Đề cương ôn tập học kì I môn Toán Lớp 5

pdf 21 trang minhtam 27/10/2022 22102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_toan_lop_5.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Toán Lớp 5

  1. ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TOÁN LỚP 5 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập và củng cồ về: 1. Phân số ; Số thập phân - Ôn tập và củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số, số thập phân. - Nắm chắc cách cộng, trừ, nhân, chia phân số ; số thập phân. - Bổ sung những kiến thức ban đầu cần thiết về phân số thập phân, hỗn số. 2. Bảng đơn vị đo: - Nắm được các bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích. - Biết cách chuyển đổi các đơn vị đo. 3. Giải toán: - Ôn tập và củng cố lại các dạng toán: Tổng – Hiệu; Tổng – Tỉ; Hiệu – Tỉ; Tìm phân số của một số; Tìm một số khi biết giá trị phân số của nó. - Biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ - Biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 4. Hình học: - Nắm được công thức tính diện tích của một số hình cơ bản đã học như: Hình chữ nhật, Hình vuông, Hình thoi. - Nhận dạng tam giác, hình thang và các yếu tố có liên quan như chiều cao, cạnh đáy, - Biết và nắm được công thức tính diện tích tam giác. Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. B. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Phân số a. Khái niệm về phân số - Phân số gồm tử số và mẫu số ( khác 0 ) - Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số với mẫu số là 1 ( VD: 5 = 5 ) 1 - Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0 (VD: 1 = 100 ) 100 - Số 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0 ( VD: 0 = 0 ) 2012 b. Các tính chất của phân số: - Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. 1
  2. VD: 5 = 5 3 = 15 6 6 3 18 - Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. VD: 15 = 15 3 = 5 18 18 3 6 - Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để: + Rút gọn phân số + Quy đồng mẫu số các phân số c. So sánh hai phân số - So sánh hai phân số có cùng mẫu số - So sánh hai phân số khác mẫu: Quy đồng mẫu số So sánh cùng tử số - So sánh phân số với 1 d. Hỗn số - Hỗn số gồm 2 phần: Phần nguyên và phần phân số Lƣu ý: Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị - Cách chuyển hỗn số về phân số: 2 5 8 2 42 VD: 5 = = 8 8 8 - Cách chuyển phân số về hỗn số: 16 1 VD: = 5 3 3 e. Phân số thập phân - Phân số thập phân là những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 Lƣu ý: Một phân số có thể viết thành phân số thập phân 5 5 25 125 3 3  3 1 9 1 1 25 VD: = = ; = = ; = = = 4 4 25 100 300 300 3 100 36 4 4 25 25 100 f. Cộng, trừ, nhân, chia phân số - Cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số: Tử số + Tử số Mẫu số giữ nguyên - Cộng trừ hai PS khác MS: Quy đồng mẫu số hai phân số Cộng, trừ như cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số - Nhân hai phân số: Tử số nhân tử số Mẫu số nhân mẫu số - Chia hai phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược Nhân hai phân số bình thường 2
  3. Lƣu ý: Khi cộng, trừ, nhân, chia hỗn số ta phải chuyển về phân số rồi tiến hành làm bình thường 1 1 3 5 9 10 19 VD: 1 1 2 3 2 3 6 6 6 2. Bảng đơn vị đo Bảng đơn vị đo độ dài: km, hm, dam, m, dm, cm, mm Bảng đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g  Mối quan hệ: Hai đơn vị đo liền kề nhau: - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé - Đơn vị bé bằng 1 đơn vị lớn 10 Bảng đơn vị đo diện tích: km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2  Mối liên hệ: Hai đơn vị đo liền kề nhau: - Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé 1 - Đơn vị bé bằng lần đơn vị lớn 100 Lƣu ý: Héc – ta (ha) ứng với hm2 a ứng với dam2 3. Số thập phân: - Khái niệm: số thập phân gồm: Phần nguyên Phần thập phân - Cách đọc viết số thập phân: Đọc (viết) từ hàng cao -> hàng thấp; đọc (viết) phần nguyên -> dấu (,) -> phần thập phân - Số thập phân bằng nhau: thêm 0 hoặc bớt các chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì được số thập phận mới bằng số thập phân đã cho - So sánh số thập phân: So sánh phần nguyên So sánh phần thập phân Lƣu ý: Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh đến các hàng - Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân Lƣu ý: Nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo đổi ra hôn số -> số thập phân 5 5 VD: 5 kg 5g = 5 kg + kg = 5 kg = 5,005 kg 1000 1000 - Các phép tính với số thập phân a. Phép cộng, trừ số thập phân: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng thì thẳng cột - Cộng, trừ như cộng, trừ các số tự nhiên - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng Lưu ý học sinh cách đặt tính ( Rèn kĩ) 3
  4. b. Nhân số thập phân Nhân 1STP với 1 STN Nhân 1STP với 10, 100, Nhân 1STP với 1STP - Nhân như nhân các STN 1000 với 0,1 ; 0,01 ; - Nhân như nhân các STN - Đếm xem PTP của STP 0,001 - Đếm xem phần thập phân có bao nhiêu chữ số thì - Nhân 1 STP với 10, 100, của cả 2 thừa số có bao dùng dấu (,) tách ở tích 1000 ta chỉ việc chuyển nhiêu chữ số rồi dùng dấu bấy nhiêu chữ số kể từ dấu phẩy của số đó sang phẩy tách ở tích bấy phải qua trái bên phải lần lượt một, hai, nhiêu chữ số kể từ phải ba chữ số. qua trái - Nhân 1STP với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái lần lượt một, hai, ba chữ số. c. Phép chia số thập phân - Chia 1STP cho 1STN - Chia 1STP cho 10, 100, 1000 - Chia 1STP cho 0,1 ; 0,01; 0,001 - Chia 1STN cho 1STN mà thương tìm được là 1STP - Chia 1STP cho 1STP  Lưu ý học sinh cách rèn kĩ năng : + Cách đặt tính, cách đánh dấu phẩy ở thương + Cách bỏ dấu phẩy để chia + Cách tìm số dư (PTP chỉ lấy đến 2 chữ số) VD: 22,44 18 Cách 1: NX: chữ số 1 ở số Cách 2: dóng dấu (,) của số 4 4 1,24 dư thuộc hàng phần mười bị chia thẳng xuống số dư ta 8 4 Chữ số 2 ở số dư thuộc hàng thấy: 1 2 phần trăm Dấu (,) liền trước 12 => Số dư : 0,12 => Số dư : 0,12 4. Giải toán a. Các dạng toán điển hình Tìm 2 số khi biết tổng – hiệu Tìm 2 số khi biết tổng - tỉ Tìm 2 số khi biết hiệu – tỉ - Vẽ sơ đồ - Vẽ sơ đồ - Vẽ sơ đồ - Số lớn = ( tổng + hiệu) :2 - Tìm tổng số phần bằng nhau - Tìm hiệu số phần bằng nhau - Số bé = (tổng – hiệu) : 2 - Tìm số lớn - Tìm số lớn * Lưu ý: - Tìm số bé - Tìm số bé 4
  5. + Nếu tìm được số lớn thì số bé = Tổng – số lớn Số lớn – Hiệu + Nếu tìm được số bé thì số lớn = Tổng – số bé Số bé + Hiệu b. Các bài toán có liên quan đến tỉ lệ - Có 2 cách giải: Rút về đơn vị Tìm tỉ số Lưu ý học sinh cách đặt lời giải, danh số của bài toán tỉ lệ c. Các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm Tìm tỉ số % của hai số Tìm giá trị % của một số Tìm một số khi biết giá trị % của số đó B1: Tìm thương của 2 số * Cách làm: Muốn tìm n% * Cách làm: Muốn tìm a, biết B2: Nhân thương đó với 100 của một số ta lấy số đó chia n% của a là b ta lấy b chia và viết thêm kí hiệu % vào cho 100 rồi nhân với n hoặc cho n rồi nhân với 100, hoặc bên phải tích tìm được lấy số đó nhân với n rồi chia lấy b nhân với 100 rồi chia VD: Tìm tỉ số % của 2 và 5 cho 100 cho n Tỉ số % của 2 và 5 là: VD: Tìm 34% của 4,5 VD: Tìm 1 số biết 4,5% của 2 : 5 = 0,4 = 40% 34% của số 4,5 là: số đó là 18 Đáp số: 40% C1: 4,5 : 100 x 34 = 1,53 Số đó là: C2: 4,5 x 34 : 100 = 1,53 C1: 18 : 4,5 x 100 = 400 Đáp số: 1,53 C2: 18 x 100 : 4,5 = 400 Đáp số: 400 * Lưu ý: Khi chia dư thì phần thập phân chỉ lấy đến 4 chữ số VD: 19 : 30 = 0,6333 = 63,33 % * Lưu ý cách trình bày trong giải toán có lời văn VD: Có 12 viên bi xanh và 24 viên bi vàng. Tìm tỉ số % của số bi vàng và tổng số bi? Giải Tổng số bi có là: 12 + 24 = 36 (viên) Tỉ số phần trăm của số bi vàng và tổng số bi là: 24 : 36 = 0,6666 0,6666 = 66,66 % Đáp số: 66,66% 5. Hình học a. Công thức tính P, S các hình đã học - Hình chữ nhật: P = (a + b) x 2 (a, b cùng đơn vị đo) S = a x b - Hình vuông: P = a x 4 5
  6. S = a x a - Hình thoi: S = m x n : 2 ( m, n là 2 đường chéo) - AD để giải các bài toán liên quan b. Hình tam iác * Các dạng hình tam giác A B B B C A C A C Tam giác có 3 góc Tam giác có 1 góc tù Tam giác có 1 góc nhọn và 2 góc nhọn vuông và 2 góc nhọn * Xác định các yếu tố liên quan - Lưu ý: Đường cao hạ xuống cạnh nào thì cạnh đó là đáy VD: A B C H * Công thức tính diện tích tam giác Trong đó S: diện tích a h S = a: cạnh đáy (cùng đơn vị đo) 2 h: chiều cao * Áp dụng để giải các bài toán liên quan: - Lưu ý: Diện tích tam giác vuông = tích hai cạnh góc vuông chia cho 2 c. Hình thang A B D H C - Hình thang có 1 cặp cạnh đối song song (AB // CD) 6
  7. + Cạnh đáy AB, cạnh đáy CD ( đáy bé AB, đáy lớn CD) + Cạnh bên AD, cạnh bên BC + AH là đường cao - Lưu ý: Hình thang vuông là hình thang có A B một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đó -> D C 7
  8. B- BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ, GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ Bài 1. Viết các thương sau dưới dạng phân số: 2 : 5; 45 : 100; 9 : 15 Bài 2. Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1: 23; 64; 85 Bài 3. Rút gọn: 12 25 40 ; ; . 16 75 80 Bài 4. Quy đồng mẫu số các phân số sau: 3 7 1 4 a) và b) và 4 8 5 15 Bài 5. So sánh: 2 2 5 5 7 7 a) và b) và c) và 5 9 8 6 2 4 Bài 6. Phân số nào lớn hơn: 4 6 3 5 2 3 a) và b) và c) và 5 7 8 6 3 2 3 5 1 Bài 7. Hãy viết các phân số ; ; theo thứ tự từ bé đến lớn. 4 6 3 Bài 8. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 5 12 3 7 a) 3 8 7 5 2 5 4 6 b) 4 3 5 7 Bài 9: Rút gọn: 1313 a) 1515 8
  9. 252525 b) 525252 Bài 10: Tính: 3 2 9 2 6 1 a) b) c) 1  5 7 4 5 7 2  7 5 1 7 1 3 6 d) e) : f) : 9 6 5 10 4 8 5 Bài 11: Tìm x: 1 5 7 1 a) x b) x 4 8 8 2 4 2 3 6 c) : x d) x 3 5 5 11 Bài 12. Ba bạn Lan, Mai, Hoa chạy thi trên sân trường. Sau 1 phút Lan chạy 1 3 được quãng đường, Mai chạy được quãng đường còn Hoa chạy 2 4 2 được quãng đường. Hỏi ai chạy nhanh nhất, ai chạy chậm nhất? 3 5 2 Bài 13. Một hình chữ nhật có diện tích là m2, chiều dài là m. Tính chu vi 8 7 của hình chữ nhật đó. Bài 14. Một vòi nước chảy vào cái bể không có nước trong 2 giờ. Giờ đầu vòi 1 1 chảy được bể, giờ sau chảy được bể. Người ta đã dùng lượng 3 4 1 nước bằng bể. Hỏi lượng nước còn lại chiếm mấy phần bể? 12 II. PHÂN SỐ THẬP PHÂN – HỖN SỐ Bài 15. Trong các phân số dưới đây, phân số nào là phân số thập phân? 4 6 5 8 ; ; ; . 5 10 7 10000 Bài 16: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 9
  10. 6 36 a) 6   b)  36 :  5 5  10 600 600 : 100 Bài 17. Viết các phân số sau thành phân số thập phân: 12 35 13 ; ; 5 2 4 Bài 18. Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 4 3 5 3 2 ; 5 ; 3 ; 13 5 7 6 10 Bài 19. So sánh các hỗn số sau: 5 3 3 7 a) 3 4 b) 7 4 2 5 2 6 Bài 20. Tính: 3 5 5 7 a) 3 b) 6 4 9 4 4 4 3 2 3 c) 4 d) 1 : 6 7 3 5 Bài 21. Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính: 2 1 1 5 a) 3 2 b) 5 3 3 3 3 6 3 1 2 1 c) 2 3 d) 4 :3 4 5 3 2 Bài 22. Viết các số đo độ dài (theo mẫu): 7 7 Mẫu: 3dm 7cm = 3dm + dm = 3 dm. 10 10 a) 5m 7dm b) 3m 24cm c) 4dm 2cm III. ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 5 Bài 23. Tổng của hai số là 60. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó. 7 1 0
  11. 7 Bài 24. Hiệu của hai số là 45. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó. 2 3 Bài 25. Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nửa chu vi bằng 5 256m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Bài 26. Một thửa đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 20 m và chiều 3 rộng bằng chiều dài. 5 a) Tính chiều dài, chiều rộng của thửa đất. 1 b) Người ta sử dụng diện tích thửa đất để đào ao cá. Tính diện tích 5 đất còn lại trên thửa đất. Bài 27. Số lít mật ong loại I có nhiều hơn số lít mật ong loại 2 là 15 lít. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu lít mật ong, biết rằng số lít mật ong loại I gấp 4 lần số lít mật ong loại II? Bài 28. Năm nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 66 tuổi. Biết rằng sau 3 năm 2 nữa thì tuổi cháu bằng tuổi ông. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi, 7 cháu bao nhiêu tuổi? Bài 29. Mua 8 quyển vở hết 32 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? Bài 30. Tiền công quét sơn 6m tường rào là 180 000 đồng. Hỏi tiền công quét sơn 25m tường rào như thế là bao nhiêu đồng? Bài 31. Một thợ làm trong 6 ngày được nhận 600 000 đồng tiền công. Hỏi với mức trả công như vậy, nếu người thợ làm 8 ngày thì được trả bao nhiêu tiền? Bài 32. Một xưởng may trong 5 ngày may được 260 cái quần. Hỏi với mức làm như thế, muốn may 468 cái quần thì xưởng đó phải làm trong bao nhiêu ngày? Bài 33. 10 người làm xong một công việc phải hết 6 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau).
  12. Bài 34. Để hoàn thành xong một công việc cần 20 người làm trong 6 giờ. Hỏi muốn hoàn thành công việc đó trong 4 giờ thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau). Bài 35. Một bếp ăn dự trữ gạo cho đủ 120 người ăn trong 20 ngày, thực tế đã có 150 người ăn. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn của mỗi người như nhau). Bài 36. Lúc đầu bác Ngân mua 6kg gạo hết 90 000 đồng, sau đó bác mua thêm 5kg gạo nữa. Hỏi bác Ngân mua gạo hết tất cả bao nhiêu tiền? (Giá tiền mỗi ki-lô-gam gạo không đổi) Bài 37. Để hút hết nước ở một cái bể bơi, người ta phải dùng 2 máy bơm làm việc liên tục trong 3 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành nhanh hơn nên người ta đã dùng 3 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở bể bơi? Bài 38. Người ta dự tính để đắp xong một đoạn đê cần 30 người làm trong 20 ngày, thực tế đã có 50 người là. Vậy thực tế người ta đắp xong đoạn đê đó trong vòng bao nhiêu ngày? (Mức làm của mỗi người là như nhau) Bài 39. Một trường tiểu học tổ chức cho học sinh đi tham quan, tính ra phải sử dụng 16 xe ô tô, mỗi xe chở 45 học sinh thì chở vừa hết số học sinh tham gia. Nếu mỗi xe ô tô chở 48 học sinh thì phải sử dụng bao nhiêu xe ô tô như thế để chở hết số học sinh đó? Bài 40. Một xe tải chỉ có thể chở được 350 bao ngô, mỗi bao 40kg. Nếu chất lên xe loại bao ngô 70kg thì xe chở được nhiều nhất bao nhiêu bao? IV. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƢỢNG, DIỆN TÍCH. ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG; HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG; MI-LI-MÉT VUÔNG; HÉC-TA. Bài 41. Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm: 15km m; 243m = .dm; 230cm = .dm 3400m = .dam; 1 dam = km; 1mm = m 14 tạ = .kg; 250 tấn = yến 323000kg = tấn 25000kg = .yến Bài 42. Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm: 15dam2 = m2; 3cm2 = .mm2; 6dm2 = .cm2; 550hm2 = .km2 .hm2;
  13. 4km2 = .ha; 4500ha = km2. Bài 43. Viết số hoặc hỗn số thích hợp vào chỗ chấm: a) 14m 20cm = cm; b) 5kg 60g = g. c) 3486g = .kg g. d) 3 tạ 5kg = kg. Bài 44. Điền dấu “>; <; =” vào chỗ chấm cho thích hợp: 32m 4dm 32m 45cm 8cm2 42mm2 9cm2 32km2 320 ha 5 tấn 40kg 5040 kg. Bài 45. Một công nhân trong ba ngày sửa được 3km đường. Ngày thứ nhất đội sửa được 780m đường, ngày thứ hai sửa được số mét đường gấp đôi ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ ba đội công nhân đó sửa được bao nhiêu mét đường? Bài 46. Một cửa hàng trong ba ngày bán được 1 tấn gạo. Ngày đầu bán được 250kg. Ngày thứ hai bán được gấp 2 lần ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường? Bài 47. Một con chim chích chòe nặng 50g. Một con heo nặng 100kg. Hỏi con heo nặng gấp bao nhiêu lần con chim chích chòe? Bài 48. Người ta dán liền nhau 500 con tem hình chữ nhật lên một tấm bìa hình vuông cạnh dài 1m, biết mỗi con tem có chiều dài 3cm, chiều rộng 22mm. Hỏi diện tích phần bìa không dán tem là bao nhiêu xăng- ti-mét vuông? Bài 49. Trong một khu dân cư mới, người ta dùng một nửa diện tích đất để làm đường đi và các công trình công cộng, nửa diện tích đất còn lại được chia đều thành 2000 mảnh hình chữ nhật, mỗi mảnh có chiều rộng 10m, chiều dài 25m để xây nhà ở. Hỏi diện tích khu dân cư đó là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? Bài 50. Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 300m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 50m. a) Tính diện tích thửa ruộng đó? b) Biết rằng trung bình cứ 10m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? Bài 51. Xét khu công nghiệp có mặt bằng được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000 (xem hình vẽ). Hỏi diện tích mặt bằng khu công nghiệp là bao nhiêu mét vuông?
  14. 14cm 16cm 20cm 16cm Bài 52. Một căn phòng hình chữ nhật có chiều rộng 6m, chiều dài 8m. Người ta dùng các viên gạch hoa hình vuông cạnh 4dm để lát nền căn phòng. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch hoa để lát kín nền các phòng đó? (Phần diện tích mạch vữa không đáng kể). Bài 53. Một khu nghỉ mát hình chữ nhật có chu vi 2km 8hm và chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Hỏi diện tích khu nghỉ mát đó là bao nhiêu mét vuông? CHỦ ĐỀ 2. SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN Bài 54. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 4 8 a) 4 dm = m = .m b) 8 cm = m = m 10 100 9 3 c) 9 mm = m = .m d) 3g = kg = kg 1000 1000 Bài 55. Viết cách đọc số thập phân vào ô trống (theo mẫu): Viết số Đọc số 0,1 Không phẩy một 0,82 7,89 134,24 Bài 56. Chuyển mỗi phân số đã cho thành phân số thập phân rồi viết số thập phân: 35 1 38 1 a) b) ; c) ; d) 200 5 500 2
  15. Bài 57. Chuyển các phân số thập phân thành hỗn số rồi viết thành số thập phân: 46 256 1603 548 a) ; b) ; c) ; d) 10 100 100 100 Bài 58. Viết các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc số đó: 9 24 351 a) 7 ; b) 67 ; c) 241 10 100 1000 Bài 59. Viết các số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân: a) 6,8 b) 2,59 ; c) 8,03 ; d) 24,104 Bà i 60. Điề n và o bả ng sau: Đọc số Viết số Bốn đơn vị, 8 phần mười. Hai mươi ba đơn vị, hai phần mười, bảy phần trăm. Không đơn vị, hai phần nghìn. Bà i 61. Điề n số thích hợp và o chỗ chấ m: a) 3,5 m = .dm b) 3,54m = .cm c) 5,6m = cm d) 2,52m = .cm Bài 62. Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn: a) 8,9000 b) 35,82000; c) 32,0300 Bài 63. Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có ba chữ số) a) 3,349 b) 65,3; c) 540,24 Bài 64. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 3,52 ; 7,432; 57,26; 46,235 Bài 65. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 75,353; 8,432; 35,767; 87,467 Bài 66. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 8m 7dm = m; 25m 16cm = m; 3 tấn 359kg = tấn; 550 kg = .tấn;
  16. 2545m2 = ha; 24 dm2 35 cm2 = dm2 Bài 67. Tính: a) 3,7 6,8 b) 35,79 75,29 45,34 c) 95,256 35,266 d) 463,654 352,235 9, 4 Bài 68. Tính: a) 2,67 3 b) 35,29 100 c) 3,56 1,6 d) 235,24 0,01 e) 3,35 5,73 7, 43  f) 35,5 : 5 g) 245,21: 100 h) 440,572 : 32,3 Bài 69. Tìm x a) x 45,64 81,5 b) 205,7 x 387,54 c) 7,3 x 2,3 x 25,6 9,6 d) x : 4,75 31,24 25,64 Bài 70. Tính bằng cách hợp lý: a) 27,84 31,3 4,16 5,7 b) 17,58 6,35 5,65 c) 5,6 3,7 5,6 2,3 d) 1,1 1,2 1,3 1, 4 1,5 1,6 1,25 0,25 5  Bài 71. Số thứ nhất là 73,5. Số thứ hai gấp 5 lần số thứ nhất, số thứ ba kém số thứ nhất 24,1 đơn vị. Tìm tổng của ba số đó. 2 Bài 72. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 82,5m và chiều rộng bằng chiều 3 dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Bài 73. Trung bình cộng số gạo của hai bao là 52,6kg. Nếu chuyển từ bao thứ nhất sang bao thứ hai 2,6kg gạo thì số gạo có trong hai bao bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài 74. Thùng thứ nhất có 20 lít dầu, thùng thứ hai có 46 lít dầu. Toàn bộ dầu của hai thùng được đổ vào các chai, mỗi chai chứa 0,4 lít dầu. Hỏi có tất cả bao nhiêu chai dầu? Bài 75. May một bộ quần áo hết 2,8m vải. Hỏi có 157,5m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải?
  17. CHỦ ĐỀ 3. TỈ SỐ PHẦN TRĂM Bài 76. Viết thành tỉ số phần trăm: 34 45 35 a) ; b) ; c) ; 200 300 700 d) 0,35 ; e) 0,246 f) 5,356 Bài 77. Tính: b) 35% 24% d) 252%:7 Bài 78. Tìm: a) 14% của 150kg b) 45% của 280m2 c) 50% của một số là 20 d) 0,8% của một số là 18. Bài 79. Trong vườn có 80 cây xoài và nhãn, trong đó có 30 cây xoài. Tính tỉ số phần trăm của số cây xoài so với số cây nhãn? Bài 80. Một kho chứa 1000 bao gạo, trong đó có 450 bao gạo nếp, còn lại là các bao gạo tẻ. Hỏi: a) Số bao gạo nếp chiếm bao nhiêu phần trăm số bao gạo trong kho? b) Tỉ số phần trăm của số bao gạo tẻ và số bao gạo trong kho là bao nhiêu? Bài 81. Nhà Mai nuôi một đàn gà, đàn gà có 20 con gà trống, số gà trống ít hơn số gà mái 60 con. Tìm tỉ số phần trăm của số gà trống và số gà mái trong đàn gà đó. Bài 82. Với cùng một số tiền, ngày thường mua được 5 bông hoa còn ngày lễ chỉ mua được 4 bông hoa. Hỏi giá hoa ngày lễ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với ngày thường? Bài 83. Lãi suất tiết kiệm là 1,2% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 8 000 000 đồng. Hỏi sau hai tháng, cả tiền gửi và tiền lãi là bao nhiêu đồng? Bài 84. Một người bỏ ra 4 500 000 đồng tiền vốn mua hoa. Biết rằng người đó lãi 12% tiền vốn. Tính số tiền lãi. Bài 85. Một xưởng may đã dùng hết 350 m vải để may quần áo, trong đó số vải may quần chiếm 60%. Vậy số vải may áo là bao nhiêu?
  18. Bài 86. Một cửa hàng đã bán được 2 tạ gạo và số gạo đó bằng 12,5% tổng số gạo của cửa hàng đó trước khi bán. Hỏi trước khi bán, cửa hàng có bao nhiêu tấn gạo? Bài 87. Một kho gạo đã bán tuần lễ đầu 700 tạ gạo bằng 35% tổng số gạo có trong kho. Tuần lễ thứ hai kho gạo đã bán một số gạo bằng 40% số gạo còn lại. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu tạ gạo? Bài 88. Chu vi một khu đất hình chữ nhật là 3780,36 m. Tính diện tích khu đất hình chữ nhật đó, biết chiều rộng bằng 80% chiều dài. Bài 89. Khối lớp Năm có 240 học sinh trong đó có 85% học sinh được xếp học lực khá và giỏi, còn lại là học sinh xếp học lực trung bình. Hỏi khối lớp Năm có bao nhiêu học sinh xếp học lực trung bình? Bài 90. Khi trả bài tập kiểm tra của lớp 5A, cô giáo nói: “Số điểm 10 chiếm 20%, số điểm 9 ít hơn 5% so với điểm 10; có tất cả 14 điểm 10 và điểm 9”. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh? (Tất cả học sinh của lớp đều làm bài kiểm tra). Bài 91. Cuối năm 2016 số dân của một huyện là 250 000 người. Hỏi với mức tăng dân số hằng năm là 1,2% thì đến cuối năm 2018 số dân của huyện đó là bao nhiêu người? (Dùng máy tính bỏ túi). Bài 92. Một đội thợ gặt xong lúa ở một cánh đồng có diện tích 2ha trong ba ngày. Ngày thứ nhất đội đó gặt được 40% diện tích cánh đồng, ngày thứ hai đội đó gặt được 30% diện tích cánh đồng còn lại. Hỏi ngày thứ ba đội đó gặt được bao nhiêu héc – ta? CHỦ ĐỀ 4. HÌNH TAM GIÁC Bài 93. Hãy viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây: E A B C D F
  19. Bài 94. Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây: E A K B C D F H Bài 95. Tính diện tích mỗi hình tam giác vuông sau: B D 6cm 8cm 4dm E A C 5dm F Bài 96. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 3,6m và chiều cao là 16dm. Bài 97. Tam giác ABC có diện tích 60cm2. Chiều cao AH có độ dài 0,8 dm. Độ dài đáy BC của tam giác ABC là bao nhiêu? Bài 98. Cho hình vẽ sau: Tính diện tích hình tam giác EDC (theo 2 cách), biết AB = 3,5cm; BC = 1,6 cm; EB = 2cm.
  20. 3,5cm A E B 2cm 1,6cm D I C Bài 99. Hình tam giác có độ dài đáy 30m, chiều cao bằng 60% độ dài đáy. Tính diện tích hình tam giác đó. Bài 100. Hình chữ nhật MNPQ có diện tích 1600cm2. Tính diện tích hình tam giác MEQ. N M 24cm E 26cm P Q