Đề cương ôn luyện từ và câu cuối kì 1 Lớp 5

pdf 49 trang minhtam 27/10/2022 10301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn luyện từ và câu cuối kì 1 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_luyen_tu_va_cau_cuoi_ki_1_lop_5.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn luyện từ và câu cuối kì 1 Lớp 5

  1. Bài 17 : Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được. Bài 18 :Em hãy tìm : - 3 thành ngữ nói về việc học tập. - 3 thành ngữ ( tục ngữ ) nói về tình cảm gia đình. Bài 19 :Tìm các từ tượng hình, tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống : - hang sâu - cười -rộng - vực sâu - nói - dài - cánh đồng rộng - gáy - cao - con đường rộng - thổi - thấp Bài 20:Tìm 4 từ ghép có tiếng “ thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm khác nhau của hoa, Phân biệt nghĩa của các từ này. Bài 21 :Giải nghĩa các thành ngữ , tục ngữ sau : - Ở hiền gặp lành. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Ăn vóc học hay. - Học thày không tày học bạn. - Học một biết mười. - Máu chảy ruột mềm. Bài 22:Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ : - Chậm như - Ăn như - Nhanh như - Nói như - Nặng như - Khoẻ như - Cao như - Yếu như - Dài như - Ngọt như - Rộng như - Vững như Bài 23:Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị. Bài 24 :Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng : a) Bạn Vân đang nấu cơm nước. b) Bác nông dân đang cày ruộng nương. c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa. d) Em có một người bạn bè rất thân. Bài 25 : Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau. Bài 26 :Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : - Anh ấy đang suy nghĩ. 30
  2. - Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc - Anh ấy sẽ kết luận sau - Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn - Anh ấy ước mơ nhiều điều - Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao Bài 27 : Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó : a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến. b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa. Bài 28 :Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ : - Đi ngược về xuôi. - Nhìn xa trông rộng. - nước chảy bèo trôi. Bài29 :Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau : - Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. - Non cao gió dựng sông đầy nắng chang. - Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình. - Nước chảy đá mòn. Bài 30:Xác định từ loại của những từ sau : Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu. Bài31 :Xác định từ loại của những từ sau : Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn. Đại từ - Đại từ xưng hô ( Tuần 9, Tuần 11- Lớp 5 ): Bài 32: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây : a) Tôi đang học bài thì Nam đến b) Người được nhà trường biểu dương là tôi c) Cả nhà rất yêu quý tôi d) Anh chị tôi đều học giỏi e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng Bài 33 :Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào : Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc : - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 ) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 ) - Tớ cũng thế. (câu 3 ) Bài 34 :Đọc các câu sau : Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin : - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời : 31
  3. -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ? ( Theo Lép Tôn- xtôi ). a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại : - Đại từ xưng hô điển hình. - Danh từ lâm thời làm đaị từ xưng hô. Bài 35 :Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại : a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. c) - Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ? - Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ? - Tớ cũng được 10 điểm. 32
  4. PHIẾU 4 Quan hệ từ (QHT) a) Ghi nhớ : - QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. - Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, - Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT. Các cặp QHT thường dùng là : + Vì nên ; Do nên ; Nhờ nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ). + Nếu thì ; Hễ thì (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ). + Tuy nhưng ; Mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ). + Không những mà còn ; Không chỉ mà còn (biểu thị quan hệ tăng tiến ). Bài 36 :Tìm QHT và cặpQHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng : Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Bài 37 :Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu : nhưng, còn , và , hay, nhờ. a) Chỉ ba tháng sau, siêng năng ,cần cù, cậu vượt lên đầu lớp. b) Ông tôi đã già không một ngày nào ông quên ra vườn. c) Tấm rất chăm chỉ Cám thì lười biếng. d) Mình cầm lái cậu cầm lái ? e) Mây tan mưa tạnh dần. Bài 38 :Đặt câu với mỗi QHT sau : của , để, do, bằng, với , hoặc. Bài 39 :Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp QHT dùng để biểu thị quan hệ : Nguyên nhân- kết quả - Điều kiện ( giả thiết ) - kết quả - Nhượng bộ (đối lập, tương phản ) - Tăng tiến 33
  5. Từ đồng nghĩa ( TĐN ): a) Ghi nhớ : * TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Có thể chia TĐN thành 2 loại : - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D : xe lửa = tàu hoả con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp . V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, ( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước ) + Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. Bài 40 :Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau : a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến ) b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu ) c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du ) d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên ) e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu ) Bài 41 :Gạch chân dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại : a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn. Bài 42 :Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại : a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội. c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. 34
  6. Bài 43 :Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây , cây cối đứng , không gian không một tiếng động nhỏ. Bài 44 :Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu : a) Thợ + X b) X + viên c) Nhà + X d) X + sĩ Bài 45 :Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây : a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ). c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Bài 46 :Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm : a) Cắt, thái, b) To, lớn, c) Chăm, chăm chỉ, a) Nghĩa chung : b) Nghĩa chung : c) Nghĩa chung : Bài 47 :Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm : Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn. Bài 48 :Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau : Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa , tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà , nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng vì 35
  7. một lá cỏ non vừa , hình như mỗi giọt khí trời cũng , không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay. ( theo Nguyễn Đình Thi ) (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh . (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. Bài 49:Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây Bảng ; vải ; gạo ; đũa ; mắt ; ngựa ; chó Từ trái nghĩa (Tuần 4- lớp 5 a) Ghi nhớ : - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. *Xem thêm : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD : Với từ “nhạt” : - (muối) nhạt > < đậm : cơ sở chung là “màu sắc”. Bài 50:Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : thật thà, giỏi giang,cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình. Bài 51 :Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT1. Bài 52 :Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa : a) Già : - Quả già - Người già - Cân già b) Chạy : - Người chạy - Ôtô chạy - Đồng hồ chạy 36
  8. c) Chín : - Lúa chín - Thịt luộc chín - Suy nghĩ chín chắn Bài 53:Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghãi đó. Từ đồng âm (Tuần 5 - lớp 5 ): a) Ghi nhớ : - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể . - Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. b) Bài tập thực hành : Bài 54 :Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau : a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu . b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò . c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng Bài 55 :Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc. *Đáp án : Bài 56 :Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín. 37
  9. Bài 57: Diễn đạt lại từng câu dưới đây cho rõ nghĩa hơn : a) Đầu gối đầu gối. b) Vôi tôi tôi tôi. Từ nhiều nghĩa: (Tuần 7 - lớp 5 ) a) Ghi nhớ : * Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (Xem thêm : - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. VD1 : Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa . VD2 : Với từ “Ăn’’: - Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc). - Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới. - Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào. - Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở. - Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển. - Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần. Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa . *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh. * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. VD : - Tôi đi sang nhà hàng xóm. Đi : (Người ) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác , không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen ( di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển ) ) * Lưu ý : Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị. VD : - Bãi biển : Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển.sát mép nước. - Tâm sự : Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác. 38
  10. - Bát ngát : Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa . VD : - Tổ quốc : Đất nước mình. - Bài học : Bài HS phải học. - Bãi biển : Bãi cát ở vùng biển . - Bà ngoại : Người sinh ra mẹ . - Kết bạn : Làm bạn với nhau. : Bài 58 :Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển ) : nhà, đi, ngọt. Bài 59:Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghã chuyển : a)Miệng cười tươi , miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn . b)Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà , sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch . Bài 60 :Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa : a)Vàng : - Giá vàng trong nước tăng đột biến - Tấm lòng vàng . - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường b) Bay : - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường - Đàn cò đang bay trên trời - Đạn bay vèo vèo - Chiếc áo đã bay màu 39
  11. Bài 61 :Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu : a) Cân ( là DT, ĐT, TT ) b) Xuân ( là DT, TT ) Bài 62 :Cho các từ ngữ sau : Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng , đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy. a)Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau. b)Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên CÂU .1.Ghi nhớ : Câu do từ tạo thành và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được . 2.Bài tập thực hành : Bài 63 :Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh : a- Ngày khai trường b- Bác rất vui lòng c- Cái trống trường em d- Trên mặt nước loang loáng như gương e- Những cô bé ngày nào nay đã trở thành Bài 64:Xếp các từ sau thành câu theo các cách khác nhau : a) chim, trên, hót, ríu rít, cây. b) Đồ Sơn, ở, rất, em, thích, nghỉ ,hè. Bài 65 :Đặt câu với mỗi từ sau : Xum xuê, rập rờn, ngập ngừng, long lanh, sóng sánh. Bài 66 :Viết tiếp 3 câu để thành đoạn : a- Hôm nay là ngày khai trường b- Thế là mùa xuân đã về Bài 69 :Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách : 40
  12. a) Bông hoa đẹp này. b) Con đê in một vệt ngang trời đó. c) Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy. Bài 70 :Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách : a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác. b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy. c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ. d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp. e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa. Bài 71 :Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau : a)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường . b)Ngoài suối , trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng ve cất lên inh ỏi, râm ran. Bài 72 :Tìm CN, VN của các câu sau : a) Suối chảy róch rách. b) Tiếng suối chảy róc rách. c) Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. d) Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. e) Tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng mọi người gọi nhau í ới . f) Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới . g) Con gà to, ngon. h) Con gà to ngon. i) Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả. j) Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả . k) Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng. l) Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng. m) Mấy chú dế bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ . n) Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ. o) Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. p) Sách vở của con là vũ khí. Lớp học của con là chiến trường. Bài 73 :Tìm CN, VN, TN của những câu sau : a)Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ. b)Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương. c)Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. 41
  13. Bài 74 :Hãy xác định bộ phận song song trong câu b) của BT3 và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu. Bài 75: Chuyển các cặp câu sau thành 1 câu (có BPSS) để cách diễn đạt ngắn gọn hơn. - Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp./ Buổi chiều, đường phố đông vui, nhộn nhịp. - Sáng nay, lớp 5A lao động./ Sáng nay, lớp 5B lao động. - Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước. - Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước. Bài 76 :Gọi tên các bộ phận được gạch chân trong các câu sau : a) Ở Vinh, tôi được nghỉ hè. b) Tôi được nghỉ hè ở Vinh. Bài 77 :Tìm ĐN, BN trong các câu văn sau : a) Tất cả HS lớp 5A lao động ngoài vườn trường. b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế đứng trang nghiêm. Bài 78 :Đặt câu theo cấu trúc sau : a) TN, TN, CN - VN. b) TN, CN, CN – VN. c) TN, CN- VN, VN. d) TN, TN, TN, CN – VN. e) TN, TN, CN, CN, - VN, VN. Bài 79 :Chỉ ra chỗ sai của các câu sau rồi sửa lại cho đúng : a) Bạn Lan học và ngoan. b) Bây giờ ta đi chơi hay là chăm chỉ học? c) Cô gái đó vừa xinh vừa học kém. Bài 80 :Mở rộng các câu sau bằng cách thêm ĐN, BN cho nòng cốt câu : a) Mây trôi b) Hoa nở Bài 81: Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu : TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện. Các kiểu câu : (Chia theo mục đích nói): Dựa vào mục đích nói, người ta chia câu thành các kiểu câu: Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. 1.Câu hỏi: (Tuần 13- Lớp 4 ) A) Ghi nhớ: - Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. - Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi dùng để tự hỏi mình. 42
  14. - Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,sao, không, Khi viết, cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. B) Bài tập thực hành: Bài 1:Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân sau: a) Dưới ánh nắng chói chang, Bác nông dân đang cày ruộng. b) Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn. Bài 2:Dựa vào các tình huống sau, hãy đặt câu hỏi để tự hỏi mình: a) Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. b) Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy. c) Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm. Bài 3 :Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây : a) Giữa vườn lá um tùm, bông hoa đang dập dờn trước gió. b) Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi. d) Bé rất ân hận vì không nghe lời mẹ dặn. Bài 4 :Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không? b) Sao bạn chịu khó thế ? c) Sao con hư thế nhỉ ? d) Cậu làm như thế này là đúng à ? e) Tớ làm thế này mà sai à ? .2.Câu kể: (Tuần 16- Lớp 4) A) Ghi nhớ: - Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm. - Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? B) Bài tập thực hành : (Lưu ý : Một số BT sẽ ghi đáp án luôn ở phần đề bài) Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận VN của từng câu tìm được: Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm. Bài 2:Dùng gạch ( / ) tách CN và VN trong từng câu sau và cho biết VN trong từng câu là ĐT hay cụm ĐT. a) Em bé cười. ( ) b) Cô giáo đang giảng bài . ( ) c) Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp *. ( ) Bài 3:Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Trong đó một câu có VN là ĐT, một câu có VN là cụm ĐT. 43
  15. Bài 4:Tìm CN, VN, trạng ngữ của các câu văn sau: Cá Chuối mẹ lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Cá Chuối mẹ lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ. Ở dưới nước, đàn cá chuối con chờ đợi mãi không thấy mẹ. Bài 5:Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưỡi các bộ phận VN. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn , dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành*. Bài 6:VN trong các câu kể Ai thế nào ? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành? Bài 7: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của từng câu . a) Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù. b) Bông cúc là nắng làm hoa Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng Lúa chín là nắng của đồng Trái thị, trái hồng , là nắng của cây. c) Tôi là chim chích Sống ở cành chanh. 44
  16. PHIẾU 5 *Những nội dung cần ghi nhớ: 1.Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình) Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu T.G.T.H Láy vần Láy âm và vần Láy tiếng 2. Các lớp từ: Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa 3. Từ loại: Danh từ (Cụm DT) Động từ (Cụm ĐT) Tính từ (Cụm TT) Đại từ (Đại từ chỉ ngôi) Quan hệ từ 4. Câu : Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn Phân loại theo mục đích nói: Câu kể Câu ghép Câu hỏi Câu cảm Câu khiến 5.Các thành phần của câu: Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ Định ngữ* Bổ ngữ* Hô ngữ* 6.Liên kết câu : Lặp từ ngữ Thay thế từ ngữ Dùng từ ngữ để nối (Liên tưởng ) 7.Cách nối các vế câu ghép : Nối trực tiếp Dùng từ nối: Nối bằng quan hệ từ Nối bằng cặp từ hô ứng *Bài tập thực hành: Bài tập 11:Hãy chỉ ra các từ phức trong các kết hợp sau: Xe đạp, xe cộ, kéo xe, đạp xe, nướng bánh, bánh rán, nước uống, quắt lại, rủ xuống, uống nước, chạy đi. Bài tập 12: Dùng 1 gạch ( / ) để tách từng từ trong đoạn văn sau: a) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới, Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên Bài tập 13:Tìm các từ láy có trong nhóm từ sau: 45
  17. Mải miết, xa xôi, xa lạ, mơ màng, san sẻ, chăm chỉ, học hỏi, quanh co, đi đứng, ao ước, đất đai, minh mẫn, chân chính, cần mẫn, cần cù, tươi tốt, mong mỏi, mong ngóng, mơ mộng, phẳng phiu, phẳng lặng. Bài tập 14:Hãy điền vào chỗ trống để có các từ ghép và từ láy: Màu , đỏ , vàng , xanh , sợ , buồn , lạnh Bài tập 15: a) Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “mưa” b) Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “nắng” Bài tập 16:Chỉ ra các từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại trong các từ sau: Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh chị, anh cả, em út, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu, vui buồn, vui mắt. Bài tập 17: Chia các từ sau thành 2 loại: Từ tượng thanh và từ tượng hình: Thấp thoáng, thình thịch, phổng phao, đồ sộ, bầu bầu, mập mạp, khanh khách, lè tè, ào ào, nhún nhẩy, ngào ngạt, chon chót, bi bô, bập bẹ, chới với, thoang thoảng, lon ton, tim tím, thăm thẳm. Bài tập 18:Cho các từ sau: Lững thững, thướt tha, đủng đỉnh, róc rách, thì thào, lác đác, khúc khích, lộp độp, lách cách, the thé, sang sảng, đoàng đoàng, ào ào. a) Phân các từ láy trên thành các kiểu: láy tiếng, láy âm, láy vần, láy cả âm và vần. b) Trong các từ trên, từ nào là từ tượng thanh, từ nào là từ tượng hình? Bài tập 19:Dựa vào các tính từ dưới đây, tìm thêm những thành ngữ so sánh: Xanh, vàng, trắng, xấu, đẹp, cứng, lành, nặng, nhẹ, vắng, đông, nát. (Mẫu: Chậm Chậm như rùa) Bài tập 20: Gạch dưới từ không giống các từ khác trong nhóm: a) xanh ngắt, xanh thẳm, xanh xao, xanh biếc. b) Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, non sông. c) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, lão nông. d) Đỏ au, đỏ bừng, đỏ ửng, đỏ đắn. e) Hoà bình, hoà tan, hoà thuận, hoà hợp. f) Róc rách, thì thầm, lách tách, rì rào. g) Giáo viên, học sinh, sinh viên, bạn bè. h) Thành tích, thành thực, thành thật, trung thực. Bài tập 21:Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng. b) đỗ tương - đỗ lại – thi đỗ - giá đỗ. Bài tập 22:Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ có trong các két hợp dưới đây: a) Ngọt: cam ngọt, nói ngọt, đàn ngọt, rét ngọt. b) Cứng: lí lẽ cứng, cứng như thép, tê cứng, lực học cứng. c) Ăn: ăn đòn, ăn nắng, ăn ảnh, ăn cơm. d) Chạy: chạy ăn, ôtô chạy, chạy nhanh, đồng hồ chạy. 46
  18. e) Đi: tôi đi bộ, đi ôtô, đi học, đi công tác. Bài tập 23:Hãy tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a) Thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành. b) Nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi. c) Vui vẻ, cao thượng, cản thận, siêng năng. d) Già lão, cân già, quả già. e) Muối nhạt, đường nhạt, màu nhạt. Bài tập 24:Xác định từ loại của các từ sau: Núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đi đứng. Bài tập 25: Cho đoạn văn sau:Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. a) Dùng 1 gạch ( / ) tách từng từ trong đoạn văn trên. b) Tìm các DT, ĐT, TT có trong đoạn văn trên. Bài tập 26:Tìm từ lạc có trong các nhóm từ sau: a. Xúc động, lo lắng, thân thương, tâm sự. b. Cái xấu, cái ác, lương thiện, nỗi vất vả. c. Sự thật, giả dối, ngay thẳng, hièn lành. Bài tập 27:Gạch chân các tính từ có trong nhóm từ sau: Trìu mến, cái đẹp, kiên trì, điểm tốt, niềm vui, kỉ niệm, điều hay, lẽ phải, xinh xắn, chuyên cần. Bài tập 28: Tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào: Lúc tan học, Lan hỏi Hằng: - Hằng ơi, cậu được mấy điểm toán? - Tớ được 10, còn cậu được mấy điểm? - Tớ cũng vậy. Bài tập 29: Tìm các Quan hệ từ và cặp QHT có trong các câu văn sau và nêu rõ tác dụng của chúng: a. Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn. b. Tấm rất chăm chỉ còn Cám rất lười biếng. c. Mây tan và mưa tạnh dần. d. Nam không chỉ học giỏi mà cậu còn hát rất hay. e. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng Lan vẫn học tốt. Bài tập 30:Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của, để, do, bằng, với, hoặc. Bài tập 32:Chỉ ra tác dụng của từng cặp QHT trong mỗi câu sau: a) Vì gió thổi nên cây đổ. b) Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ. c) Tuy gió thổi không mạnh nhưng cây vẫn đổ. d) Nếu Nam giỏi toán thì Bắc giỏi văn. 47
  19. e) Nam không chỉ giỏi toán mà Nam còn giỏi văn. Bài tập 33:\Đặt câu có: - Từ “của” là danh từ. - Từ “của” là dộng từ. - Từ “hay” là tính từ. - Từ “hay” là quan hệ từ. Bài tập 34:Những câu sau còn thiếu thành phần chính nào? Hãy nêu 2 cách sửa lại cho thành câu và chép lại các câu đã sửa theo mỗi cách? a. Bông hoa đẹp này. b. Con đê in một vệt ngang trời đó. c. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành. d. Trên nền trời sạch bóng như được gội rửa. e. Khi ông mặt trời ló ra khỏi ngọn tre. Bài tập 35: (Bài đã điền sẵn đáp án ) Hãy tách đoạn văn sau thành 5 câu, điền dấu phẩy, dấu chấm và viết hoa cho đúng: Giữa vườn lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm một bông hoa rập rờn trước gió màu hoa đỏ thắm cánh hoa mịn màng khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết đoá hoa toả hương thơm ngát hương hoa lan toả khắp khu vườn. Bài tập 39:Hãy chuyển câu: “Mùa xuân về” thành các kiểu câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Bài tập 43:Điền các dấu chấm, dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Gió tây lướt thướt bay qua rừng quyến hương thảo quả đi rải theo triền núi đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chin San gió thơm cây cỏ thơm đất trời thơm người đi từ rừng thảo quả về hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo nếp khăn. Bài tập 44:Sắp xếp những câu sau thành một đoạn văn: Thế là tôi mạo hiểm trèo lên bắt chú sáo xinh đẹp kia (1). Hôm nào trước khi đi học, tôi cũng đều cho sáo ăn (2). Tôi đang mơ ước có một con sáo biết nói (3). Một hôm, tôi thấy một chú sáo mỏ vàng cực đẹp trên cây đa cao tít trước nhà (4). Tôi đem sáo về chăm sóc rất kĩ (5). Sáng nay, khi đi học về, tôi không còn thấy sáo đâu nữa (6). *Đáp án: Bài tập 45:Tìm và điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống để đoạn văn có sức gợi tả: Mặt trăng tròn , nhô lên sau luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao như những con đom đóm nhỏ. Tiếng sương đêm rơi lên lá cây và tiếng côn trùng trong đất ẩm. Chị gi.ó chuyên cần bay làm mấy ngọn xà cừ trắng ven đường. đâu đây mùi hoa thiên lí lan toả. Bài tập 46:Điền các từ : vàng xuộm, vàng hoe, vàng giòn, vàng mượt, vàng ối, vàng tươi, vào những vị trí thích hợp: 48
  20. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Màu lúa chín dưới đồng lại. Nắng nhạt ngả màu Từng chiếc lá mít Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh Dưới sân, rơm và thóc Quanh đó, con gà, con chó cũng (Tô Hoài) Bài tập 47:Hãy phân biệt nghĩa của các từ vừa điền ở bài tập 46. 49