Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 - Phần Tập đọc

doc 65 trang minhtam 10800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 - Phần Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_tieng_viet_lop_5_phan_tap_doc.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 - Phần Tập đọc

  1. Dựa vào nội dung bài đọc “NGHĨA THẦY TRÒ” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? a. Để mừng thọ, dâng biếu thầy những cuốn sách quý. b. Để học chữ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? a. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu. b. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Vì sao cụ giáo Chu lại mời học trò của mình đến thăm thầy cũ? a. Vì cụ muốn giới thiệu với thầy giáo cũ học trò của mình. b. Vì cụ nghĩ mình trở thành thầy giáo là nhờ công dạy giỗ của thầy cũ, cả mình và học trò đều mang ơn thầy giáo cũ. c. Vì cụ muốn giới thiệu với học trò thầy giáo cũ của mình. 4. Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải a. Tôn sư trọng đạo. 1. Học lễ nghĩa, đạo đức trước khi học văn hóa. b. Tiên học lễ, hậu học văn. 2. Phải biết tôn trọng thầy giáo. c. Uống nước nhớ nguồn. 3. Khi hưởng thành quả, phải nhớ đến người có công gây dựng nên. 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? a. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. b. Phong tục, tập quán của tổ tiên, ông bà. c. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau. 6. Nhóm từ nào dưới đây có tiếng “truyền”có nghĩa là trao lại cho người khác? a. Truyền thanh, truyền hình. b. Truyền nghề, truyền ngôi. c. Gia truyền, lan truyền. ĐỀ 38
  2. Dựa vào nội dung bài đọc “HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? a. Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông đáy xưa. b. Bắt nguồn từ việc nấu cơm hằng ngày trong gia đình. c. Bắt nguồn từ các buổi hội thi từ ngàn xưa. 2. Những chi tiết nào cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? a. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành đũa bông. b. Người thì nhành tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Tại sao việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”? a. Vì đây là bằng chứng nói lên tài nấu cơm khéo léo của dân làng. b. Vì đây là bằng chứng nói lên sự phối hợp nhịp nhàng của dân làng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? a. Một hình ảnh. b. Hai hình ảnh. c. Ba hình ảnh. 5. Từ “lửa” trong câu “Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa”, được hiểu theo nghĩa gì? Nghĩa chuyển. Nghĩa gốc. 6. Đâu là chủ ngữ của câu “Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình”? a. Các nồi cơm. b. Được lần lượt trình trước cửa đình. c. Sau độ một giờ rưỡi. ĐỀ 39
  3. Dựa vào nội dung bài đọc “TRANH LÀNG HỒ” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Điền vào chỗ trống tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. a. b. c. 2. Những từ ngữ “Rất có duyên”dùng để đánh giá bức tranh nào? a. Tranh vẽ đàn gà. b. Tranh vẽ lợn ráy. c. Tranh tố nữ. 3. Do đâu mà những nghệ sĩ nhân dân làng Hồ có thể vẽ lên những bức tranh đặc sắc như vậy? a. Vì họ có nhiều thời gian để vẽ tranh. b. Vì họ học ở trường kiến trúc. c. Vì họ rất yêu mến cuộc sống trồng trọt, chăn nuôi. 4. Bài văn thuộc chủ đề nào? a. Nhớ nguồn. b. Vì cuộc sống thanh bình. c. Người công dân. 5. Câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” nói lểntuyền thống nào của dân tộc ta? a. Yêu nước nồng nàn. b. Nhân ái yêu thương. c. Lao động cần cù. 6. Hai câu “Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta, Ông đã sáng tác ra truyện Kiều” được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Dùng từ ngữ thay thế. b. Lặp lại từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. ĐỀ 40
  4. Dựa vào nội dung bài đọc “ĐẤT NƯỚC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Ai là tác giả của bài thơ trên? a. Nguyễn Đình Thi. b. Nguyễn Thi. c. Nguyễn Khoa Điềm. 2. Những chi tiết nào miêu tả cảnh đẹp đất nước trong mùa thu mới? a. Rừng tre phất phới, những cánh đồng thơm mát. b. Những ngã đường bát ngát, dòng sông đỏ nặng phù sa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? a. Bằng thị giác và thính giác. ( nhìn và nghe) b. Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác. ( ngửi) c. Bằng thị giác. ( nhìn) 4. Câu thơ nào nói lên lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc? a. Trời xanh đây là của chúng ta. b. Người ra đi đầu không ngoảnh lại. c. Nước những người chưa bao giờ khuất. 5. Trong câu “Trời thu thay áo mới” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Ẩn dụ. 6. Hai câu “Cả bọn Bọ Mõm lốc nhốc chạy ra.Thế là Dế Trũi lủi khỏi vòng chiến nhảy bõm xuống nước, bơi sang bên này”được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Dùng từ ngữ thay thế. b. Dùng từ ngữ nối. c. Lặp lại từ ngữ.
  5. ĐỀ 41 Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT VỤ ĐẮM TÀU”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Điền chi tiết thích hợp vào chỗ trống: a. Hoàn cảnh của Ma-ri-ô và mục đích chuyến đi của cậu: b. Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Giu-li-ét-ta: 2. Khi Ma-ri-ô bị thong, Giu-li-ét-ta đã làm những gì để chăm sóc bạn? a. Giu-li-ét-ta hốt hoảng chạy lại và quỳ xuống bên bạn. b. Lau máu trên tráng bạn rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc. băng cho bạn. c. Cả hai ý trên dều đúng. 3. Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé? a. Ma-ri-ô là một cậu bé có tấm long cao thượng. b. Ma-ri-ô là cậu bé biết hi sinh bản thân mình vì người khác. c. Cả hai ý trên dều đúng. 4. Nhân vật Giu-li-ét-ta là người như thế nào? a. Giu-li-ét-ta là một cô bé yếu đuối, nhân hậu. b. Giu-li-ét-ta là một cô bé dịu dàng, nhân hậu. c. Giu-li-ét-ta là một cô bé nhút nhát, nhân hậu. 5. Cuối câu cầu khiến thường đặt dấu gì? Dấu chấm than. Dấu chấm hỏi. Dấu chấm. 6. Vì sao đặt dấu chấm than cuối câu “Vĩnh biệt Ma-ri-ô!”? a. Vì đây là câu kể. b. Vì đây là câu cầu khiến. c. Vì đây là câu cầu khiến. ĐỀ 42
  6. Dựa vào nội dung bài đọc “THUẦN PHỤC SƯ TỬ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì? a. Để nhờ vị giáo sĩ cho bùa giúp người chồng trở lại thành người đáng mến như trước. b. Để nhờ vị giáo sĩ giúp nàng cách làm cho người chồng trở lại tốt như trước. c. Để kể cho vị giáo sĩ biết chồng mình đã thay đổi tính tình. 2. Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào thì mới chỉ cho bí quyết? a. Lấy được ba sợi lông bom của một con sư tử sống. b. Bắy được con sư tử sống. c. Giết được con sư tử sống. 3. Vì sao khi bị Ha-li-ma nhổ lông bờm, sư tử chỉ cụp mắt xuống rồi bỏ đi? a. Vì nó nhìn thấy ánh mắt dịu hiền của nàng. b. Vì nó quen với hành động này của nàng đối với nó. c. Vì nó bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng nhìn nó và hiểu rằng nàng không hại nó mà chỉ thân thiện với nó. 4. Em hiểu bí quyết mà vị giáo sĩ muốn bảo cho Ha-li-ma là gì? a. Trí thông minh, lòng kiên nhẫn. b. Cử chỉ dịu dàng. c. Cả hai ý trên dều đúng. 5. Dấu phẩy trong câu: “Tối đến, nàng ôm chặt con cừu non vào rừng” có tác dụng gì? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. c. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 6. Dấu phẩy trong câu: “Nàng trở về, vừa đi vừa khóc” có tác dụng gì? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. ĐỀ 43
  7. Dựa vào nội dung bài đọc “TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Loại áo dài nào ngày xưa được phổ biến hơn cả? a. Áo tứ thân. b. Áo hai thân. c. Áo hai thân. 2. Áo dài thể hiện phong cách nào của người Việt Nam? a. Thể hiện phong cách tế nhị tế nhị và kín đáo. b. Thể hiện phong cách giản dị. c. Cả hai ý trên dều đúng. 3. Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? a. Chiếc áo dài tân thời được cải tiến từ chiếc áo dài cổ truyền, gồm hai thân chứ không phải tứ thân hay name thân. b. Chiếc áo dài tân thời có thêm nét hiện đại phương Tây. c. Cả hai ý trên dều đúng. 4. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? a. Vì phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài trong sinh hoạt đời thường cũng như đi lễ hội. b. Vì đây là hình ảnh tiêu biểu khi giới thiệu cho các nước thế giới. c. Cả hai ý trên dều đúng. 5. Dấu phẩy trong câu “Trời nổi gió, lá cây bay lả tả rồi phủ xuống mặt đường” có tác dụng gì? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 6. Dấu phẩy trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân” có tác dụng gì? a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. ĐỀ 44
  8. Dựa vào nội dung bài đọc “CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Viết vào chỗ trống tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho cách mạng. 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? a. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm, đêm đó chị ngủ không yên. b. Chị dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Vì sao chị Út muốn thoát li? a. Vì chị muốn làm được that nhiều việc cho Cách mạng. b. Vì chị muốn làm quen với công việc Cách mạng. c. Vì chị ham hoạt động. 4. Tác giả viết bài văn để làm gì? a. Để thấy được tinh thần dũng cảm củangười phụ nữ. b. Để thấy được nguyện vọng của người phụ nữ muốn đóng góp công sức cho Cách mạng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Nam và nữ. b. Nhớ nguồn. c. Người công dân. 6. Dấu phẩy trong câu “Tôi rảo bước, truyền đôn cứ từ từ rơi xuống đất” có tác dụng gì? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. c. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. ĐỀ 45
  9. Dựa vào nội dung bài đọc “BẦM ƠI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Anh chiến sĩ nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào? a. Buổi chiều đông có gió núi và mưa phùn, thời điểm vào vụ cấy đồng ở quê anh. b. Buổi chiều thu gió núi và mưa phùn. c. Buổi chiều xuân gió núi và mưa phùn. 2. Viết vào chổ trống hai câu thơ tả người mẹ hiện lên trong trí nhớ anh chiến sĩ. 3. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? a. Ẩn dụ. b. So sánh. c. Nhân hoá. 4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ với mẹ, em thấy bà mẹ và anh có phẫm chất gì? Điền ý kiến của em vào từng chỗ trống. a. Phẩm chất của bà mẹ: b. Phẩm chất của anh chiến sĩ: 5. Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các vế câu. 6. Dấu phẩy trong câu thơ sau có tác dụng gì? Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
  10. ĐỀ 46 Dựa vào nội dung bài đọc “ÚT VỊNH”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Mấy năm nay đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh thường có những sự cố gì? a. Tảng đá name chềnh ềnh trên đường tàu, ốc gắn các thanh ray bị tháo ra. b. Trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Trong phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, Út Vịnh đã nhận nhiệm vụ gì? a. Thuyết phục Sơn không chạy trên đường tàu thả diều. b. Cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu. c. Bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. 3. Nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi như giục giã, Út Vịnh đã thấy điều gì? a. Sơn chạy trên đường tàu thả diều. b. Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. c. Bọn trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. 4. Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? a. Lao ra như tên bắn, la lớn báo cho hai em nhỏ. b. Nhào tới ômLan lăn xuống mếp ruộng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Út Vịnh? Viết câu trả lời vào chỗ trống. 6. Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì? a. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. b. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Báo hiệu một sự liệt kê.
  11. ĐỀ 47 Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG CÁNH BUỒM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Điền vào chỗ trống các câu thơ phù hợp miêu tả: a. Cảnh đẹp của biển: b. Cảnh hai cha con đi dạo trên biển: 2. Khổ thơ 1 có bao nhiêu từ lấy? a. 1 từ láy. Đó là từ . b. 2 từ láy. Đó là những từ . c. 3 từ láy. Đó là những từ . 3. Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con, em thấy người con có ước mơ gì? a. Được đi biển bằng thuyền buồm. b. Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ơ phía chân trời xa. c. Khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh. 4. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào? a. Nghĩa chuyển. b. Nghĩa gốc. 5. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi ” a. Báo hiệu một sự liệt kê. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. c. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. 6. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến” a. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. b. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  12. ĐỀ 48 Dựa vào nội dung bài đọc “LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VA GIÁO DỤC TRẺ EM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? a. Điều 15, 16, 17. b. Điều 15, 16, 21. c. Điều 15, 17, 21. 2. Những điều nào nói lên một vài quyền lợi trẻ em được hưởng mà không phải trả tiền? a. Điều16, 17. b. Điều 15, 16. a. Điều 15, 17. 3. Trong điều 21, đoạn nào nói lên bổn phận của học sinh trong nhà trường và đối với đất nước? a. Đoạn 1, 2, 5. b. Đoạn 2, 3, 5. c. Đoạn 2, 4, 5. 4. Chọn ý đúng nói lên nghĩa của từ “trẻ em”? a. Trẻ từ sơ sinh đến11 tuổi. b. Trẻ dưới 16 tuổi. c. Trẻ dưới 18 tuổi. 5. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Cô bé nói: “Thưa bác sĩ, sau này lớn lên, con muốn làm bác sĩ”. a. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. 6. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này cho thầy biết”. a. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. ĐỀ 49
  13. Dựa vào nội dung bài đọc “LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? a. Không có trường lớp, sách vở và thầy giáo là chủ một gánh xiếc. b. Rê-mi học chữ trên đường đi hát rong kiếm sống. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Chi tiết nào cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học? a. Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những gỗ khắc đầy những chữ cái để học. b. Khi biết đọc rồi cậu còn muốn học nhạc. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Qua câu chuyện này, để thực hiện quyền học tập của trẻ em thì nhiệm vụ người lớn và trẻ em là gì? Viết câu trả lời vào chỗ trống. a. Trẻ em phải: b. Người lới phải: 4. Những từ nào đồng nghĩa với từ “quyền lực”? a. Quyền hạn. b. Quyền lợi. c. Quyền công dân. 5. Những từ nào đồng nghĩa với từ “Bổn phận”? a. Thân phận. b. Số phận. c. Trách nhiệm. 6. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. ĐỀ 50
  14. Dựa vào nội dung bài đọc “NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Nhân vật Tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai? a. Tác giả và Pô-Pốp. b. Trẻ em và tác giả. c. Tác giả và trẻ em. 2. Khổ thơ nào nói về cảm giác thích thú của anh hùng Pô-Pốp khi xem tranh các bạn thiếu nhi vẽ? a. Khổ thơ thứ nhất. b. Khổ thơ thứ hai. c. Khổ thơ thứ ba. 3. Tranh vẽ các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? a. Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa. b. Cả thế giới khăn quàng đỏ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Tác giả viết bài thơ để làm gì? a. Để nói lên tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ. b. Để nói lên sự lì lợm của trẻ thơ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: -Lạy thầy! Hôm nay con đem các moan sinh đến để tạ ơn thầy. a. Đánh dấu phần chú thích trong câu. b. Đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật đối thoại. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 6. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì? a. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I BÀI KIỂM TRA ĐỌC
  15. (30 phút) A – ĐỌC THẦM Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù savới những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có nhữngngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi . Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh, cột buồm phất phới như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căn phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng. Bất kể ngày đêm Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đãnhững con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo BĂNG SƠN B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG 1. Nên chọn tên nào đật cho bài văn trên? a. Quê hương b. Làng tôi c. Những cánh buồm d. Con sông quê tôi 2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì? a. Dòng sông đỏ lựng phù sa b. Những bãi cát nổi lên c. Những con lũ dâng đầy
  16. d. Nước sông đầy ắp 3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với với gì? a. Màu nắng của những ngày đẹp trời b. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng c. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng d. Màu áo của những người thân trong gia đình 4. Cách so sánh trên (nêu ở câu 3) có gì hay? a. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm b. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động c. Cho thấy hình ảnh những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng d. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương 5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? a. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng b. Những cánh buồm đi như rong chơi c. Những cánh buồm lên ngược về xuôi d. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ 6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy với con người? a. Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ người b. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay c. Vì những cánh buồm quanh năm,suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người d. Vì những cánh buồm đã đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa, giúp đỡ con người 7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn? a. Một từ b. Hai từ c. Ba từ d. Bốn từ 8. Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa? a. Một cặp từ b. Hai cặp từ c. Ba cặp từ
  17. d. Bốn cặp từ 9. Từ trong ở cụm từ phất phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào? a. Đó là một từ nhiều nghĩa b. Đó là hai từ đồng nghĩa c. Đó là hai từ gần nghĩa d. Đó là hai từ đồng âm 10. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căn phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi” có mấy quan hệ từ? a. Một quan hệ từ b. Hai quan hệ từ c. Ba quan hệ từ d. Bốn quan hệ từ
  18. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II BÀI KIỂM TRA ĐỌC (30 phút) A – ĐỌC THẦM Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa. Chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất Những con nhạn bay thành đàn trên bầu trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượng. Những cánh đồng lúa xanh xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai: Khói về rứa ăn cơm với cá Khói về ri lấy đá chập đầu. Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai Mùa thu, hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê Theo NGUYỄN TRƯỜNG TẠO B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên? a. Cánh đồng quê hương b. Âm thanh mùa thu
  19. c. Mùa thu ở làng quê d. Cánh đồng mùa thu 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? a. Chỉ bằng thị giác (nhìn) b. Chỉ bằng thính giác (nghe) c. Chỉ bằng khứu giác (ngửi) d. Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác 3. Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”, từ đó chỉ sự vật gì? a. Chỉ những cái giếng b. Chỉ làng quê c. Chỉ bầu trời mùa thu d. Chỉ những hồ nước 4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất? a. Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất b. Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời khác c. Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất d. Vì tác giả đã hòa mình vào bầu trời mùa thu nên có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất 5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa? a. Đàn chim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa b. Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai c. Những cánh đồng lúa, đàn chim nhạn và cây cối, đất đai d. Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai 6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh? a. Một từ b. Hai từ c. Ba từ d. Bốn từ
  20. 7. Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển? a. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển b. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển c. Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển d. Có bốn từ dù, chân, tay, xua đều mang nghĩa chuyển 8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào? a. Các hồ nước b. Bọn trẻ c. Những cánh đồng lúa d. Các hồ nước, bọn trẻ, những cánh đồng lúa 9. Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép a. Một câu b. Hai câu c. Ba câu d. Bốn câu 10.Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiêng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Bằng cách thay thế từ ngữ b. Bằng cách lặp từ ngữ c. Bằng cách dùng từ ngữ nối d. Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ
  21. ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐÁP ÁN 1 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b c a b b Câu 4 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” ĐÁP ÁN 2 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b c b a a Câu 2: a->4; b->1; c->2; d->3 ĐÁP ÁN 3 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a a c b a c ĐÁP ÁN 4 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c a c a Câu 2: a->4; b->2; c->1; d->3 ĐÁP ÁN 5 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b c c b c ĐÁP ÁN 6 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a c c c a ĐÁP ÁN 7 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a a c c b ĐÁP ÁN 8
  22. Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng d c a c b b ĐÁP ÁN 9 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c b c a b Câu 4: Luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A-pác-thai, được bầu làm tổng thống ĐÁP ÁN 10 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b b c a b ĐÁP ÁN 11 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a b b b b ĐÁP ÁN 12 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c c c c b Câu 2: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp, mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. ĐÁP ÁN 13 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b c a b c a ĐÁP ÁN 14 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a c c b a ĐÁP ÁN 15 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b b c c a c
  23. ĐÁP ÁN 16 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng d a d c b a ĐÁP ÁN 17 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b b c a b ĐÁP ÁN 18 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c c a b a Câu 2: -Khi thấy dấu chân lạ hằn trên đất thì thắc mắc, nghi ngờ -Tự đi theo bước chân để giải đáp điều thắc mắc, nghi ngờ -Khi biết có bọn trộm gỗ đã lén theo đường tắt, chạy nhanh về, gọi nhờ điện thoại báo tin cho các chú công an huyện -Trong đêm, đã đi cùng các chú công an bắt bọn trộm gỗ ĐÁP ÁN 19 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c c b b Câu 3: Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn là: lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn ĐÁP ÁN 20 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a c b b a ĐÁP ÁN 21 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c b a b c Câu2:Mùa bão tháng bảy, mùa mưa tháng ba, những ngày hè nóng như thiêu tháng sáu, làm ruộng dưới làn bom đạn giặc, đi làm đồng lúc nghỉ phải ăn cơm trong những con hào để tránh đạn bom
  24. ĐÁP ÁN 22 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c b a c b a ĐÁP ÁN 23 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c c a b c a ĐÁP ÁN 24 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a c b a c ĐÁP ÁN 25 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b c a b a ĐÁP ÁN 26 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c b c a c ĐÁP ÁN 27 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c b c b a ĐÁP ÁN 28 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b c c a c b ĐÁP ÁN 29 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c b c c a b ĐÁP ÁN 30 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a d b c a b ĐÁP ÁN 31 Câu 1 2 3 4 5 6
  25. ý đúng a b c b c Câu4:- Lòng yêu nước của người Cao Bằng cao và nhiều như núi non - Lòng yêu nước của người Cao Bằng trong sáng như nước suối nơi đây ĐÁP ÁN 32 Câu 1 2 3 4 5 6 1-c; 2-a; 3- ý đúng b c a c c b ĐÁP ÁN 33 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a a-3; b-1; c-2 c a Câu 2: - Tội không hỏi cha mẹ. - Tội ăn cắp. - Tội giúp kẻ có tội. - Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. Câu 5: a. Luật bảo vệ môi trường. b. Luật giáo dục. c. Luật giao thông đường bộ. ĐÁP ÁN 34 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c a a b Câu 1: Bao giờ hộp thư cũng được đặt lại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất Câu 3: a. Dừng xe trước cột cây số, tháo bu-gi xevờ như chữa xe để quan sát nơi đặt hộp thư. b. Nhìn trước, nhìn sau, một tay cầm bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá lấy ra một vỏ đựng thuốc kem đánh răng, cạy đáy hộp thuốc lấy thư và thay thư mình, trả về chỗ cũ. c. Lắp bu-gi và lên xe đi khỏi nơi có hộp thư.
  26. ĐÁP ÁN 35 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a c a Câu 3: a. Thời các vua Hùng, nghề nông trồng lúa nước phát triển b. Vua Hùng đã gã con gái Mị Nương cho thần Sơn Tinh c. Câu 4: a. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh b. Truyền thuyết Thánh Gióng c. Truyền thuyết về An Dương Vương ĐÁP ÁN 36 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c b a b c Câu3: a. Khổ thơ thứ ba: Nơi biển đi vào đất liền, có vùng nước lợ b. Khổ thơ thứ tư: Nơi cá đối vào đẻ trứng, tôm rảo đến búng càng, có nhiều thuyền câu trong đêm trăng c. Khổ thơ thứ năm: Nơi tàu kéo còi từ giã đất liền, tiễn người ra khơi ĐÁP ÁN 37 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c b a b Câu 4: a->2; b->1; c->3 ĐÁP ÁN 38 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c c a b a ĐÁP ÁN 39
  27. Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b c a c a Câu1. a. Tranh vẽ đàn gà. b. Tranh vẽ lợn ráy. c. Tranh vẽ tố nữ. ĐÁP ÁN 40 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a c b c a b ĐÁP ÁN 41 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c c b a c Câu1. a. Bố vừa mất phải về quê sống với họ hàng. b. Đang trên đường về nhà, Giu-li-ét-ta gặp lại bố mẹ. ĐÁP ÁN 42 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a c c a b ĐÁP ÁN 43 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a a c c c b ĐÁP ÁN 44 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c a c a b Câu1. Rải truyền đơn. ĐÁP ÁN 45 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b c b Câu2: Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Câu4: a. Chịu thương, chịu khó, thương yêu con sâu nặng.
  28. b. Hiếu thảo, giàu lòng thương mẹ, yêu đất nước. ĐÁP ÁN 46 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c a b c a Câu 5: Út Vịnh là người có tinh thần tránh nhiệm bảo vệ an toàn đường sắt và có tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ. ĐÁP ÁN 47 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng b a a c c Câu1: a. Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh. b. Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng. ĐÁP ÁN 48 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b c b a c ĐÁP ÁN 49 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng c c a c b Câu 3: a. Ham học, biết vượt lên khó khăn để học tập tốt. b. Tạo điều kiện cho các em học và giúp đỡ các em trong quá trình học. ĐÁP ÁN 50 Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng a b c a b c ĐÁP ÁN kiểm tra hk1 7 8 9 Câu 1 2 3 4 5 6 10 ý đúng c a d d d b a b d b ĐÁP ÁN ktra học kì 2 7 8 9 Câu 1 2 3 4 5 6 10
  29. ý đúng c d d c d b a d a b