Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

doc 5 trang minhtam 8300
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_11_tinh_hinh_cac_nuoc_tu.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

  1. Trường biện soạn: THPT Minh Quang Trường phản biện:THPT Nguyễn Văn Huyên Bài 11. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Khái quát tình hình Châu Âu sau chiến tranh, Hội nghị hoà bình Véc xai và việc xác lập một trật tự thế giới Véc xai –Oa sinh tơn. Đánh giá được bản chất của nền hòa bình Vecxai – Oasinhton. Đánh giá được vai trò của Hội Quốc liên. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, đánh giá được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. - Giải thích được con đường thoát khỏi khủng hoảng của Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản. - Liên hệ đến tình hình Việt Nam trong thời kì 1929 – 1933, 1936 - 1939. 2. Kĩ năng Rèn luyện khả năng phân tích, giải thích, đánh giá, liên hệ, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử 3. Thái độ Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống chủ nghĩa tư bản, CN phát xít, nguy cơ chiến tranh, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Mục 1- Sự thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn. *Câu 1. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là A.Trật tự hai cực Ianta. B.Trật tự đơn cực. C.Trật tự Vecxai – Oa sinh tơn. D. Trật tự đa cực. *Câu 2. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập sau khi A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Chiến tranh lạnh kết thúc. D. cách mạng Tháng Mười Nga thành công. *Câu 3. Hội nghị kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn. C. Hội nghị hòa bình tại Vecxai. D. Hội nghị hòa bình tại Oasinh tơn. *Câu 4. Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A.Tổ chức Liên hợp quốc. B. Hội quốc Liên. C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội liên hiệp tư bản. *Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở nước A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D.Đức. *Câu 6. Những nước nào đạt được nhiều lợi nhất theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn? A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan. B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha. C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha. *Câu 7.Hội Quốc Liên với sự tham gia của bao nhiêu nước?
  2. A. 44 nước B. 45 nước C. 46 nước D. 47 nước *Câu 8.Tổ chức quốc chính trị đầu tiên ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Liên hợp quốc. B.Hội quốc Liên. C.Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội liên hiệp tư bản. *Câu 9. Các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A.Pa ri B. Véc xai C. Luân Đôn D. Oa sinh tơn *Câu 10. Các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình thứ hai sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A.Pa ri B. Véc xai C. Luân Đôn. D. Oa sinh tơn Câu 11. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai - Oasinhtơn để kí kết các hiệp ước nhằm A.phân chia quyền lợi. B. phân chia quyền lợi chính trị. C. thiết lập các tổ chức quân sự. D. bàn cách hợp tác về quân sự. Câu 12. Nội dung nào không phản ánh các mâu thuẫn sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận. B. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận. C. mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với nhau. D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 13. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. Câu 14. Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích gì? A. Duy trì trật tự thế giới mới. B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế. D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận. Câu 15. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được hình thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích A. Duy trì trật tự thế giới mới. B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế. D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận. Câu 16. Hội Quốc Liên có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất A. Duy trì trật tự thế giới mới. B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế. D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận. Câu 17. Hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn được dùng để chỉ A. hai thành phố lớn nổi tiếng của thế giới. B. trật tự thế giới mới do Mĩ và Pháp được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất. C. các văn kiện quy định về trật tự thế giới mới được kí kết tại hai Hội nghị lớn Véc xai – Oa sinh tơn. D. trật tự thế giới mới được tất cả các nước trên thế giới thông qua. Câu 18. Cho các sự kiện sau 1. Hội nghị hòa bình ở Véc xai. 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. 3. Hội nghị hòa bình ở Oa sinh tơn.
  3. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian A.1,2,3 B.1,3, 2 C.3,1,2 D.2,3,1 Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng quyền lợi của Anh, Pháp, Đức, Mĩ giành được sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Giành được nhiều quyền lợi về kinh tế. B. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước tư bản bại trận. C. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với thuộc địa và phụ thuộc. D. Cho phép các nước này quay trở lại cai trị các nước thuộc địa và phụ thuộc. Câu 20. Cho thông tin sau” Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở (1) và(2) để kí kết các hòa ước và hiệp ước phân chia(3) Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện đã kí kết, thường gọi là(4) Thứ tự đúng cho đoạn thông tin trên là A.(1) Véc xai , (2) Oa sinh tơn, (3) quyền lợi, (4) Hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn. B.(1) Ian ta, (2) Oa sinh tơn, (3)thuộc địa, (4) Trật tự hai cực Ianta. C.(1) Véc xai , (2) Oa sinh tơn, (3) phạm vi ảnh hưởng, (4) Hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn. D.(1) Pa ri, (2) Oa sinh tơn, (3) phạm vi ảnh hưởng, (4) Hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn. Câu 21. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận. C. phân chia quyền lợi và xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc. D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 22. Các văn kiện được kí kết tại Hội nghị hòa bình Véc xai và Oa sinh tơn ảnh hưởng đến tình hình thế giới là A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. Mục 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó. *Câu 23. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là A. Mĩ -Anh-Đứcvà Nhật-Italia-Pháp. B. Mĩ - Italia - Nhật và Anh-Pháp-Đức. C. Mĩ-Anh-Pháp và Đức-Italia - Nhật. D. Đức-Áo-Hung-Italia và Anh-Pháp-Nga. *Câu 24. Sự kiện nổi bật nào của thế giới đã diễn ra vào tháng 10/1929? A. khủng hoảng chính trị thế giới bùng nổ. B.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. C.Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. D.Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Câu 25. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào? A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị. B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động. C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường. D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ. Câu 26. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào? A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp. B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất. C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới. D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
  4. Câu 27. Tại sao Đức, Italia, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít vì A. cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất. B. có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. C. phát xít hoá bộ máy nhà nước mới có điều kiện để khôi phục kinh tế. D. có ít thuộc địa, mong muốn hòa bình, thiếu nguyên liệu và thị trường. Câu 28. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), đã đánh dấu A. sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản chủ nghĩa. B. thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản chấm dứt. C. những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản không thế điểu hòa. D. thời kì ổn định tạm thời và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản chấm dứt. Câu 29. Chế độ độc tài phát xít được định nghĩa là nền chuyên chính khủng bố công khai của những A. thế lực chiến nhất. B.thế lực phản động nhất. C.thế lực quân phiệt nhất, phản động nhất. D.thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Câu 30. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), các nước tư bản đã thiết lập chế độ độc tài phát xít nhằm mục đích gì? A.Thành lập liên minh chính trị, quân sự toàn cầu. B.Thể hiện sức mạnh mọi mặt của mình. C.Cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. D.Nâng cao uy tín, vị thế trên trường quốc tế. Câu 31.Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)? A.Tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Đem lại nhiều quyền lợi, cơ hội cho một số nước tư bản. C.Gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. D.Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn. Câu 32. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), đã để lại hậu quả trong lĩnh vực nào? A.Kinh tế,văn hóa và giáo dục B. Kinh tế, chính trị và xã hội. C. Kinh tế, quân sự và chính trị- xã hội. D. Kinh tế, chính trị - xã hội và quan hệ quốc tế. Câu 33. Việc giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), đã tác động như thế nào đến quan hệ ngoại giao của cường quốc tư bản? A.Tiếp tục con đường hợp tác. B.Tiếp tục con đường hòa bình. C.Chuyển biến ngày càng phức tạp. D.Tiếp tục con đường hợp tác song phương. Câu 34. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), đã đưa đến nguy cơ lớn nhất là A. phong trào đấu tranh của nhân dân. B. các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu. C. đảng cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động. D. một cuộc chiến tranh thế giới mới từ sự ra đời hai khối đế quốc đối lập. Câu 35. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí. B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp. D. Do hậu quả sự cạnh tranh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Câu 36. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí. B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
  5. C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. Câu 37. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì? A. Hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới hai. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 38. khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Phát triển nhanh chóng. B. Phát triển một số lĩnh vực. C. Khủng hoảng suy thoái. D. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp. Câu 39. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có đặc điểm gì? A. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. C. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. D.Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa Câu 40.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, Việt Nam có thể rút ra bài học nào trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước ta hiện nay? A.Quan tâm đến giải quyết những vấn đề dân sinh, dân chủ cho nhân dân B.Xây dựng đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp C.Tập trung phát triển những nghành kinh tế mũi nhọn D.Xây dựng nền kinh tế tự chủ. Tổng số 40 câu: giữ nguyên Sửa: Thay thế: Không Loại bỏ : Không *Nhận xét Tổng số 40 câu: giữ nguyên Sửa: Thay thế: Không Loại bỏ : Không