Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (từ 1885 đến trước 1873)

doc 16 trang minhtam 6460
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (từ 1885 đến trước 1873)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khan.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (từ 1885 đến trước 1873)

  1. Bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (TỪ 1885 ĐẾN TRƯỚC 1873) 1. Mục tiêu a. Kiến thức HS cần nắm được: - Ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm. - Qúa trình Pháp tấn công Đà Nẵng,Gia Định cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng,Gia Định. b. Kỹ năng - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử. - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện. c. Thái độ - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. - Giáo dục tinh thần yêu nước,lòng tự hào dân tộc. PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược. - Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã có những biểu hiện lâm vào khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực. - Nông nghệp sa sút. Nhiều chính sách của nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công và thương nghiệp. - Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. - Chính sách cấm đạo và sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng. 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. - Từ thế kỉ XV, XVI, người phương Tây đã đến Việt Nam buôn bán. Người Anh âm mưu thôn tính đảo Côn Lôn nhưng thất bại. - Thông qua con đường truyền đạo,các giáo sĩ Pháp tích cực thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Lợi dụng chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn Na pôlêông III (lên ngôi 1852) liên minh với Tây Ban Nha phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực chất là chạy đua với các nước tư bản khác bành trướng thuộc địa sang phương Đông 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 - Ngày 1 - 9 - 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. (ĐN là 1 cửa biển nước sâu, gần kinh thành Huế) 1
  2. - Quân dân ta thực hiện kế sách "vườn không nhà trống",gây cho địch nhiều khó khăn. - Quân Pháp và TBN bị cầm chân suót 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. - Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạc đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại. 4. Kháng chiến ở Gia Định - Không chiếm được ĐN, Pháp đưa quân vào Gia Định vì đây là vị trí chiến lược quan trọng, có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có thể dùng làm căn cứ để mở rộng xâm lược Campuchia. Ngày17 - 2 - 1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng. + Trái ngược lại, các đội dân binh vẫn chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn buộc chúng phải chùn bước. - Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp: đầu 1860 giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân Pháp ở VN bị điều động sang chiến trường Trung Quốc,chỉ để lại 1 lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định. + Tháng 3 - 1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhương chỉ xây dượng đại đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp. 5. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam kì.Hiệp ước 6-6-1862 - Ngày 23-2-1861, Pháp tấn công và chiếm đại đồn Chí Hoà. - Thừa thắng chúng đánh chiếm thêm 3 tỉnh là Định Tường (12 - 4-1861), Biên Hoà (18 – 12 - 1861), Vĩnh Long (23 - 3 - 1862). - Tuy vậy, thực dân Pháp không sao kiểm soát được các vùng đã chiếm đóng. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta phát triển mạnh, các toán quân của Trương định, Nguyễn Trung Trực giành nhiều thắng lợi, gây cho địch nhiều khó khăn. - Giữa lúc đó, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5 - 8 -1862), nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kì, đảo Côn Lôn. 6. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862 - Triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ chương hoà với Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân. - Nhân dân ta vẫn quyết tâm kháng chiến tới cùng. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Trương Định chống lệnh của triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng. - Năm 1864 sau cuộc tập kích của Pháp Trương định bị thương nặng,hi sinh. 7. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì - Việc đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây nằm trong kế hoạch " chinh phục từng gói nhỏ" của Pháp.Chúng đánh chiếm CPC, cô lập 3 tỉnh miền Tây, ép triều đình huế nhường quyền cai quản và cuối cùng tấn công bằng vũ lực. - Ngày 20 - 6 - 1867, quân Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản phải nộp thành. 2
  3. - Từ ngày 20 đến ngày 24 - 6 - 1867, quân Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn. 8. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp - Đến 1867, cả 6 tỉnh Nam Kì đã bị giặc chiếm,tương quan lực lượng chênh lệch, tinh thần chiến đấu của quan quân triều đình đã giảm sút. - Tuy vậy, phong trào kháng Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây vẫn dâng cao, dưới nhiều hình thức bám đất, bất hợp tác với giặc, khởi nghĩa vũ trang,liên minh chiến đấu với nhân dân Cam pu chia - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Nguyễn Trung trực, Nguyễn Hữu Huân PHẦN II: LUYỆN TẬP, CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 1: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (ký ngày 5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp A. ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn. B. ba tỉnh: miền Tây Nam kì và đảo Côn Lôn. C. sáu tỉnh Nam kì. D. các tỉnh Bắc kì. Câu 2: Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông như thế nào? A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp. B. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp. C. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp. D. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp. Câu 3: Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường thực dân Pháp bất ngờ tập kích vào A. đồn Chí Hòa. B. căn cứ Tân Phước C. đồn Chợ Rẫy D. thành Vĩnh Long. Câu 4: Người được nhân dân phong “Bình Tây Đại nguyên soái” là A. Trương Quyền . C. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 5: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là A. quốc gia phong kiến có độc lập, chủ quyền. B. một nước thuộc địa của Pháp. C. một nước thuộc địa của Tây Ban Nha. D. một nước phụ thuộc vào Pháp. Câu 6: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt nam đang trong tình trạng A. phát triển nhanh chóng. B. có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. C. ổn định. D. có nền công thương nghiệp phát triển. 3
  4. Câu 8 : Cuộc khởi nghĩa Nông văn Vân nổ ra ở A. Sơn Tây. B. Thanh Hóa. C. Tuyên quang, Cao Bằng. D. Lai Châu. Câu 9: Nguyên cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt nam là A. vương triều Tây sơn sụp đổ. B. vua Tự Đức mất. C. Có lực lượng giáo dân ủng hộ. D. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa. Câu 10: Nơi quân Pháp và Tây Ban Nha mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam là A. Gia Định. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Thuận An. Câu 11: Trong thời gian 5 tháng quân Pháp bị cầm chân ở A. bán đảo Sơn Trà. B. Gia Định. C. Huế. D. Vĩnh Long. Câu 12: Kế hoạch của Pháp khi bắt đầu xâm chiếm Việt Nam là A. đánh chiếm dần dần. B. “đánh nhanh thắng nhanh”. C. “chinh phục từng gói nhỏ” D. “đánh nhanh thắng nhanh”, vừa đánh chiếm. Câu 13: Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp quyết định đưa quân vào A. Huế. B. Gia Định. C. Vĩnh Long. D. Biên Hòa. Câu 14: Chỉ huy quân dân ta kháng chiến ở Đà Nẵng năm 1858 là A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng diệu. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Quyền. Câu 15: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Pháp trên sông Vàm cỏ Đông 10/12/1861 là A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Thông. 4
  5. Câu 16: Đồn lũy mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ ở Gia Định là A. thành Gia Định. B. Đại đồn Chí Hòa. C. thành Vĩnh Long. D. đồn Kiên Giang. Câu 17: Quan lại triều đình chỉ huy xây dựng đại đồn Chí Hòa là A. Hoàng Diệu. B. Phan Tôn. C. Nguyễn Tri Phương. D. Phan Liêm. Câu 18: Ngày 17/2/1859, thực dân Pháp tấn công A. thành Hà Nội. B. Gia Định. C. Đà Nẵng. D. Các tỉnh đồng bằng Bắc kì. Câu 18: Ngày 1/9/1858, thức dân Pháp nổ súng, mở đầu cuộc xâm lược Việt nam ở A. Sài Gòn. B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Hà Nội. Câu 19: Từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì A. rất khó khăn do vấp phải sự kháng cự của triều đình Huế. B. sau những cuộc giằng co với quân triều đình. C. không tốn một viên đạn. D. khá dễ dàng. Câu 20: sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh thất bại”, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch A. “chinh phục từng gói nhỏ” B. chủ động phản công. C. phòng ngự. D. vừa phòng ngự vừa tấn công. Câu 21: Cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn ở Gia Định năm 1833, lãnh đạo là A. Lê Duy Lương. B. Lê Văn khôi. C. Nông Văn vân. D. Cao Bá Quát. Câu 22: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì là A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. C. Vĩnh long, Gia Định, Biên Hòa. 5
  6. D. An Giang, Định Tường, Biên Hòa. CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta giữa thế kỉ XIX là gì? A. Chế độ phong kiến có những biểu hiện suy yếu nghiêm trọng nhưng đã đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế và văn hóa. B. Chế độ phong kiến bước đầu suy yếu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không có điều kiện phát triển. C. Nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình và sự can thiệp của tư bản phương Tây. D. Các cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, đời sống của nhân dân được cải thiện. Câu 2. Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn Đã có chủ trương gì? A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất. B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long. C. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất. D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp. Câu 3: Tình thế của quân Pháp tại Đà Nẵng như thế nào? A. Có nhiều thuận lợi nhờ sự giúp sức của quân Tây Ban Nha. B. Không gặp nhiều trở ngại do nhà Nguyễn không chủ động tấn công. C. Rất khó khăn do vấp phải tinh thần chiến đấu của quân dân Đà Nẵng. D. Trong thế giằng co quyết liệt với triều đình Huế. Câu 4: Chiến thắng nào làm nức lòng quân và dân Nam Kì trong năm 1862? A. đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Đồng Nai. B. đánh đắm tàu chiến Pri-mô-ghê trên sông Đồng Nai. C. phục kích và giết chết tên Đại úy Bác-bê tại Gia Định. D. đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông. Câu 5: Chủ trương chính của triều đình Huế khi Pháp đánh chiếm Gia Định là gì? A. Tích cực, chủ động đánh Pháp. B. Xây dựng phòng tuyến vững chắc để phòng ngự. C. Thương thuyết đòi Pháp rút quân. D. Cầu cứu nhà thanh giúp đỡ. Câu 6: Tình hình chiến sự tại Gia Định đầu 1860 như thế nào? A. Diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân triều đình và quân Pháp. B. Quân triều đình trong thế chủ động tấn công. 6
  7. C. Quân Pháp ở trong thế chủ động hoàn toàn. D. Pháp chỉ còn lực lượng rất mỏng nhưng quân triều đình tận dụng cơ hội để đánh Pháp. Câu 7: Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào? A. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống. B. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn. D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp. Câu 8: Vì sao Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì là gì? A. Lực lượng quân Pháp mạnh, vũ khí hiện đại. Nhà nguyễn mang nặng tư tưởng nghị hòa. B. Quân triều đình không đánh Pháp. C. Phong trào đấu tranh của quần chúng không quyết liệt. D. Nhà Thanh giúp Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Câu 9: Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), Pháp rơi vào tình thế A. Bị các. Đội dân binh ngày đêm bám sát để quấy rối và tiêu diệt. B. Bị thương vong gần hết. C. Bị bệnh dịch hoành hành. D. Bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch và thương vong. Câu 10: Tháng 2/1859 Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là vì A. vị trí chiến lược quan trọng, là bàn đạp làm chủ lưu vực sông Mê công. B. có nhiều tài nguyên. C. là nơi tập trung đông dân. D. là nơi tập trung quân của nhà nguyễn. Câu 11 : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của ai? A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực . C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 12: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Triều Nguyễn và Pháp kí trong hoàn cảnh nào? A.Vua Tự Đức mất. B. Pháp chiếm thành Gia Định. C. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ. D. phong trào kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao. 7
  8. Câu 13: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là nhằm chống lại lực lượng nào? A. Thực dân Pháp B. Thực dân Pháp, phong kiến đầu hàng. C. Triều đình Huế. D. Bọn phản động tay sai. Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam kì là A. Nguyễn Hữu Huân bị bắt. B. Nguyễn Trung Trực lâm bệnh nặng. C. do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta. D. phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi. Câu 15: Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì, nhà Nguyễn đã A. tổ chức cho nhân dân phản công lấy lại. B. thừa nhận đó là vùng đất thuộc Pháp, không nghĩ đến việc giàng lại. C. thương lượng với Pháp để xin chuộc. D. chuẩn bị lực lượng chờ thời. Câu 16: Vì sao thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch xâm lược Đà Nẵng (1858)? A. Quân Pháp không phát huy được ưu thế về vũ khí. B. Quân Pháp không nhận được quân tăng viện kịp thời. C. Quân Pháp vấp phải phong trào kháng chiến mạnh mẽ của quân và dân ta. D. Triều đình Huế tổ chức phản công mạnh mẽ liên tục ở mặt trận Đà Nẵng. Câu 17: Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống liên quân Pháp và Tây Ban Nha? A. Tập trung lực lượng chủ động tấn công quân Pháp. B. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế. C. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp. D. Đắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Câu 18: Triều đình Huế có kế sách gì khi Pháp đã chiếm thành Gia Định? A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp. B. Cầu viện Trung Quốc. C. Thương lượng để quân Pháp rút lui. D. Xây dựng phòng tuyến vững chắc để phòng ngự. Câu 19: Sau Hiệp ước 1862 một phong trào diễn ra sôi nổi khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản li vùng đất mới chiếm được. A. Phong trào “tị địa” B. Phong trào nông dân Tây Sơn. C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì. D. Phong trào đấu tranh của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam kì. Câu 20: Nguyên nhân Pháp tiến hành xâm lược Việt nam giữa TK XIX là để A. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây sơn. B. mở rộng thị trường, thuộc địa. 8
  9. C. khai minh văn hóa cho Việt Nam. D. truyền đạo. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Nội dung nào không đúng khi nói về lí do Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì A. Nhà nguyễn đã nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì cho Pháp. B. Chiếm miền Tây nam kì để làm bàn đạp đánh chiếm Cam-pu-chia. C. 3 tỉnh miền Tây rới vào cô lập, dễ dàng cho pháp chiếm đóng. D. Thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”, từng bước đánh chiếm Việt nam. Câu 2 : Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành. B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc D. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam A. Chiều 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. Sáng 1-9-1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C. Ngày 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định. D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết. Câu 4: Vì sao Quân Tây Ban Nha cùng với quân Pháp xâm lược Việt Nam? A. Có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Huế giam giữ, giết hại; muốn được chia quyền lợi. B. Muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam. C. Muốn giúp đỡ quân Pháp. D. Từ Việt nam sẽ tiến sang Lào, Cam-pu-chia. Câu 5: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì A. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. B. Nhân dân Đà Nẵng xây phòng tuyến vững chắc. C. Kế sách ‘vườn không nhà trống”, quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. D. Quân Pháp ít, thiếu viện binh, thời tiết không thuận lợi. 9
  10. Câu 6: Nội dung nào không đúng về nguyên nhân năm 1860, quân triều đình không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia Định A. Không chủ động tấn công giặc. B. Thiếu sự phối hợp với nhân dân. C. Lực lượng ít, vũ khí thô sơ. D. Quân Pháp tăng viện binh về Gia Định. Câu 7: Nội dung nào không đúng về nguyên nhân khiến quân Pháp quyết định kéo vào Gia Định A. Pháp muốn chiếm vựa lúa của Việt Nam phục vụ cho âm mưu đánh lâu dài. B. Gia Định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cho việc mở rộng việc xâm lược Lào và Cam-pu-chia. C. Chiếm được Gia Định Pháp dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công. D. Chiếm được Gia Định sẽ buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng. Câu 10: Nội dung nào phản ánh không đúng tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào? A. Việt nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn thịnh trị. C. Chế độ phong kiến Việt Nam có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu. D. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Câu 11: Nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước đầu tiên nào? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (06/1862). B. Hiệp ước Bính Tuất (06/1862). C. Hiệp ước Giáp Tuất (06/1861). D. Hiệp ước Canh Tuất (06/1863). Câu 12:Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì? A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn B. Nhân dân chán ghét triều đình C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược Câu 13: Nội dung nào không đúng khi nói về Ý đồ của Tây Ban Nha khi cùng tham gia với Pháp trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam A. muốn được chia quyền lợi ở Việt Nam. B. giúp đỡ, hỗ trợ cho quân Pháp. C. trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị giết hại ở Việt Nam. D. Tìm cách mở rộng thị trường, thuộc địa. 10
  11. Câu 14: Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam kì là A. Một số lãnh tụ tiêu biểu của phong trào bị thực dân Pháp bắt. B. Phong trào kháng chiến ở miền Tây khó khăn sau khi triều đình kí Hiệp ước Nhâm tuất (1862) . C. do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta. D. phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi. Câu 15: Thái độ của nhà Nguyễn sau khi mất 6 tỉnh Nam kì là A. tổ chức cho nhân dân phản công mạnh mẽ để giành lại. B. thừa nhận đó là vùng đất thuộc Pháp, không nghĩ đến việc giàng lại. C. thương lượng với Pháp để xin chuộc. D. Xây dựng lực lượng chờ thời cơ lấy lại. Câu 16: Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch xâm lược Đà Nẵng (1858)? A. Quân ta dùng kế sách “vườn không nhà trống”. B. quân Pháp không nhận được quân tăng viện kịp thời. C. Pháp vấp phải phong trào kháng chiến mạnh mẽ của quân và dân ta. D. triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy ở mặt trận Đà Nẵng. Câu 17: Chiến thuật nào của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng 1858 đã phát huy hiệu quả? A. Chủ động tấn công. B. Tạm thời rút lui để phòng ngự C. Thương thuyết, nghị hòa. D. Đắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Câu 18: Nội dung nào không đúng khi nói về động thái của triều đình ở Đà Nẵng năm 1858? A. Triều đình ra lời hiệu triệu nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc. B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp. C. Quân dân ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. D. Suốt 5 tháng quân Pháp chỉ chiếm được bản đảo Sơn Trà. Câu 19: Triều đình Huế xây dựng phòng tuyến Chí Hòa với mục tiêu nào? A. Chuẩn bị tấn công quân Pháp. B. Củng cố lực lượng đợi thời cơ. C. Để quân pháp thấy sức mạnh của mình. D. Xây dựng phòng tuyến vững chắc để phòng ngự. Câu 20: Nội dung nào không đúng khi nói về việc Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858 A. Đà Nẵng là vựa lúa của triều đình Huế. B. Đà Nẵng là nơi có nhiều giáo dân. C. Đà Nẵng có cảng biển nước sâu. D. Chiếm Đà nẵng rồi tấn công ra Huế, buộc nhà nguyễn đầu hàng. 11
  12. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO Câu 1: Nguyên nhân chính Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì A. Nhà nguyễn đã nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì cho Pháp. B. Chiếm miền Tây Nam kì để làm bàn đạp đánh chiếm Lào. C. 3 tỉnh miền Tây rới vào cô lập, dễ dàng cho pháp chiếm đóng. D. Thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”, từng bước đánh chiếm Việt nam. Câu 2 : Trong những nội dung dưới đây, nội dung nào phản ánh chính sách đối ngoại sai lầm của nhà Nguyễn giữa thế kỉ XIX ? A. Cấm đạo giết giết giáo sĩ; thực hiện chính sách ‘bế quan tỏa cảng”. Không quan tâm đời sống của nhân dân. C. Không chăm lo sản xuât. D. Cầu cứu nhà Thanh. Câu 3: Nguyên nhân chính khiến Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam (9/1858) A. Giúp quân Tây Ban Nha. B. Mở rộng thị trường, thuộc địa. C. Pháp muốn chạy đua với Anh trong việc mở rộng thị trường . D. Mở rộng ảnh hưởng của văn minh Pháp. Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu của việc quân Tây Ban Nha cùng với quân Pháp xâm lược Việt Nam? A. Có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Huế giam giữ, giết hại. B. Tây Ban Nha muốn mở rộng thị trường. C. Tây Ban Nha muốn được chia quyền lợi. D. Tây Ban Nha muốn được chia quyền lợi, mở rộng thị trường. Câu 5: hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự: 1. Thực dân pháp đánh thành Gia Định. 2. Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất. 3. Thực dân pháp đánh chiếm Đà Nẵng. A. 1,2,3. B. 2,1,3. C. 3,1,2. D. 3,2,1. Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu khiến liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà ( 8/1858 - 2/1859)? A. Quân đội triều đình Nguyễn cử người chỉ huy mặt trận Đà Nẵng. B. Kế sách ‘vườn không nhà trống”, tinh thần chiến đấu cao của quân dân ta. C. Nhân dân Đà Nẵng kiên cường chống giăc đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. D. Quân Pháp ít, thiếu viện binh, thời tiết không thuận lợi. Câu 7: Nội dung nào phản ánh tinh thần chiến đấu của quân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược (1858) 12
  13. A. Thực dân Pháp phải thừa nhận “quân dân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật”. B. Quân dân ta chuẩn bị chống xâm lược. C. Triều Nguyễn cử Nguyễn Tri phương chỉ huy chống giặc ở Đà Nẵng. D. Quân dân ta đắp hào lũy ngăn bước tiến của quân Pháp. Câu 8: Đốc học Phạm Văn Nghị đã thể hiện lòng yêu nước như thế nào? A. Tập hợp nghĩa sĩ, luyện tập chuẩn bị chống giặc. B. Xin được vào Đà nẵng tham gia chiến đấu. C. Chiêu mộ học trò, lập cơ ngũ, lên đường vào nam xin vua được ra chiến trường. D. Dùng ngòi bút làm vũ khí chống giặc. Câu 9: Đầu 1860, quân Pháp chỉ còn khoảng 1000 tên ở Gia Định, triều đình Huế đã A. chuẩn bị kí Hiệp ước với Pháp. B. tiến hành đàm phán với Pháp. C. cho xây dựng đại đồn Chí Hòa đồ sộ vững chắc nhưng không chủ động tấn công. D. chủ động đánh Pháp, thắng Câu 10: Quân Triều đình đóng ở phòng tuyến Chí Hòa trong tư thế nào? A. Chủ động. B. Sẵn sàng chiến đấu. C. “Thủ hiểm”. D. Phản công. Câu 11: Sắp xếp các sự kiện sau cho đúng trình tự: 1. nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. 2. Trương Định được phong “Bình Tây Đại nguyên soái”. 3. Đốc học Phạm Văn Nghị xin vua được ra chiến trường. A. 2,1,3. B. 3,2,1. C. 3,1,2. D. 1,3,2. Câu 12: Nước ta mất vào tay Pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu vì sao A. Triều đình Huế không tổ chức đánh giặc. B. Triều đình còn tư tưởng nghị hòa, chưa tận dụng thời cơ đánh Pháp. C. Vũ khí của quân ta thô sơ. D. Lực lượng quân đội của nhà Nguyễn ít. Câu 13: Sắp xếp các sự kiện sau cho đúng trình tự: 1. Khởi nghĩa Trương Định; 2. Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến ở mặt trận Đà nẵng; 3. Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. A. 1,3,2. B. 3,2,1. C. 2,1,3. D. 2,3,1. 13
  14. Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam kì thất bại là A. Một số lãnh tụ tiêu biểu của phong trào bị thực dân Pháp bắt. B. Phong trào kháng chiến ở miền Tây khó khăn sau khi triều đình kí Hiệp ước Nhâm tuất (1862) . C. do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta. D. Thực dân Pháp bắt tay vào xây dựng bộ máy cai trị. Câu 15: Tháng 2/1862, quân Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, điều đó chứng tỏ A. Quân Pháp quyết tâm mở rộng đánh chiếm nước ta. B. Pháp ra đòn phủ đầu với triều đình Huế. C. Pháp muốn thử phản ứng của nhà Nguyễn. D. Chứng minh sức mạnh quân sự của Pháp. Câu 16: Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang dâng cao, quân Pháp vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã làm gì? A. Đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp. B. Phối hợp với nhân dân chống Pháp. C. Kí Hiệp ước Nhâm Tuât (1862). D. Tiến hành đàm phán với quân Pháp. Câu 17: Ba tỉnh miền Tây Nam kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào A. Quân Pháp ép buộc quan quân 3 tỉnh giao nộp thành. B. Sau một thời gia giằng co quân Pháp chiếm thành. C. Quân ta chiến đấu quyết liệt nhưng không giữ được thành. D. Do ta chỉ phòng thủ nên quân Pháp tấn công ta không chống cự được. Câu 18: Đánh giá nào dưới đây chính xác khi nói về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhà Nguyễn (1858 – 1867) A. Nhà Nguyễn đã quyết tâm đánh Pháp, không thỏa hiệp. B. Có tổ chức kháng chiến nhưng chưa quyết tâm. C. Phối hợp chặt chẽ giữa quân với dân kháng chiến. D. Chưa tổ chức kháng chiến. Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858? A. Đà Nẵng là vị trí thuận lợi. B. Đà Nẵng là nơi có nhiều giáo dân. C. Đà Nẵng có cảng biển nước sâu. D. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, làm bàn đạp để tiến ra Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng. Câu 20: Quan lại của nhà Nguyễn đã chỉ huy kháng chiến ở Đà Nẵng, tổ chức xây dựng Đại đồn Chí Hòa là ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương. 14
  15. C. Hoàng Diệu. D. Phan Thanh Giản. Câu 21: “Tị địa” là phong trào A. đo đạc lại ruông đất ở nông thôn dưới thời Pháp. B. tự cải cách ruộng đất ở nông thôn dưới thời Pháp. C. bỏ đi nơi khác sống, không chịu cộng tác với Pháp. D. rào làng kháng chiến, không chịu hợp tác với Pháp. Câu 22: Phong trào kháng chiến của nhân dân nam kì, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của trương Định có ý nghĩa gì ? A. Mở rộng xây dựng vùng căn cứ mới rộng lớn ở Tân Phước. B. Làm chủ vùng đất Tân Hòa ( Gò Công) xây dựng thành căn cứ lớn. C. Làm cho Pháp gặp khó khăn trong việc tổ chức, quản lý vùng đất mới. D.Củng cố niềm tin của nhân dân, khiến bọn bán nước, cướp nước run sợ. Câu 23 : Để ép triều đình giao quyền kiểm soát ba tỉnh miền Tây, Pháp không thực hiện hành động nào dưới đây ? A.Kéo đến cửa thành Vĩnh Long. B. Ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện. C. Đưa lực lượng mạnh, dung vũ lực để chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. D. Khuyên Phan Thanh Giản viết thư dụ An Giang, Ha Tiên nộp thành. Câu 24: Trước hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đồng Nam kì, thái độ của triều đình Huế và quan lại là A. bất lực và lo sợ. B. lo sợ và nhượng bộ. C. lúng túng và nhượng bộ. C. kiên quyết lấy lại 3 tỉnh. Câu 25: Thái độ của triều đình Huế và quan lại trước hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã dẫn đến kết cục A. Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây nam Kì không tốn một viên đạn. B. phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị dập tắt. C. Pháp dung vũ lực chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì. D. phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì phát triển. Câu 26: Cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì tiếp tục diễn ra dưới sự lãnh đạo của A. triều đình. B. các quan lại triêu đình. C. các thủ lĩnh nông dân tiêu biểu. D. các sỹ phu yêu nước. Câu 27: So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông nam Kì, điểm nổi bật cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây là A. có sự liên kết với nhân dân cam-pu-chia. B. Phong trao diễn ra trong thời gian dài. C. có nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng. D. có sự hưởng ứng của các đồng bào dân tộc. 15