Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020

docx 18 trang minhtam 27/10/2022 7720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ 1 Ma trận đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số 02 01 02 1 06 câu Câu 1, 3 4,5 6 số 2 Số 1 0,5 1 0,5 3 điểm 2 Kiến thức TV Số 02 02 01 05 câu Câu 1,2 3,4 5 số Số 2 2 3 7 điểm Tổng số câu 02 02 01 02 02 01 01 10 Tổng số 04 03 03 01 11 Tổng số điểm 3 2,5 4 0,5 10
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH HƯỚNG ĐẠO NĂM HỌC: 2019-2020 LỚP: MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 HỌ TÊN: (Thời gian làm bài: 40 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh vào chữ cái trước các câu trả lời đúng: “ Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em chộp lấy cuốn dây thừng lao ra, buộc căng hai đầu dây vào hai chạc cây để chặn xe. Chiếc xe tới gần tới gần, mắc vào dây thừng, nó hộc lên rồi dừng lại đột ngột. Hai gã trộm và gã văng ra. Bọn chúng đang loay hoay lượm gỗ lại gỗ thì xe công an lao tới. Hai gã trộm đứng khựng lại như rôbốt hết bin. Sáu Bơ lao ra khỏi buồng lái, băm bổ chạy. Thấy gã ngoan cố, em dồn hết sức xô gã ngã. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em: - Cháu quả là người gác rừng dũng cảm!” (NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON - Nguyễn Thị Cẩm Châu) 1. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? A. Kể về những việc làm của bọn trộm gỗ. B. Kể về các thủ đoạn của bọn trộm gỗ. C. Kể về việc các chú công an bắt bọn trộm gỗ. D. Kể về việc làm của bạn nhỏ góp phần bắt bọn trộm gỗ. 2. Thời gian xảy ra sự việc trên? A. Buổi sáng C. Buổi chiều B. Buổi trưa D. Ban đêm 3. Cuối truyện, chú công an đã gọi bạn nhỏ là gì? A. Người gác rừng dũng cảm. C. Người gác rừng tí hon. B. Chú bé thông minh. D. Người gác rừng giỏi. 4. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho cụm từ “như lửa đốt”? A. vui vẻ, háo hức C. nóng nảy, lo lắng B. nóng lòng, bồn chồn D. không có đáp án nào đúng 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. loay hoay C. vỗ vai B. lách cách D. bành bạch 6. Câu : “Chiếc xe tới gần tới gần, mắc vào dây thừng, nó hộc lên rồi dừng lại đột ngột.” có mấy vế câu: A. Năm C. Hai
  3. B. Bốn D. Ba II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn chỉnh câu tục ngữ, thành ngữ sau bằng cách tìm tiếng có âm đầu r/d/gi điền vào chỗ chấm: a) Bớt làm lành. b) Khôn nhà chợ Câu 2 (1 điểm): Viết đúng các tên riêng sau theo đúng quy tắc viết hoa: Nhà báo nguyễn nhật Tân, thành phố huế, Đường đê La Thành, thành rô ma Câu 3 (1 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp mỗi câu sau: a) Không những Mai học giỏi Toán mà bạn ấy còn học giỏi môn Tiếng Việt. b) Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà nó còn là một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khỏe. Câu 4 (1 điểm): Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng. a) kiến thức cho học sinh. b) Nhân dân công đức của các bậc anh hùng. c) Vua cho con. d) Kế tục và phát huy những tốt đẹp. Câu 5 (3 điểm): Tả một đồ vật hữu ích trong gia đình mà em yêu thích.
  4. ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT 5 I. TRẮC NGHIỆM: đúng mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D D A B C C đúng II. TỰ LUẬN Câu 1: Điền đúng mỗi phần câu: 0,5 điểm a) Bớt giận làm lành. b) Khôn nhà dại chợ Câu 2: Viết đúng mỗi tên riêng: 0,25 điểm Nhà báo Nguyễn Nhật Tân, thành phố Huế, đường Đê La Thành, thành Rô-ma Câu 3: Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp mỗi câu: 0,5 điểm a) Không những Mai //học giỏi Toán mà bạn ấy // còn học giỏi môn Tiếng Việt. CN VN CN VN b) Gió biển // không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà nó //còn là CN VN CN một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khỏe. VN Câu 4: Chọn đúng mỗi từ: 0,25 điểm a) Truyền thụ kiến thức cho học sinh. b) Nhân dân truyền tụng công đức của các bậc anh hùng. c) Vua truyền ngôi cho con. d) Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Câu 5: Viết đúng cấu tạo bài văn tả đồ vật - Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả. - Thân bài: tả bao quát và tả chi tiết đồ vật + Tả bao quát toàn bộ đồ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu . + Tả chi tiết: tập trung tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. (nên kết hợp tình cảm, thái độ của người viết đối với đồ vật để bài viết sinh động) - Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về đồ vật được miêu tả. - Tùy theo lỗi sai chính tả mà có thể trừ các điểm lần lượt từ 0,5; 0,75; 1; 1,25; 1,5; 1,75; 2
  5. Ma trận đề kiềm tra cuối học kì năm học 2020 - 2021 Môn Tiếng Việt lớp 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến Số câu thức, kĩ và số TN HT TN HT TN HT TN HT TN HT năng điểm TL TL TL TL TL KQ khác KQ khác KQ khác KQ khác KQ khác Số câu 3 2 5 1. Đọc hiểu Số 3 2 5 điểm Số câu 1 1 2 Kiến thức Tiếng Việt Số 1 1 2 điểm 2. Đọc thành Số câu 1 1 tiếng Số 3 3 điểm 3. Chính tả Số câu 1 1 Số 2 2 điểm 4. Tập làm Số câu 1 1 văn Số 8 8 điểm Tổng cộng Số câu 3 2 2 2 1 1 1 5 2 3 Số 3 2 5 2 1 8 1 5 2 13 điểm
  6. ĐỀ 2 Ma trận câu hỏi kiềm tra cuối học kì I năm học Môn Tiếng Việt lớp 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Cộng câu số Số câu 3 2 1. Đọc hiểu Câu số 1,2,3 4,5 Số câu 1 1 2. Kiến thức Tiếng Việt Câu số 6 7 Số câu 1 2. Đọc thành tiếng Câu số 8 Số câu 1 3. Chính tả Câu số 9 Số câu 1 4. Tập làm văn Câu số 10
  7. PGD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH PHÚ LƯƠNG Năm học . Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Họ và tên: Lớp:5 Lời phê của thầy cô giáo Điểm A/ Phần kiểm tra đọc: (10 điểm) II. Đọc thành tiếng (3 điểm) I. Đọc hiểu (7 điểm) Cho văn bản sau: Cái gì quý nhất? Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!” Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!” Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói: – Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi. TRỊNH MẠNH Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì? A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất. B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất. C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất.
  8. Câu 2 (1đ) Ai là người nói đúng ? A. Bạn Hùng là người nói đúng. B. Bạn Quý là người nói đúng. C. Không ai nói đúng cả. Câu 3.(0,5 đ) Vì ba bạn không ai chịu ai nên đã đến hỏi ai? A. Các bạn đến hỏi thầy giáo. B. Các bạn đến hỏi bố bạn Quý. C. Các bạn đến hỏi bố bạn Nam. Câu 4.(1đ) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất? A. Vì người lao động có nhiều sức khỏe. B. Vì Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị C. Vì người lao động biết lao động. Câu 5. (1đ) Nội dung của bài là gì? A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam. B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống. C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng quý nhất. Câu 6. (1đ) Hãy tìm quan hệ từ trong câu sau : ‘‘Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được” Câu 7. (1đ) Tìm động từ trong câu sau : « Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc”
  9. Trường: ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I Họ và tên: LỚP 5 - NĂM HỌC: . Lớp: MÔN: TIẾNG VIỆT - THỜI GIAN: 40 PHÚT Ngày kiểm tra: . tháng năm . Điểm Nhận xét của thầy cô giáo B/ Kiểm tra viết (5 điểm) Câu 11: Chính tả: (2 điểm) Học sinh (nghe viết) bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo đến xe công an lao tới”.
  10. II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài : Em hãy tả lại một người thân của em.
  11. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I Năm học A. Phần kiểm tra đọc hiểu: Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án B C A B C Điểm 1 1 1 1 1 Câu 6: đáp án động từ là: viết Câu 7: Đáp án câu tục ngữ là: có chí thì nên B/ Kiểm tra viết: Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. Tập làm văn: (8điểm) 1. Mở bài: Giới thiệu được người thân định tả? (1 điểm ) 2. Thân bài a. Tả ngoại hình (3điểm ) b. Tả tính tình, hoạt động (3điểm ) 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em người được tả. (1 điểm )
  12. ĐỀ 3 Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả - rập Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. ( A-mi-xi ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1 . Bố gọi con là người chiến sĩ vì A. Con đang chiến đấu. B. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ. C. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch. D. Con dũng cảm như chiến sĩ 2. Điền tiếp vào chỗ chấm:(0,5đ) Theo bố: Sách vở của con là , lớp học của con là , hãy coi sự ngu dốt là
  13. 3. Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là :(0,5đ) A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3 D. Đoạn 2 và 3 4. “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì: A. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ. B. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. C. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. D. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập. 5. Theo em nếu phong trào học tập ngừng lại thì chuyện gì xảy ra?(1đ) 6. Theo em, người bố muốn nói với con điều gì? (1đ) 7. Trong câu : “ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.”, chủ ngữ là : A. Trẻ em B. Tất cả trẻ em C. Tất cả trẻ em trên thế giới. D. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới.
  14. 8. Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại: A. Danh từ B. Đại từ xưng hô. C. Động từ D. Tính từ 9. Trong câu: “ Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.”, có những quan hệ từ là: 10. Đặt một câu với cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ)
  15. ĐỀ 4 BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mân bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt. Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ, Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ai cũng chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên (Vũ Tú Nam) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1. Buổi chiều khi gió đông bắc vùa dừng, nước biển có màu sắc như thế nào? A. Màu đỏ đục B. Màu hồng C. Màu xanh D. Màu vàng
  16. 2. Những từ ngữ nào cho ta thấy biển giống như một con người? A. Bốc hơi nước, óng ánh đủ màu. B. Buồn vui, lạnh lùng. C. Vỗ đều đều, rì rầm. D. Dâng cao lên, chắc nịch. 3. Tác giả miêu tả màu nước biển thay đổi theo thời điểm nào trong ngày? A. Sáng sớm B. Xế trưa C. Chiều tàn D. Cả ba thời điểm nêu trên 4. Trong câu: “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”. Chủ ngữ là: A. Như một co người biết buồn vui B. Con người C. Biển D. Một con người 5. Bài văn giúp em cảm nhận được điều gì? 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ? A. xanh biếc, tím phớt, hồng B. lặng, đỏ đục, đầy C. xanh biếc, xám xịt, múa lượn D. đục ngầu, ánh sáng, giận dữ 7. Để liên kết các từ ngữ, các câu trong đọan văn cuối “Biển nhiều khi rất đẹp do mây, trời và ánh sáng tạo nên ”. Tác giả đã dùng mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ (Đó là từ : như)
  17. B. Hai quan hệ từ (Đó là các từ : như, và) C. Ba quan hệ từ (Đó là các từ : như, nhưng, và) D. Bốn quan hệ từ (Đó là các từ : như, nhưng, của, và ) 8. Tìm 4 từ trái nghĩa với từ: “ khổng lồ”. Đặt câu có 1 từ vừa tìm được. 9. Nối các nhóm từ ngữ ghi ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp. xe đạp, xe chỉ từ đồng nghĩa tròn trặn, tròn trĩnh, tròn xoe từ đồng âm ăn cơm, ăn dầu, ăn ảnh từ nhiều nghĩa 10. Thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu sau để thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả giữa các vế câu. rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.