Đề cương ôn tập Toán + Tiếng Việt + Khoa Sử Địa cuối năm Lớp 5

pdf 28 trang minhtam 26/10/2022 8983
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Toán + Tiếng Việt + Khoa Sử Địa cuối năm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_toan_tieng_viet_khoa_su_dia_cuoi_nam_lop_5.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Toán + Tiếng Việt + Khoa Sử Địa cuối năm Lớp 5

  1. 41/ Câu “Ngoài ra, ông ấy còn đảm nhiệm cƣơng vị chủ biên tạp chí Khoa học.” thuộc kiểu câu gì? A. ai là gì ? B. ai làm gì? C. ai thế nào? 42/ Điền quan hệ từ thích hợp vào chổ trống: Cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá cậu bé vô cùng xúc động. Cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình Cậu bé đ ã không tính công những việc cậu đã làm cho mẹ. 43/ từ trái nghĩa với từ “phức tạp” là: A. đơn sơ B. đơn giản C. đơn độc D. rắc rối 44/ Tìm quan hệ từ trong các câu sau: “Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.” 45/ Điền cặp từ hô ứng: Tôi cầm sách để đọc, cô giáo nhận ra là mắt tôi không bình thường. Bạn cho nhiều, bạn nhận được nhiều. 46/ Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? “Ổng bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nửa.” 47./ Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? “Ông không việc gì nhưng cái bi đông thì bị “thương” 48/ Điền cặp từ hô ứng a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến thì cái bi đông cũng theo ông đến b) biết nhiều chuyện về cái bi đông ông kể, tôi quý nó. 49/ Từ tƣ duy cùng nghĩa với từ nào? A. học hỏi B. suy nghỉ C. tranh luận D. hiểu biết 50/ Dấu phẩy trong câu: “Anh bắt đầu nói khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có tác dụng gì? 51/ Các câu trong đoạn văn sau đƣợc liên kết với nhau bằng cách nào? „Trường em nằm trên con đường Lê Lợi, một con đường nằm ở trung tâm thành phố. Trước tr ường, đỏ rực màu hoa phượng vĩ. Mấy hôm nay, bọn em thường rủ nhau nhặt những cánh hoa học trò rơi về ép vào trong vở.”
  2. 52/ Các câu trong đoạn văn sau đƣợc liên kết bằng cách nào? “Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc chơi ké. Nhà nó r ất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên có cả những con búp bê.” 53/ Trong các câu sau câu nào là câu ghép: A. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. B. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau khúc rất ngắn. C. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biếng ngay. 54/ Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Bởi vì ngay bây giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sá ng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần ăn cho mình một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn là trong hoài niệm.” A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. 55/ Hai câu: “Mùa rau khúc kéo dài nhƣng thời gian có rau khúc ngon lại ngắn. Vào nhữ ng ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” Đƣợc liên kết với nhau bằng cách nào? A. lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. từ nối. 56/ Hai câu: “Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhƣng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đƣa từng lƣợt bánh ra ngoài.” Liên kết với nhau bằng cách nào ? A. thay thế từ và lặp từ B. dùng từ nối và lặp từ C. thay thế từ và dùng từ nối 57/ Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm ai mà chẳng thích.” A. Ngăn cách các vế trong câu ghép. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 58/ câu nào là câu ghép. A. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. B. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. C. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. 59/ Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Tết đến hoa đào đỏ thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.” A. lặp từ ngữ B. dùng từ nối C. thay thế từ. 60/ Câu “Mƣa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhƣng Bạch Dƣơng mẹ vẫn sống cố đứng vững.” Có mấy vế câu: A. 1 vế câu B. 2 vế câu B. 3 vế câu 61/ “Nhƣng Bạch Dƣơng mẹ còn chƣa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên.”
  3. câu trên là câu gì? xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó. Câu có các quan hệ từ nào: 62/ Trong câu ghép “chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần phải trang điểm và làm tóc.” Từ nào nối các vế câu: A. vừavừa B. chỉ có C. vì D. và 63/ Dấu hai chấm trong câu sau có tác dùng gì? “ Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nổ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” A. dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. B. giải thích cho bộ phận đứng trước C. liệt kê sự việc. 64/ Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì “Nếu ta quen sống một cuộc sống phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ bay được .” A. Ngăn cách các vế câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu 65/ Dấu ngoặc kép có tác dụng gì trong câu? “Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi.” A. Trích dẩn lời nói của nhân vật B. Báo hiệu từ dùng trong ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Báo hiệu nguồn trích dẫn. 66/ Dấu gạch ngang có tác dụng gì? “Hai vợ chồng đều muốn mời cả ba ngƣời đàn ông – vẫn đang ngồi ở trƣớc cửa nhà họ - vào nhà.” A. Đánh dấu chổ bắt đầu lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. 67/ Các vế câu đƣợc nối nhƣ thế nào? a) Mọi người đứng dậy reo mừng: Hồ chủ tịch đã đến A. nối bằng từ có tác dụng nối B. nối trực tiếp b) Lan ít nói, hiền lành còn Loan thì lanh lẹ, nóng tính. A. nối bằng từ có tác dụng nối B. nối trực tiếp 68/ Đặt câu ghép có các vế câu đƣợc nối: nối trực tiếp: . nối bằng từ có tác dụng nối: . 69/ Các câu ghép sau biểu thị mối quan hệ gì? a) Vì thời tiết xấu nên máy bay không cất cánh ( ) b) Nếu em không thuộc bài thì em sẽ bị điểm kém. ( ) c) Giá mà tôi không chủ quan thì tôi không thua cuộc ( )
  4. d) Mặc dù trời nắng gay gắt nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng. ( ) e) Chẳng những Hồng giỏi văn mà bạn ấy còn giỏi toán. ( ) 70/ Đặt câu ghép biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – kết quả. Điều kiện – kết quả. Tương phản Tăng tiến 71/ Hai câu sau đƣợc liên kết với nhau bằng cách nào? “Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung , cũng phơi phới.” A. lặp từ B. thay thế từ C. Dùng từ ngữ nối 72/ “Chị Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng. Nhƣng hình ảnh của ngƣời con gái đất đỏ ấy v ẫn sống mãi trong lòng mọi ngƣời.” A. lặp từ và thay thế từ B. dùng từ nối và thay thế từ C. dùng từ nối và lặp từ 73/ “Ha-li-ma lấy chồng đƣợc 2 năm. Trƣớc khi cƣới chồng nàng là một ngƣời dễ mến, l úc nào cũng tƣơi cƣời. Vậy mà giờ đây chỉ thấy chồng nàng cau có, gắt gỏng.” A. lặp từ và thay thế từ B. dùng từ nối và thay thế từ C. dùng từ nối và lặp từ 74/ Các câu sau thuộc kiểu câu gì? Khu vườn của bà xanh mượt, tươi tốt. ( ) Em đừng bắt chước cậu ta! ( ) Vầng trăng sáng quá! ( ) 75/ Đặt câu với các trƣờng hợp sau và dùng dấu câu thích hợp Nhờ ai đó bật đèn dùm Hỏi xem khi nào mẹ đi chợ Thể hiện cảm xúc khi xem bộ phim hay LINK XEM THỬ TÀI LIỆU HAY BẬC TIỂU HỌC (nhấp vào link) xV?usp=sharing
  5. Họ và tên: Lớp: 5 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP KHOA - SỬ - ĐỊA CUỐI HK2 Năm học 2020 – 2021 A. KHOA HỌC BÀI 32: TƠ SỢI Câu 1: Kể tên một số loại tơ sợi? Làm thế nào để phân bịêt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo? Kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo mà bạn biết ? Trả lời: * Có hai loại tơ sợi là tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo: + Tơ sợi tự nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm, có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. + Tơ sợi nhân tạo như sợi ni lông, có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ. * Để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo ta có thể làm thí nghiệm: đốt thử các mẫu vật: + Tơ sợi tự nhiên khi cháy tạo thành tro. + Tơ sợi nhân tạo khi cháy bị vón cục lại. * Một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo mà bạn biết là: Vải bông, vải pha ni lông, vải tơ tằm, vải lụa Hà Đông, vải sợi bông, vải sợi len, vải sợi lanh, vải màn Câu 2: Nêu đặc điểm và công dụng của một số sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi? - Đặc điểm: + Tơ sợi tự nhiên: * Sợi bông: Là nguyên liệu quan trọng dùng để dệt vải. Vải bông có thể rất mỏng, nhẹ như vải màn hoặc băng y tế, cũng có thể dày dùng để làm lều bạt, buồm, . Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. * Tơ tằm: Có nhiều loại, trong đó có loại tơ nõn dùng để dệt lụa. Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời + Tơ sợi nhân tạo: Sợi ni lông là một trong các loại tơ sợi nhân tạo. Vải ni lông không thấm nước, dai, bền và không nhàu. Sợi ni lông còn được dùng trong y tế, làm các ống để thay thế các mạch máu bị tổn thương; làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc, BÀI 37: DUNG DỊCH Câu 1: Dung dịch là gì? Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? Trả lời: * Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau. * Để tạo ra dung dịch cần có 2 điều kiện là: - Để tạo ra dung dịch cần ít nhất từ hai chất trở lên - Trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó. Câu 2: Hãy kể tên một số dung dịch mà em biết? Trả lời: Một số dung dịch mà em biết là: - Dung dịch nước và xà phòng - Dung dịch nước và đường - Dung dịch giấm và đường - Dung dịch nước và muối - Dung dịch nước mắm và mì chính Câu 4: Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào? Cho ví dụ?
  6. Trả lời: Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chƣng cất. Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết. * Ví dụ: Đun nóng dung dịch muối, nước sẽ bốc hơi. Hơi nước được dẫn qua ống làm lạnh. Gặp lạnh, hơi nước đọng lại thành nước. Còn muối thì ở lại nồi đun. Câu 5: Để sản xuất ra muối từ nƣớc biển ngƣời ta làm cách nào? Trả lời: Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối. BÀI 40: NĂNG LƢỢNG Học thuộc mục Bạn Cần biết trang 82 và 83 Câu 1: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi thì cần gì? Trả lời: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi thì cần có năng lượng Câu 2: Nêu ví dụ về hoạt động của con ngƣời, động vật, phƣơng tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lƣợng cho các hoạt động đó? - Người nông dân cày, cấy: nguồn năng lượng là thức ăn. - Các bạn học sinh đá bóng, học bài: thức ăn. - Chim bay: thức ăn. - Máy cày: xăng. - Trong mọi hoạt động của con người, động vật, máy móc, đều có sự biến đổi. Vì vậy, bất kì hoạt động nào cũng cần dùng năng lượng. Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như cày, cấy, trồng trọt, học tập, con người phải ăn, uống và hít thở. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người. Câu 3: Nêu ví dụ về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ đƣợc cung cấp năng lƣợng. - Muốn đưa cặp sách lên cao, ta có thể dùng tay nhấc cặp. Năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển. - Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. - Khi lắp pin và bật công tắc của ôtô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Câu 4: Hãy nêu 3 ví dụ về việc muốn làm vật biến đổi nhiều hơn thì cần nhiều năng lƣợng hơn. Ví dụ mẫu: Kéo một lò xo dãn 10cm thì cần nhiều năng lượng hơn khi kéo lò xo đó dãn 5cm. Trả lời: - Dùng búa đập mạnh vào đá thì tốn nhiều năng lượng hơn khi dùng búa đập nhẹ vào đá. - Đốn ngã cây sẽ tốn nhiều năng lượng hơn đốn phân nửa cây. - Bẻ gãy cây thì tốn nhiều năng lượng hơn so với bẻ cong cây.
  7. BÀI 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM Câu 1: Theo em, chim sinh sản nhƣ thế nào? Trả lời: Chim sinh sản bằng cách đẻ trứng, sau đó ấp cho đến khi trứng nở thành chim con. Câu 2: Trình bày sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng? Trả lời: Sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng: Trứng gà (hoặc trứng chim) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà non (hoặc chim non, .). Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con. Câu 3: Em có nhận xét gì về những con chim non, gà non mới nở? Chúng đã tự đi kiếm mồi đƣợc chƣa? Tại sao? Trả lời: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn. BÀI 60: SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ Câu 1: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ. Trả lời: Sự sinh sản và nuôi con của hổ: - Hổ là loài thú ăn thịt, sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản đó là mùa xuân và mùa hạ. - Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mự phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. - Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy chúng săn mồi. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập. Câu 2: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hƣơu? Trả lời: Sự sinh sản và nuôi con của hươu: - Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn. - Hươu thường đẻ mỗi lứa một con. Hươu con vừa mới sinh ra đã biết đi và bú mẹ. Hươu mẹ chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ dạy con tập chạy (Tại vì, chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù (hổ, báo, ) không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt. B. LỊCH SỬ BÀI 21: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƢỚC TA. Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? Trả lời: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam. Câu 2: Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại? Đó là nhà máy nào?. Trả lời: Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khó hiện đại ở miền Bắc để: - Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. - Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
  8. - Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Câu 3: Nêu quá trình xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội? Trả lời: Quá trình xây dựng của nhà máy cơ khí Hà Nội là: - Thời gian xây dựng: từ tháng 12 – 1955 đến tháng 4 – 1958 - Nước giúp đỡ xây dựng: Liên Xô - Địa điểm: phía tây nam Thủ đô Hà Nội. - Diện tích: hơn 10 vạn mét vuông (lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ) - Các sản phẩm: Máy phay, máy tiện, máy khoan, tiêu biểu là tên lửa A12. Câu 4: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc? Trả lời: Nhà máy cơ khí Hà Nội đó có những đóng góp vô cùng to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Các sản phẩm: Máy phay, máy tiện, máy khoan, . đã ra đời để phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam (tên lửa A12). - Trong nhiều năm, nhà máy cơ khí Hà Nội đã phấn đấu vươn lên và đạt được nhiều thành tích to lớn. BÀI 24: CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”. Câu 1: Nêu tình hình nƣớc ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? Trả lời: Tình hình nước ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là: Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí Hiệp định Pa-ri vào tháng 10-1972 để chấm dứt chiến tranh. Lập lại hoà bình ở Việt Nam. Câu 2: Nêu những điều em biết về máy bay B52? Đế quốc Mĩ có âm mƣu gì trong việc dùng máy bay B52? Trả lời: - Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không thể bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100-200 quả bom (gấp 40 lần các loại máy bay khác), máy bay này còn được gọi là “pháo đài bay”. - Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ. Câu 3: Nêu thắng lợi của dân ta trong cuộc chiến Hà Nội – 12 ngày đêm quyết chiến? Trả lời: Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 Mĩ ồ ạt ném bom vào Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt. Thắng lợi của quân dân ta: - Đêm 20 rạng sáng ngày 21/12 bắn rơi 7 chiếc máy bay B52; bắt sống nhiều phi công Mĩ. - Ngày 26/12 bắn rơi 18 máu bay (8 máy bay B52); bắt sống nhiều phi công Mĩ. - Đêm 29/12 đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52. Câu 4: Nêu kết quả cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại của quân và dân Hà Nội? Trả lời: Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ bị đập tan; 81 máy bay của Mỹ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất
  9. trong lịch sử không quân Mỹ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi đây là trận “ Điện Biên Phủ trên không”. Câu 5: Nêu ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại? Trả lời: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại là: Chiến thắng này mang lại kết quả lớn cho ta buộc Mỹ phải chấp nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 6: Vì sao chiến thắng của quân và dân ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác đƣợc gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? Trả lời: Chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” vì: Sau 12 ngày đêm, cuộc tập kích bằng máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc của nhân dân ta. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này nên quân dân ta và dư luận thế giới đó gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”. BÀI 25: LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA-RI. Câu 1: Vì sao Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa-ri? Hiệp định Pa-ri đƣợc ký ở đâu, vào ngày nào? Trả lời: Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa-ri vì Mỹ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả 2 miền Nam, Bắc (Mậu Thân 1968 và ĐIện Biên Phủ trên không-1972). Âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của chúng bị ta đập tan nên Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định Pa-ri được ký tại Pa-ri, thủ đô của nước Pháp vào ngày 27/1/1973. Câu 2: Trình bày nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri? Nội dung đó cho ta thấy Mỹ thừa nhận điều quan trọng gì? Trả lời: Nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri: Hiệp định Pa-ri quy định: - Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam. - Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. - Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở Việt Nam; công nhận hòa bình và độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Câu 4: Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? Trả lời: Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. LINK XEM THỬ TÀI LIỆU HAY BẬC TIỂU HỌC (nhấp vào link) xZuFjJpvxV?usp=sharing
  10. ĐÊ CƢƠNG ÔN TẬP HK2 LỊCH SỬ LỚP 5 I. Phần rắc nghiệm: Mức độ 1 Câu 1: Ai là ngƣời cắm lá cờ cách mạng trên dinh Độc Lập ngày 30- 4- 1975? A. Đồng chí Phan Đình Giót C. Đồng chí Bùi Quang Thận B. Đồng chí Ma Văn Kháng D. Đồng chí Nguyễn Thị Định Câu 2: Ai là ngƣời đại diện cho Việt Nam kí văn bản hiệp định Pa-ri ? A. Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh. C. Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình. D. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh Câu 3. Thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nƣớc Việt Nam thống nhất là: A. 30 - 4 – 1975 B. 1 - 5 - 1975 C. 25- 4 – 1976 D. 15 – 4 - 1976 Mức độ 2 Câu 4: Nối các thời gian với sự kiện phù hợp: Thời gian Sự kiện Nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi 27 – 01 -1973 nghĩa 17 – 01- 1960 30 – 12-1972 Lễ kí Hiệp định Pa-ri Câu 5: Điền Đ vào ô trống trƣớc ý đúng. Điền S vào ô trống trƣớc ý sai. 1) Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta hoàn toàn thống nhất. 2) Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định. 3) Mĩ - Diệm tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” 4) 1956 nước ta tiến hành tổng tuyến cử thành công. 5) 1960 phong trào đồng khởi nổ ra mạnh mẽ ở Bến Tre.
  11. Câu 6: Vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nƣớc. A. Nhờ đập ngăn lũ Hòa Bình, đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi những trận lũ lụt khủng khiếp. B. Từ Hòa Bình, dòng điện đã về tới mọi miền Tổ quốc. C. Cả A và B sai. D. Cả A và B đúng. Mức độ 3 Câu 7: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta vì: a. Quân dân ta giải phóng Sài Gòn b. Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử c. Đất nước được thống nhất, độc lập d.Tất cả các ý trên Câu 8. Vì sao phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nƣớc sau 1975? A. Phải có nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo về tổ quốc. B. Do nhân dân bận công việc nên phải tiến hành tổng tuyển cử ngay sau năm 1975. C. Thực hiện theo kí kết giữa Ta với Mĩ. D. Do Mĩ tiến hành các chính sách phá hoại Cách mạng của Ta. Câu 9: Mục tiêu của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp chỉ ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? a. Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua. b. Đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho dân nghèo, phát triển tinh thần yêu nước. c. Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. d. Chia ruộng đất cho dân nghèo, phát triển tinh thần yêu nước. Câu 10: Ghi chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng, chữ S vào ô ☐ trước ý sai: ☐ Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam. ☐ Sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân năm 1968, Mĩ tiếp tục ngoan cố, không chấp nhận đàm phán ở Pa-ri. ☐ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại và chấp nhận đàm phán ở Pa-ri. ☐ Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
  12. Mức độ 4 Câu 11. Cuộc tồng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 quá bất ngờ, ngoài sức tƣởng tƣợng của địch, vì: A. Diễn ra ở thành phố, thị xã, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch. B. Diễn ra đồng loạt ở nông thôn và rừng núi. C. Diễn ra trong đêm giao thừa và những ngày Tết nguyên đán. D. Diễn ra những nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch. Câu 12: Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa? A. Nhân dân miền Nam không thể chịu đựng sự tàn sát của Mĩ – Diệm. B. Nhân dân miền Nam muốn vùng lên phá tan ách kìm kẹp của chính quyền Mĩ – Diệm. C. Cả A và B sai. D. Cả A và B đúng. II. TỰ LUẬN MỨC 1 Câu 1: Ta mở đƣờng Trƣờng Sơn nhằm mục đích gì? Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam về sức người, vũ khí, lương thực góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. Câu 2. Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh) Quốc hội quyết định: lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. MỨC 2 Câu 3: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử nhƣ thế nào? Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh mẽ hơn hẳn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 4: Tình hình nƣớc ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ? Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất. Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. MỨC 3 Câu 5 . Vì sao nói ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta? Nói ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta, vì: - Đó là ngày quân ta giải phóng Sài Gòn. - Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  13. - Đất nước được thống nhất, độc lập. Câu 6: Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre có tác động nhƣ thế nào đối với cách mạng miền Nam? Phong trào “Đồng khởi" ở Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị với nhiều tầng lớp tham gia. Từ đó chuyển cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang để đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng. Câu 7: Tội ác của Mĩ Diệm gây ra cho nhân dân ta là gì? -Tàn sát nhân dân miền Nam. - Chồng phá lực lượng cách mạng, khủng bố dả man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử. - Thực hiện chính sách tố cộng diệt cộng “ giết nhầm con hơn bỏ sót”đối với chiến sĩ cách mạng và nhân dân vô tội. Mức 4 Câu 8: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động nhƣ thế nào đối với nƣớc Mĩ? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, những sự choáng váng; làm cho chiến lược của Mĩ bị đảo lộn, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ. Sau chiến dịch Mậu Thân, Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, thay đổi chiến lược, chuyển từ “chiến tranh cục bộ” sang “Việt Nam hóa chiến tranh” ĐÁP ÁN 1 2 3 6 7 8 9 11 12 C C C D D A C C D Câu 5: S – Đ – Đ –S - Đ Câu 4: Nối các thời gian với sự kiện phù hợp Thời gian Sự kiện 27 – 01 - 1973 Nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa 17 – 01 - 1960 30 – 04 - 1975 Lễ kí Hiệp định Pa-ri
  14. Câu 10: Đ – S – Đ - Đ ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 5 MỨC 1: Câu 1: Các nƣớc láng giềng của Việt Nam là? A. Trung Quốc, Lào, Cam- pu chia B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan C. Lào, Cam- pu chia, In - đô- nê- xi- a. D. Lào, Thái lan, Campuchia Câu 2: Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào? A. Châu Phi B. Châu Mĩ C. Châu Đại Dương D. Châu Âu Câu 3: Trên trái đất có mấy đại dƣơng? a. 3 b.4 c.5 d.6 MỨC 2 Câu 4: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy so với các Châu lục? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba d. Thứ tư Câu 5: Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu nào ? a. Đông b. Tây c. Nam d. Bắc Câu 6: Nối tên các châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp: MỨC 3: Câu 7. Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới? A. Vì châu Phi nằm trong đới khí hậu ôn hòa.
  15. B. Vì châu phi có diện tích rộng lớn. C. Vì châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền. D. Vì châu Phi nằm gần biển. Câu 8: Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật? A. Là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC. B. Động vật tiêu biểu là chim cánh cụt. C. Là châu lục không có dân cư sinh sống. D. Là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC, động vật tiêu biểu là chim cánh cụt, châu lục không có dân cư sinh sống. Câu 9 : Vì sao châu Mĩ có đủ các đới khí hậu ôn đới, nhiệt đới, hàn đới? A. Nằm gần biển B. Có diện tích lớn nhất trong các châu lục C. Địa hình trải dài từ vòng cực Bắc tới vòng cực Nam D. Địa hình trải dài từ tây sang đông Câu 10: Vì sao Ô-xtrây-li-a có số dân ít nhất trong các châu lục? A. Vì phần lớn các đảo có khí hậu ôn hòa, nhiều đồng bằng B. Vì có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van C. Vì 2/3 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa D. Vì dọc bờ biển phía tây là những hoang mạc lớn, phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên MỨC 4: Câu 11:Vì sao Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển? A. Thời tiết khắc nghiệt,trình độ dân trí thấp, người dân cần cù, nhiều khoáng sản B. Dân cư đông, nguồn nhân lực dồi dào, máy móc sản xuất hiện đại C. Khoáng sản phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, người dân cần cù D. Thời tiết khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, nhiều dịch bệnh, chính trị bất ổn Câu 12: Vì sao đồng bằng A-ma-dôn đƣợc ví nhƣ lá phổi xanh của Trái Đất ? A. Vì địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông B. Vì đây là đồng bằng có diện tích lớn nhất thế giới, rừng rậm nhiệt đới bao phủ trên diện rộng C. Vì dọc bờ biển phía tây là những đồng bằng lớn, phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên D. Vì châu Mĩ nằm trong đới khí hậu ôn hòa, có thiên nhiên đa dạng TỰ LUẬN MỨC 1: Câu 1: Trên thế giới có bao nhiêu đại dƣơng? Bao nhiêu châu lục? Hãy kể tên. Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
  16. Có 6 châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, chậu Đại Dương, châu Nam Cực. Câu 2: Nêu vị trí giới hạn của châu Á ? - Châu Á nằm ở bán cầu Bắc - Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo - Ba phía giáp biển và đại dương. - Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới MỨC 2: Câu 3: Địa hình Châu Mĩ thay đổi nhƣ thế nào? Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. Câu 4: Đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra của châu Phi là gì? Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông. Tại đây, nhiệt độ ban ngày có khi lên tới 500C, ban đêm có thể xuống tới 00C. Vì khô hạn nên sông hồ ở đây rất ít và hiếm nước. MỨC 3: Câu 6: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất đƣợc nhiều lúa gạo? Khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. Đồng bằng màu mỡ thường tập trung dọc các con sông lớn và ở vùng ven biển là điều kiện thuận lợi cho khu vực Đông Nam Á trồng và sản xuất được nhiều lúa gạo. Câu 7: Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới? Vì châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền. MỨC 4: Câu 8: Dân cƣ châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao? Dân cư châu Á tập trung đông đúc tại cá đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại
  17. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CÂU 1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 12 ĐÁP A A B A C C D C B D B ÁN Câu 6: C.