Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_4_cac_nuoc_dong_nam_a_cuo.doc
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
- Tên trường Biên soạn Phản biện THPT Đông Thọ THPT Tháng 10 GV1: Hồ Thúy Lan. ĐT: 0982459384. GV1: Lê Thị Thu. SĐT: 0979682825. GV2: Nguyễn Thị Thu Trang. GV2: Mai Anh Tuấn. SĐT: 0982853447. SĐT: 0904122789. BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) I. Mục tiêu bài học. a.Về kiến thức Học sinh khái quát được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Biết được tên các các nước ở Đông Nam Á, các nước thực dân đã xâm lược và thống trị các nước ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Biết được những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á(Cam-pu-chia, Lào, Xiêm). Liên hệ về sự phối hợp trong cuộc đấu tranh chông kẻ thù giữa Việt Nam-Cam pu chia, Việt Nam-Lào, từ đó xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa các nước Đông Dương trong quá trình phát triển. Liên hệ sự tương đồng về hoàn cảnh lịch sử, về văn hóa giữa các nước Đông Nam Á-đây là cơ sở để các nước Đông Nam Á có sự gắn bó hợp tác, hình thành tổ chức liên kết khu vực sau này. So sánh các nước Đông Nam Á và các nước khác ở châu Á và các nước ở châu Phi, khu vực Mỹ La tinh. b. Kĩ năng. Phân tích, khái quát, liên hệ, so sánh. c. Thái độ Hiểu rõ hơn về một thời kì phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Phát triển mối quan hệ giưã các nước Đông Nam Á. II.Nội dung cơ bản.( Mục 2,3 không dạy). 1.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á. -Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX(Có 8 quốc gia). -Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các quốc gia Đông Nam Á lâm vào khủng hoảng triền miên, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Hà Lan chiếm In -đô-nê- xi-a; Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Anh thôn tính Miến Điện, Mã Lai; Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương. -Quá trình xâm lược và đô hộ của các nước đế quốc thực dân đã dẫn đến những chuyển biến lớn trong xã hội, phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ. 4.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam -pu-chia Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia diễn ra sôi nổi với các cuộc khởi nghĩa: Si -vô-tha, khởi nghĩa A-cha Xoa, khởi nghĩa Pu-côm-bô. Đã có cuộc khởi nghĩa phối hợp với Việt Nam. Phong trào đấu tranh ở Căm -pu-chia có sự lãnh đạo của Hoàng thân, nhà sư huy động được đông đảo nhân dân tham gia. Có cuộc kéo dài hơn 30 năm. Có sự phối hợp với Việt Nam.(Liên hệ với Việt Nam). 5. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào diễn ra ở nhiều nơi với các cuộc đấu tranh tiêu biểu ở đầu thế kỉ XX: khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc, khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam. Đấu tranh ở Lào đã có sự phối hợp với Việt Nam.(Liên hệ với Việt Nam). 6.Xiêm giữa thế kỉ XI X-đầu thế kỉ XX Ở Xiêm, vào giữa thế kỉ XIX nước này cũng đứng trước sự đe dọa xâm chiếm của các nước phương Tây.Từ thời vua Ra-ma IV(1851-1868) đến thời vua Ra-ma V(1868-1910) đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ. Tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập mặc dù phải chịu nhiều lệ thuộc vào Anh và Pháp về chính trị, kinh tế. * Lưu ý: mục 2, 3 giảm tải. III.Luyện tập Mục 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á. Câu 1*. Các nước thực dân phương Tây cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Nửa sau thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 2*. Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mỹ ngoại trừ nước A.In-đô-nê-xi-a. B.Miến Điện. C.Mã Lai. D.Xiêm. Câu 3*. Đầu thế kỉ XX những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Anh? A. Miến Điện, In-đô-nê-xi-a. B. Mã Lai, Miến Điện. C. Mã Lai, Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a, Mã Lai Câu 4*. Vào cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của A. Hà Lan, Tây Ban Nha, Mĩ, Pháp. B. Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Anh, Pháp. C. Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức , Pháp. D. Hà Lan, Bồ Đào Nha, Mĩ, Pháp. Câu 5*. Ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước A. Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện. B. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Miến Điện, Mã Lai, Lào. Câu 6 . Cuối thế kỉ XIX, Xiêm là nước ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về A.Kinh tế. B. quân sự . C.ngoại giao. D.chính trị. Câu 7 . Nội dung nào sau đây không phải là lí do để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX? A. Lãnh thổ khá rộng. B. Có nhiều tài nguyên. C. Trình độ phát triển thấp kém. D. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo. Câu 8 . Trước sự khủng hoảng của các nước Đông Nam Á vào giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây có hành động gì? A. Đầu tư vào Đông Nam Á. B. Mở rộng và hoàn thành xâm lược. C. Hỗ trợ về kinh tế cho các nước Đông Nam Á.
- D. Kích động mâu thuẫn tôn giáo ở Đông Nam Á. Câu 9 . Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX ở ba nước Đông Dương diễn ra A. lẻ tẻ, rời rạc B. ở các đô thị lớn. C. sôi nổi, quyết liệt. D. dưới sự lãnh đạo thống nhất. Câu 10 . Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh ở các nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Đều mang tính tự phát. B. Thiếu đường lối đúng. C. Thiếu tổ chức mạnh. D. Lực lượng đông đảo. Câu 11 . Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để các nước châu Âu và Bắc Mĩ mở rộng xâm lược Đông Nam Á? A. Khủng hoảng chính trị. B. Khủng hoảng kinh tế. C. Khủng hoảng xã hội. D. Xung đột về sắc tộc. Câu 12 . Sự chuyển biến lớn trong xã hội ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là hệ quả của A. sự tỏa sáng của nền văn minh phương Đông. B. sự xâm lược và đô hộ của các nước đế quốc thực dân. C. sự tiếp thu khoa học –kĩ thuật từ các nước phương Tây. D. chính sách mở rộng ngoại giao, buôn bán của các nước . Câu 13 Mục tiêu hàng đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX là A. đòi quyền lợi về kinh tế. B. đòi quyền tự do, dân chủ. C. giành và giữ độc lập dân tộc. D. đòi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Câu 14 . Vào cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp đã kết hợp những biện pháp nào để nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia? A. Tấn công quân sự, kí văn bản ngoại giao. B. Tấn công quân sự, đồng hóa về văn hóa. C. Tấn công quân sự, đàn áp tôn giáo. D. Tấn công quân sự, bình định vùng tạm chiếm. Câu 15 . Thực dân Pháp thực hiện biện pháp nào để nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia vào cuối thế kỉ XIX ? A. Kí văn bản ngoại giao. B. Di dân từ Pháp sang các nước Đông Dương. C. Nâng cao dân trí. D. tiến hành khai thác thuộc địa. Câu 16 . Một trong những yếu tố thuận lợi giúp các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết, hợp tác, phát triển? A. Địa hình không bị chia sẻ. B. Sự tương đồng về văn hóa. C. Đều là các quốc gia ở lục địa. D. Kinh tế phát triển ở tầm cao. Câu 17 . Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Chống phân biệt chủng tộc. B. Chống phong kiến. C. Chống xâm lược. D. Chống áp bức, bóc lột.
- Câu 18 . Điểm giống nhau trong phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á, Phi và Mỹ La tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều nhằm A. giải phóng dân tộc. B. đấu tranh vì hòa bình, dân chủ. C. chống chế độ phân biệt chủng tộc. D. chống đàn áp tôn giáo. Mục 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia Câu 19 *. Thực dân Pháp xâm chiếm Cam-pu-chia vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Nửa sau thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 20 . Chế độ chính trị của Cam-pu-chia trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là chế độ A. chiếm hữu nô nệ. B. tư bản chủ nghĩa. C. xã hội chủ nghĩa. D. phong kiến. Câu 21 Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp? A. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước năm 1884. B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô -rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ. C. Sau khi Pháp cơ bản dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia. D. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của phong kiến Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh. Câu 22 . Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX? A. Diễn ra ở vùng rừng núi và đô thị. B. Sự giúp đỡ của nhân dân Lào. C. Sự liên minh chiến đấu với Việt Nam. D. Chỉ diễn ra ở vùng đô thị. Mục 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX. Câu 23*.Vào đầu thế kỉ XX ở nước Lào cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam diễn ra ở địa điểm nào? A. Sa-van-na-khét. B. Biên giới Lào-Việt. C. Cao nguyên Bô-lô-ven. D. Luông Pha bang. Câu 24 . Chế độ chính trị của Lào trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là chế độ A. chiếm hữu nô nệ. B. phong kiến. C. xã hội chủ nghĩa. D. tư bản chủ nghĩa. Câu 25 . Vào đầu thế kỉ XX cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nước Lào đã giải phóng Xa-van-na-khét, mở rộng sang đường 9 biên giới Việt-Lào là ? A. Khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Pha-ca-đuốc. B. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy. C. Khởi nghĩa do Com-ma-đam chỉ huy. D. Khởi nghĩa ở cố đô Luông Pha bang. Câu 26 . Sự kiện nào đánh dấu Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp? A. Pháp đưa quân vào Lào.
- B. Pháp cử đoàn thám hiểm xâm nhập Lào. C. Gây sức ép với triều đình Luông Pha–bang. C. Đàm phán buộc Xiêm kí hiệp ước 1893. Câu 27 . Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thất bại do ? A. Diễn ra tự phát, chưa có những cuộc khởi nghĩa lớn kéo dài . B. Sự lãnh đạo chưa thống nhất, diễn ra ở địa bàn hẹp. C. Chưa có sự đoàn kết toàn dân, khởi nghĩa trong địa bàn hẹp. D. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức. Câu 28 . Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm ở cuối thế kỉ XIX được thể hiện ở việc? A. vay vốn từ các nước Anh-Pháp để phát triển đất nước. B. cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền. C. kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp. D. lợi dụng vị trí nước “đệm” và phát huy thế mạnh kinh tế để phát triển đất nước. Mục 6. Xiêm giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Câu 29*. Vào giữa thế kỉ XIX, vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào? A. Anh, Mĩ. B. Anh, Tây Ban Nha. C. Mĩ, Hà Lan. D. Anh, Pháp. Câu 30 . Chính sách đặc biệt quan tâm của Ra-ma V(nước Xiêm) để giữ gìn chủ quyền của đất nước là A. kinh tế. B. quân sự. C. tôn giáo. D. ngoại giao. Câu 31 . Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ A. các nước phương Đông. B. các nước phương Tây. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 32 . Những cải cách về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục được thực hiện năm 1892 đã đưa Xiêm phát triển theo hướng A. tư bản chủ nghĩa. B. xã hội chủ nghĩa. C. liên kết với các lớn. D. liên kết với các nước trong khu vực. Câu 33 . Trong chính sách ngoại giao của Ra-maV(nước Xiêm) đã cắt nhượng cho Anh-Pháp vùng đất vốn là lãnh thổ của nước nào ? A. Cam-pu-chia, Lào, Miến Điện. B. Lào, Mã Lai, Miến Điện. C .Cam-pu-chia,Lào,Mã Lai. D. Lào, Phi-líp-pin,Mã Lai. Câu 34 .Việt Nam rút ra được bài học gì từ những chính sách thực hiện ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền dân tộc? A. Thực hiện mở cửa buôn bán tự do. B. Du nhập tự do văn hóa phương Tây. C. Kích động mâu thuẫn giữa các nước lớn. D. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Câu 35 .Việt Nam rút ra được bài học gì từ phong trào đấu tranh giành và giữ độc lập ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, để bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay? A. Phải có tổ chức giữ vai trò lãnh đạo thống nhất, có chính sách ngoại giao mềm dẻo. B. Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, cứng rắn trong quan hệ ngoại giao.
- C. Mở cửa buôn bán tự do, cứng rắn trong quan hệ ngoại giao. D. Khước từ cải cách, mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH Tổng số câu 37 Số câu giữ nguyên 35 Số câu bỏ 2 Số câu sửa 3 Nhận xét chung Các câu hỏi đã làm nổi bật nội dung cơ bản, đã có các câu hỏi so sánh, vận dụng, liên hệ. Câu hỏi có các mức độ nhận thức để phân hóa học sinh.