Hữu 7. Câu: “Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.” có bao nhiêu vị ngữ? A. Một vị ngữ B. Hai vị ngữ C. Ba vị ngữ D. Bốn vị ngữ 8. Đại từ “ấy” trong đoạn: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” thay thế cho phần nào dưới đây? A. Nước Việt Nam là một. B. Dân tộc Việt Nam là một. C. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. D. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. 9. Từ đồng nghĩa với từ “lành” trong câu: “Cơn gió lành từ biển thổi vào cho mọi người cảm thấy dễ chịu” là? A. Hiền lành B. Lành lặn C. Mát lành D. Nguyên lành 10. Trong các từ đồng nghĩa sau, từ nào có sắc thái coi thường: A. Kiên cường B. Ngoan cố C. Ngoan cường ĐỀ 5 Bài 1. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu tục ngữ sau: 1. Có thì nên. 2. Nước chảy đá . 3 tha lâu có ngày đầy tổ. 4. Chân đá mềm. 5. Lửa thử vàng, gian nan thử 6. Một lần , một lần khôn. 7. Chớ thấy sóng cả mà tay chèo. 8. Thua keo này, . keo khác.
  9. 9. Thất bại là mẹ 10. Thắng không kiêu, bại không Bài 2. Ghép các từ thuần Việt và Hán Việt cùng nghĩa vào thành một nhóm. Hỏa, đẹp, bạn bè, lạc quan, tim, cận, thi sĩ, lửa, gần, tâm, quan sát, có ích, bằng hữu, loài người, , nhìn, hữu ích, nhân loại, mĩ lệ, nhà thơ ,vui vẻ. Bài 3. Chọn 1 đáp án đúng 1.Loại một từ có chứa tiếng “công” không cùng nghĩa với tiếng “công” trong các từ còn lại: “Công bằng, công minh, công cộng, công lí”. A. Công bằng B. Công minh C. Công cộng D.Công lí 2.Từ ghép tổng hợp trong đoạn thơ: “Hai cha con bước đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh/ Bóng cha dài lênh khênh/ Bóng con tròn chắc nịch” là? A. Cha con B. Mặt trời C. Chắc nịch D. Rực rỡ 3. Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho câu: “Con đi mua cho bố quyển sách.” nếu câu đó là lời của con nói với mẹ. A. Câu cầu khiến B. Câu cảm C. Câu nghi vấn D. Câu kể 4. Trong các từ dưới đây, từ nào có tiếng “quan” có nghĩa là “nhìn, xem”? A. Quan lại B. Quan tâm C. Lạc quan D. Quan chức 5. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Vì cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc sách báo, bà thường phải đeo kính.” thể hiện quan hệ gì? A. Giả thiết, kết quả B. Nguyên nhân, kết quả. C. Tương phản D. Tăng tiến
  10. 6. Các câu trong đoạn văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào? “Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. ” A. Dùng từ ngữ nối. B. Thay thế từ ngữ. C. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ nối. D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ. 7. Trong trường hợp nào, từ “mũi” mang nghĩa: bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của vật? A. Mũi tiến công B. Mũi thuyền C. Mũi quân D. Mũi người 8. Từ “lòng” trong câu thơ “Lúa chín ngập lòng thung” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển 9. Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn bè? A. Chiến hữu B. Hữu nghị C. Bằng hữu D. Hữu dụng 10. Các vế câu ghép: “Tôi chưa nói hết câu, nó đã ngắt lời.” được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp bằng dấu câu. B. Nối bằng cặp quan hệ từ. C. Nối bằng cặp từ hô ứng. D. Nối bằng dấu câu và cặp từ hô ứng.'