Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_nuoc_mi_giua_hai_cuoc_chi.doc
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Bài của trường THPT Phù Lưu, Xuân Vân, TTGDTX Tỉnh BÀI : NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. Kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1939) ở Mĩ - Cuối 10/1929, cuộc khủng hoảng bất ngờ nổ ra ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính-ngân hàng, sau đó nhanh trong lan nhanh sang các ngành công nghiệp, NN, TN - Cuộc khủng hoảng chấm dứt thời kì hoàng kim và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế của nước Mĩ đến năm - Hậu quả: + Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929), 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp + Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng trong cả nước 2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven - Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đề ra một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới. - Nội dung + Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp dựa trên sự can thiệp tích cực của nhà nước + Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã giải một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng, nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ + Đối ngoại: Chính phủ Mĩ đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mixlatinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11/1933).Trước nguy cơ của CNPX và CTTG, chính phủ Mĩ đã thông qua hàng loạt các đạo luật được gọi là trung lập, nhưng thực tế đã góp phần khuyến khích chính sách hiếu chiến xâm lược của CNPX B. Bài tập vận dụng CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 1: Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mĩ Rudơven trúng cử mấy nhiệm kỳ liên tiếp A. 2 nhiệm kỳ B. 3 nhiệm kỳ C. 4 nhiệm kỳ D. 5 nhiệm kỳ Câu 2: Tháng 11/1933 Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia nào trên thế giới A. Trung Quốc B. Việt Nam C. Liên Xô D. Nhật Bản Câu 3: Đảng cộng sản Mĩ ra đời trong hoàn cảnh A. Phong trào nông dân phát triển mạnh B. Phong trào tư sản phát triển mạnh C. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
- D. Phong trào tiểu tư sản phát triển mạnh Câu 4: Nền kinh tế của nước nào không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933? A. Anh B. Pháp C. Liên Xô D. Việt Nam Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. tài chính, ngân hàng. D. thương mại, dịch vụ. Câu 6: Tháng 11/1933 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với A. Việt Nam B. Liên xô C. Anh D. Pháp Câu 7: Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ năm 1932 ở mức độ nào? A mới bắt đầu B. Trầm trọng nhất C. đã kết thúc D. Chưa diễn ra Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra đầu tiên ở A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Đức. Câu 9. Ngày 29/10/1929 ở Mỹ còn được gọi là A. ngày hoảng loạn B. ngày quốc khánh C. ngày bầu cử tổng thống D. thành lập Đảng cộng sản Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại hậu quả A. tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế B. phát xít hóa bộ máy nhà nước C. phong trào tư sản phát triển mạnh D. Đảng cộng sản lên cầm quyền Câu 11. Thời kỳ hoàng kim nhất của nền kinh tế nước Mĩ diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Thập niên 10 của thế kỷ XX B. Thập niên 20 của thế kỷ XX C. Thập niên 30 của thế kỷ XX D. Thập niên 40 của thế kỷ XX. Câu 12. Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ là A. Đảng cộng sản Mĩ B. Đảng dân chủ Mĩ C. Đảng cộng hòa Mĩ D. tổ chức công đoàn Mĩ. Câu 13. Tổng thống nào ở Mĩ đề ra “Chính sách mới”? A. Rudơven.
- B. Lincon. C. Truman. D. Obama. Câu 14. Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. B. Thực hiện “Chính sách mới”. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. Dân chủ hóa lao động. Câu 15. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là B. Rudơven. C. Truman. D. Oasinhton. Câu 16. Rudơven người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống bao nhiêu nhiệm kì liên tiếp A. 2 B. 3 C. 4. D. 5 Câu 17. Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 – 1939 là A. “Cây gậy và củ cà rốt”. B. “Chính sách láng giềng thân thiện”. C. “Ngoại giao đồng đôla”. D. “Cam kết và mở rộng” Câu 18. Tháng 5/1921, đã diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ B. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập C. Thực hiện “Chính sách mới”. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất Câu 19. Tháng 10/1929, đã diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. B. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập. C. Thực hiện “Chính sách mới”. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất. Câu 20. Năm 1932, đã diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. B. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập. C. Thực hiện “Chính sách mới”. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất. Câu 21. Trong những năm 1923 – 1929 Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp nào? A. Than, thép B. ô tô, thép C. ô tô, dầu lửa D. Ô tô, thép, dầu mỏ
- Câu 22. Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Đức. CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 23: Chính sách đối ngoại nào của quốc hội Mĩ góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động A. Các đạo luật cổ vũ chạy đua vũ trang để buôn bán vũ khí B. Các đạo luật giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột C. Quốc hội Mĩ thiết lập quan hệ với Mĩ la tinh và Liên Xô D. Quốc hội Mĩ quyết định ủng hộ phát xít Câu 24: Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: các cuộc biểu tình tuần hành lôi cuốn hàng triệu người tham gia A. vì người nghèo B. đi bộ vì đói C. đòi tăng lương giảm giờ làm D. giải quyết việc làm cho người lao động Câu 25 : Đối với nền kinh tế Mĩ, thập niên 20 của thế kỷ XX được mệnh danh là A. thời kỳ phát triển lâu dài B. kỷ nguyên sản xuất công nghiệp C. kỷ nguyên chinh phục đại dương D. thời kỳ phát triển hoàng kim Câu 26: Thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỷ XX được biểu hiện ở việc A. Các nước tư bản trở thành con nợ của Mĩ B. Nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới C. Trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất thế giới D. Nền kinh tế phát triển cao đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, dầu lửa Câu 27 : Thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỷ XX chấm dứt bằng việc A. các nước tư bản châu Âu vươn lên mạnh mẽ B. mất vị trí trung tâm công nghiệp thế giới C. khủng hoảng kinh tế bùng nổ D. dự trữ ngoại tệ bị sụt giảm Câu 28: Chiến tranh thế giới nhất đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế nước Mĩ A. phát triển chậm B. bị chiến tranh tàn phá nặng nề C. bị khủng hoảng nghiêm trọng D. tăng trưởng cao trong và sau chiến tranh
- Câu 29: Hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Tình trạng phân biệt chủng tộc trở nên trầm trọng B. Sự bất công trong xã hội ngày càng gia tăng C. Nhiều chủ ngân hàng bị phá sản D. Hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh dâng cao Câu 30: Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Mĩ đã A. xâm lược các nước khác B. thực hiện chính sách mới C. tăng cường chi phí cho quân sự D. nhờ sự giúp đỡ của các nước khác Câu 31: Sau chiến tranh thế giới nhất vị thế kinh tế Mĩ trong giới tư bản A. Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới B. Kinh tế Mĩ đứng thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản C. Kinh tế Mĩ đứng thứ 3 trên thế giới sau Liên Xô D. Kinh tế Mĩ đứng thứ 4 trên thế giới sau Anh Câu 32. Nền hòa bình theo hệ thống Vecxai – Oasinh tơn chỉ là tạm thời và mỏng manh vì A. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít. B. phong trào công nhân ở châu Âu phát triển. C. chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn. D. phong trào giải phóng dân tộc dâng cao. Câu 33. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ? A. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận. B. Hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu. C. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt. D. Sức mua của nhân dân giảm sút. Câu 34. Số người thất nghiệp ở Mĩ cao nhất trong những năm 1932 – 1933 là do A. phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng. B. các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bị phá sản. C. khủng hoảng kinh tế lên tới đỉnh điểm. D. sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán. Câu 35. Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ về vấn đề xã hội là A. nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh lan rộng. B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản. C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ. D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Câu 36. Mĩ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh nhằm mục đích A. hình thành liên minh chống Liên Xô. B. củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này.
- C. biến khu vực này thành “sân sau” của Mĩ. D. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ. Câu 37. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1933) nhằm A. đáp ứng lợi ích của nước Mĩ. B. hình thành liên minh chống phát xít. C. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ. D. từ bỏ lập trường chống cộng sản. Câu 38. Đạo luật quan trọng nhất để phục và phát triển kinh tế Mĩ là A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật về phục hưng thương nghiệp Câu 39. Nội dung nào dưới đây không được đề cập đến trong chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ với các nước Mĩ la tinh A. Cho phép nhập cư. B. Hứa trao trả nền độc lập C. chấm dứt can thiệp vũ trang D. Tiến hành thương lượng Câu 40. Từ năm 1933 trở đi thu nhập quốc dân của Mĩ tăng lên là do A. “Chính sách kinh tế mới”. B. “Chính sách mới”. C. việc buôn bán vũ khí. D. cách mạng khoa học – kĩ thuật. Câu 41. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai và Oasinhtơn nhằm A. kí kết các hiệp ước phân chia quyền lợi. B. xác lập trật tự thế giới hai cực. C. thiết lập các tổ chức quân sự. D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Câu 42. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ở các nước tư bản là A. các nước tư bản không kích thích được sức mua của nhân dân. B. sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. C. chạy đua vũ trang kéo dài, chi phí quốc phòng tăng cao. D. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP Câu 43. Mục đích của Mĩ khi tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ la tinh A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí ở khu vực này B. hợp tác cùng phát triển khu vực châu Mĩ ngày càng ổn đinh, thịnh vượng C. muốn Mĩ trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực D. lôi kéo các nước để cùng Mĩ xây dựng đồng minh
- Câu 44: Những biệp pháp chính phủ Rudơven đã thực hiện để khắc phục khủng hoảng, ngoại trừ A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp B. Phục hồi sự phát triển kinh tế C. Tạo thêm việc làm D. Giải quyết nạn thất nghiệp Câu 45: Biện pháp nào không thể hiện đúng sự can thiệp tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế trong chính sách mới của Rudơven A. Tạo thêm việc làm B. Phục hồi sự phát triển kinh tế C. Giải quyết nạn thất nghiệp D. Thông qua đạo luật ổn định xã hội Câu 46: Quốc hội Mĩ thông qua các đạo luật về vấn đề quốc tế để A. giúp đỡ các thế lực thù địch bên ngoài nước Mĩ B. sự liên minh giữ công nhân và nông dân C. can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ D. giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ Câu 47: Sự ra đời của Đảng cộng sản Mĩ thể hiện điều gì? A. Đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới B. Sự liên minh giữ công nhân và nông dân C. Chính phủ Mĩ suy yếu, phong trào đấu tranh dâng cao D. Đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân ở nước Mĩ Câu 48: Cho các sự kiện sau: 1. Cuộc khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Mĩ 2. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô 3. Đảng cộng sản Mĩ thàng lập 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ đạt đến đỉnh cao Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian cho đúng A. 3, 1, 4, 2 B. 2, 3, 1, 4 C. 3, 2, 1, 4 D. 4, 1, 3, 2 Câu 49. Đâu không phải là đạo luật trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật về phục hưng thương nghiệp Câu 50. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Mĩ Rudoven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ
- A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật phát triển du lịch và dịch vụ Câu 51. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ là A. khủng hoảng tài chính ngân hàng. B. giá dầu thế giới tăng vọt. C. sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu. D. chi phí quốc phòng tăng cao. Câu 52. Nội dung chủ yếu của Đạo luật phục hưng công nghiệp là: A. Tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo hợp đồng dài hạn C. Cho phép tự do phát triển hàng hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận . D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết các hợp đồng về thị trường tiêu thụ với tư bản Câu 53: Chính sách mới đã quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ A. xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản. B. tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế. C. khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới D. tình trạng phân biệt người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự. Câu 54. Điểm khác nhau trong việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 giữa Mĩ và Nhật Bản là A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. C. phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. tiến hành xâm lược thuộc địa. Câu 55. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939 là A. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. B. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc. C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. D. theo đuổi lập trường chống Liên Xô. Câu 56. Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô xuất phát từ A. lợi ích của nước Mĩ. B. lọi ích của cả hai nước. C. muốn xây dựng một thế giới hòa bình D. muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước Câu 57. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Rudơven là A. về ngân hàng.
- B. phục hưng công nghiệp. C. điều chỉnh nông nghiệp. D. phát triển thương nghiệp. Câu 58. Ý nghĩa của “Chính sách mới” đối với nền kinh tế Mĩ là A. thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. B. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. D. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân. Câu 59. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn đến A. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. sự sụp đổ của hệ thống Vecxai – Oasinhton C. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ. D. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới Câu 60. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ A. mất giá của thị trường Niu oóc. B. phá sản của hàng loạt các ngân hàng Niu Oóc. C. đổ vỡ của các quỹ tín dụng nhân dân Niu Oóc. D. sụt giảm của thị trường chứng khoán Niu Oóc. Câu 61. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của khủng hoảng kinh tế ở Mĩ năm 1932 A. Nông nghiệp thoát khỏi khủng hoảng vươn lên đứng đầu các nước tư bản B. Số người thất nghiệp tăng lên nhanh chóng C. Tâm lý hoảng loạn bao trùm khi thị trường chứng khoán sụt giảm D. Sản xuất công nghiệp giảm nghiêm trọng chỉ còn 53,8% Câu 62. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế ở Mĩ A. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất B. Hàng triệu người phút chốc mất hết tài sản tích lũy được cả đời C. Tâm lý hoảng loạn bao trùm khi thị trường chứng khoán sụt giảm D. Phá hủy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp Câu 63. Tổng thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực A. kinh tế, tài chính và chính trị, xã hội B. sản xuất tiêu dùng, hàng xuất khẩu C. đời sống xã hội, văn hóa, giáo dục D. công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp Câu 64. Yếu tố nào tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong những năm 20 của thế kỷ XX A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Cách mạng tháng Mười Nga C. Sự suy yếu của các cường quốc châu Âu D. “Chính sách mới” do Tổng thống Rudơven
- Câu 65: Vì sao ngay cả thời kỳ phồn vinh của nền kinh tế Mĩ, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn diễn ra sôi nổi A. Người lao động phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công trong xã hội B. Đảng cộng sản Mĩ ra đời C. Chính phủ đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế D. Chính phủ ngăn cản phong trào đấu tranh của công nhân Câu 66: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở sự hợp nhất: A. Đảng cộng sản công nhân Mĩ và Đảng cộng sản Mĩ (1919) B. Đảng cộng hòa và Đảng công nhân Mĩ C. Đảng tự do và Đảng cộng hòa D. Đảng cộng hòa và Đảng cộng sản Mĩ (1919) IV. CÂ U HỎI CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 67: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ A. Sự hình thành các Tơrớt với những tập đoàn tài chính hùng mạnh B. Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân C. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội bộ D. Đế quốc cho vay nặng lãi Câu 68. Nội dung nào dưới đây Mĩ thực hiện khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933) A. Giữ vững lập trường chống cộng sản B. Giữ quan hệ ngoại giao trong tư thế nước lớn C. Cùng giải quyết vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm D. Muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước Câu 69. Hậu quả trong chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế là A. trực tiếp gây ra Chiến tranh thế giới thứ 2 B. gián tiếp gây ra Chiến tranh thế giới thứ 2 C. trực tiếp gây ra căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô D. gián tiếp đưa đến phong trào chống chủ nghĩa phát xít mạnh mẽ Câu 70. Tác động trong chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế A. Làm cho quan hệ Mĩ và Liên Xô gắn bó B. Làm cho tình hình thế giới căng thẳng C. Trực tiếp gây ra căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô D. Góp phần khuyến khích CNPX tự do hành động Câu 71: Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện “Chính sách mới” là A. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế B. Bỏ mặc nền kinh tế phát triển C. Lũng đoạn nền kinh tế D. tư nhân hóa các ngành kinh tế quan trọng Câu 72. Vai trò của “Chính sách mới” là A. đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. B. giữ vững lập trường chống cộng sản. C. trung lập với các xung đột ngoài nước Mĩ.
- D. điều tiết kinh tế của Nhà nước. Câu 73. Vì sao nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 A. Là thuộc địa và phụ thuộc vào kinh tế Pháp. B. Nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. C. Cuộc khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. D. Là thị trường tiêu thụ của các nước tư bản. Câu 74. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là A. khủng hoảng thừa. B. khủng hoảng thiếu. C. khủng hoảng chính trị. D. khủng hoảng năng lượng. Câu 75. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho kinh tế Việt Nam A. phục hồi chậm . B. có bước pát triển mới. C. khủng hoảng, suy thoái. D. lạc hậu, mất cân đối. Câu 76: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới Mĩ có thái độ gì? A. Coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, sẵn sàng chống phát xít. B. Chủ trương liên kết với Liên Xô, Anh, Pháp để chống phát xít C. Thông qua các đạo luật trung lập, không can thiệp bên ngoài châu Mĩ D. Ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại thảm họa phát xít Câu 77: Điểm chung trong chính sách đối ngoại của Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là: A. Coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, sẵn sàng chống phát xít. B. Chủ trương liên kết với Liên Xô, Anh, Pháp để chống phát xít C. Thông qua các đạo luật trung lập, không can thiệp bên ngoài châu Mĩ D. Ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại thảm họa phát xít Câu 78: Chính sách mới của Mĩ để lại bài học nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay A. Tập trung đầu tư vào phát triển ngành kinh tế mũi nhọn B. Tập trung đầu tư vào phát triển ngành kinh tế có nhiều lợi thế C. Thực hiện các biện pháp dân chủ trong phát triển kinh tế D. Thực hiện chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp Câu 79: Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài, chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là A. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân ở Mĩ bị phá sản B. việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều C. thu nhập quốc dân giảm 1/3 D. nạn đầu cơ tích trữ chứng khoán phát triển Câu 80: Ngày 29/10/1929 được coi là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán ở Mĩ vì
- A. Giá cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt đến 80% so với tháng 9 B. Chính quyền hạn chế công dân mua chứng khoán C. Chính quyền Mĩ ra lệnh tạm đóng các ngân hàng D. Đô la bị phá giá Câu 81: Ý nghĩa của Chính sách mới đối với nước Mĩ A. Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, vẫn duy trì chế độ Dân chủ tư sản B. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và phong trào đấu tranh của quần chúng C. Giải quyết một số vấn đề của cuộc khủng hoảng D. Tăng cường vai trò của nhà nước trong các vấn đề kinh tế, xã hội Câu 82: Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 – 1933 A. Khủng hoảng kinh tế B. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm C. Giải quyết một số vấn đề của cuộc khủng hoảng D. Khủng hoảng diễn ra trầm trọng trong ngành tài chính, ngân hàng Câu 83: Ý nào không phản ánh đúng về tình trạng chứng khoán Mĩ trong ngày 29/10/1929 A. Có loại cổ phiếu lại tăng nhanh tróng mặt B. Giá một số loại cổ phiếu đảm bảo nhất tụt xuống 80% C. Hàng triệu người mất sạch số tiền họ tiết kiệm cả đời D. Ngày khủng hoảng diễn ra trầm trọng chưa từng có Câu 84: Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi trong thời kỳ phồn vinh của nền kinh tế Mĩ vì? A. công nhân bị bóc lột nặng nề, điều kiện sinh sống tệ hại, bất công xã hội lớn B. ở Mĩ không có tầng lớp công nhân quý tộc C. công nhân muốn thủ tiêu nền cộng hòa D. Chính quyền hạn chế công dân mua chứng khoán