Đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh dự tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Trường THCS Lập Thạch - Năm học 2020-2021

doc 3 trang minhtam 26/10/2022 12922
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh dự tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Trường THCS Lập Thạch - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_nang_luc_hoc_sinh_du_tuyen_sinh_vao_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh dự tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Trường THCS Lập Thạch - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD & ĐT LẬP THẠCH ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS DỰ TUYỂN ĐỀ CHÍNH THỨC SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS LẬP THẠCH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn : Tiếng Việt Thời gian làm bài: 35 phút (Không kể thời gian giao đề) A- TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Trong các câu sau, mỗi câu chỉ có một lựa chọn đúng. Em hãy ghi vào bài làm chữ cái in hoa đứng trước lựa chọn đúng (Ví dụ: Câu 1 nếu chọn A là đúng thì viết 1.A). Câu 1. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? A. bức chanh B. chiến chanh C. quả chanh D. chanh dành Câu 2. Trong câu: "Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ." Có mấy động từ ? A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ D. 4 động từ Câu 3. Cho câu: “Bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười nhộn nhịp, vui vẻ.” Các dấu phẩy có tác dụng gì? A. Cả ba dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu. B. Cả ba dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. C. Dấu phẩy thứ nhất dùng để ngăn cách các vế câu; dấu phẩy thứ hai và thứ ba dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. D. Dấu phẩy thứ nhất dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ; dấu phẩy thứ hai và thứ ba dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. Câu 4. Em hiểu như thế nào ý của câu sau? Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. A. Tiếng lá rụng rất to. B. Lá rụng rất nhiều. C. Không gian rất yên tĩnh. D. Không gian rất ồn ào. B- TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 5(2 điểm). Điền từ (cho sẵn trong ngoặc đơn) để thể hiện mối quan hệ giữa các cặp từ dưới đây: (đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa) Đoàn kết - chia rẽ là từ: Mênh mông - bao la là từ: Chín trong “ổi chín” và chín trong “chín tuổi" là từ: Chân trong “bàn chân” và chân trong “chân trời” là từ: Câu 6(2 điểm). Hãy xác định các bộ phận chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN), trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu sau: a) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp Thủ đô. b) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Câu 7(4 điểm). “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ. Những lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến.” (Trích Đêm trăng hành quân về đồng bằng – Khuất Quang Thụy – TV5, tập 2) a) Đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh, âm thanh nào để diễn tả nỗi nhớ nhà da diết của anh bộ đội? b) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 10 đến 12 câu) miêu tả một cảnh đẹp của quê hương mình. Họ và tên: SBD: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  2. Phßng gd&®t HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 6 THCS LẬP THẠCH HuyÖn lËp th¹ch MÔN TIẾNG VIỆT 5 Năm học 2020-2021 A- Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C B C C B- Tự Luận Câu Đáp án Điểm ( Mỗi từ điền đúng cho 0,5 điểm) - Đoàn kết - chia rẽ là từ: Trái nghĩa Câu 5 - Mênh mông – bao la là từ: Đồng nghĩa 2,0 - Chín trong “ổi chín” và chín trong “chín tuổi" là từ: Đồng âm - Chân trong “bàn chân” và chân trong “chân trời” là từ: Nhiều nghĩa ( Mỗi bộ phận TN, CN, VN xác định đúng cho 0,25 điểm, nếu học sinh xác định tách các TN thành TN1, TN2 ; CN thành CN1, CN2 ; VN thành VN1, VN2 thì chia đều 0,25 điểm cho các thành phần nhỏ được tách. Ví dụ: ) a) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp TN năm cửa ô trở vào,/ hoa sấu//vẫn nở, vẫn vương vãi khắp Thủ đô. Câu 6 CN VN 2,0 b) Dưới bóng tre của ngàn xưa,/ thấp thoáng // mái đình, mái chùa cổ TN VN CN kính. c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê// trở nên lòng yêu Tổ quốc. CN VN a) Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, âm thanh để diễn tả nỗi nhớ nhà da diết của anh bộ đội là: 1,0 tiếng gà gáy, đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ b) - Đoạn văn đúng cấu trúc (Có câu mở đoạn, kết đoạn phù hợp). Câu văn rõ ràng, mạch lạc. Đoạn văn đủ ý, miêu tả được một cảnh đẹp của quê hương, có thể đó chỉ là những cảnh rất bình dị như: làng mạc, cánh đồng, hồ nước, ngọn núi, phố 1,5 Câu 7 phường (Không yêu cầu phải là danh lam, thắng cảnh). (Tùy từng trường hợp cụ thể giám khảo có thể cho 0,25; 0,5;1; 1,25; hoặc 1,5 điểm) - Sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, câu văn trong sáng. 0,5 - Thể hiện được tình yêu, tình cảm gắn bó với quê hương. 0,5 - Chữ viết sạch đẹp, không sai quá 2 lỗi chính tả. 0,5 Lưu ý: Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần không làm tròn