Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 24: Việt Nam những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 24: Việt Nam những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_24_viet_nam_nhung_nam_chi.doc
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 24: Việt Nam những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Tên trường Biên soạn Thẩm định THPT Xuân Huy THPT Trung Sơn GV: Đặng Thị Thu Hà. SĐT: 0986378128 GV Nguyễn Thu Minh. SĐT: 0936699024 GV: Đỗ Thị Thu Hiền. SĐT: 097939211 GV: Hoàng Mai Lan. SĐT: 01672139501 BÀI 24: VIỆT NAM NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tình hình kinh tế - xã hội 1. Những biến động về kinh tế Thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm phục vụ cho chiến tranh: - Tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại - Nông nghiệp, ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền, bắt nông dân chuyển trồng lúa sang các cây công nghiệp - Công thương nghiệp, tăng cường đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than. Một số cơ sở kinh doanh của người Việt được mở rộng, một số xí nghiệp mới xuất hiện. 2. Tình hình phân hoá xã hội - Nông dân ngày càng bị bần cùng. Thanh niên bị bắt lính, lực lượng lao động giảm sút. Thiên tai, mất mùa xảy ra thường xuyên, diện tích trồng lúa thu hẹp, sưu thuế và các khoản đóng góp ngày một nặng nề. - Công nhân số lượng đông thêm - Tư sản, tiểu tư sản tăng về số lượng, thế lực kinh tế, tạo điều kiện hình thành các giai cấp mới sau chiến tranh. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh để bênh vực quyền lợi cho mình. II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh 1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội. - Trong những năm đầu CT, VN Quang phục hội đã vận động được nhiều tầng lớp tham gia một số cuộc bạo động nhưng đều lần lượt thất bại 2. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) - Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. - Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, phá nhà tù, làm chủ toàn bộ thị xã trong 1 tuần nhưng cuối cùng thất bại. III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới 1. Phong trào công nhân - Phong trào công nhân nổ ra ở nhiều nơi: nhà máy sàng Kế Bào, mở than Hà Tu (1916), mỏ bôxít Cao Bằng. - Công nhân tham gia vào cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (8/1917). - Hình thức đấu tranh phổ biến là đấu tranh kinh tế kết hợp với vũ trang. - Nét mới: thể hiện rõ hơn tinh thần đoàn kết, ý thức kỷ luật của giai cấp công nhân . - Tuy nhiên phong trào còn mang tính lẻ tẻ, tự phát. 2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1918) - 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng tìm đường cứu nước.
- - 1911 - 1917, Người bôn ba qua nhiều nước và nhận thấy ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man. - 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam; tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng CM tháng Mười Nga 1917. B. LUYỆN TẬP Câu 1. Chính sách về kinh tế của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Kiểm soát gắt gao về tài chính, thuế khóa. B. Nắm thật chặt thị trường Đông Dương, tăng cường đầu tư khai thác mỏ. C. Tăng nhiều thứ thuế, bắt dân mua công trái, vơ vét lương thực, nông sản, kim loại. D. Ngân hàng Đông Dương chi phối hoạt động kinh tế, vơ vét, lương thực, nông sản. Câu 2. Sự chuyển biến nông nghiệp Việt Nam những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Pháp cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồn điền trồng cao su, cà phê. B. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng các loại cây hoa màu. C. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao. D. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Câu 3. Lực lượng tham gia và hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giáo dục tuyên truyền B. cải cách văn hóa xã hội C. đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị D. vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động. Câu 4: Năm 1916 Việt Nam Quang phục hội tan rã A. sau khi những người lãnh đạo bị bắt. B. do tiềm lực ngày càng yếu. C. sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai. D. do không được các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Câu 5. Kết quả các hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là A. làm cho thực dân Pháp phải nhượng bộ. B. đều thất bại trước sự phản công của quân Pháp. C. thúc đẩy các phong trào đấu tranh của công nhân. D. một số cuộc bạo động đã tiêu diệt được nhiều lính Pháp. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng kết quả cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên? A. Giết chết giám binh Nô-en. B. Làm chủ thị xã Thái Nguyên. C. Làm chủ thị xã Thái nguyên, trừ trại lính Pháp. D. Chiếm các công sở, phá nhà tù, giải phóng tù nhân. Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Lực lượng kẻ thù mạnh. B. Sự đàn áp của kẻ thù.
- C. Thiếu một đường lối đúng. D. Thiếu sự đoàn kết thống nhất. Câu 8: Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đấu tranh chính trị. B. đấu tranh kinh tế. C. bạo động vũ trang chính trị D. đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động. Câu 9. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1918 là A. giúp đất nước phát triển kinh tế B. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước C. tìm hiểu cuộc sống của những người lao động ở nước ngoài. D. xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam C. CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ I. Tình hình kinh tế - xã hội 1. Những biến động về kinh tế *Câu 1. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đối với Pháp Đông Dương có nhiệm vụ chủ yếu là A. thuộc địa. B. nơi giải quyết hậu quả chiến tranh. C. nơi sản xuất hàng hóa phục vụ chiến tranh. D. nơi cung cấp tối đa nhân lực, vật lực và tài lực. *Câu 2. Để phục vụ chiến tranh, ngoài cây lúa Pháp đã cho trồng những cây công nghiệp A. lúa, cao su. B. ngô, cà phê. C. khoai, lúa. D. thầu dầu, đậu, lạc, cà phê, cao su. *Câu 3. Chính sách về kinh tế của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. kiểm soát gắt gao về tài chính, thuế khóa. B. tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp. C. nắm thật chặt thị trường Đông Dương, tăng cường đầu tư khai thác mỏ. D. tăng nhiều thứ thuế, bắt dân mua công trái, vơ vét lương thực, nông sản, kim loại. Câu 4. Chính sách thương nghiệp của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Độc quyền thương mại ở Đông Dương. B. Cho người Việt được kinh doanh tương đối tự do. C. Mở cửa các hải cảng cho các nước vào tự do buôn bán. D. Nắm độc quyển xuất khẩu lúa gạo và độc quyền cảng Sài Gòn. *Câu 5. Sự chuyển biến nông nghiệp Việt Nam những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Pháp cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồn điền trồng cao su, cà phê. B. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng các loại cây hoa màu. C. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao. D. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
- *Câu 6. Năm 1915, nông nghiệp Bắc kì gặp khó khăn gì? A. Hạn hán, vỡ đê. B. Mất mùa do sâu bệnh C. Hàng nông sản mất giá nghiêm trọng. D. Pháp bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. *Câu 7. "Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực " là tuyên bố của A. Chính phủ Pháp. B. Toàn quyền Đông Dương. C. Chính phủ tay sai ở Đông Dương. D. Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Câu 8. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động mạnh nhất đến lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Giáo dục. D. Kinh tế - Xã hội. *Câu 9. Nền công nghiệp Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò A. chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. B. phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc. C. gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc. D. cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh. *Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương thế nào? A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm. B. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm. C. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên. D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên. Câu 11. Trong những năm chiến tranh, ý đồ của Pháp đối với thuộc địa về kinh tế là A. hạn chế sự phát triển công nghiệp. B. nới tay cho tư bản người Việt kinh doanh. C. biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ hàng hóa. D. vơ vét của cải để bù đắp cho tổn thất và thiếu hụt của Pháp. *Câu 12. Những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thủ đoạn mới của Pháp trong nông nghiệp là A. chú trọng kinh tế đồn điền. B. ưu tiên phát triển nông nghiệp và thu thuế cao. C. bắt nông dân chuyển sang trồng cây công nghiệp. D. tịch thu ruộng đất của địa chủ người Việt giao cho người Pháp. *Câu 13. Chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp phục vụ chiến tranh tác động mạnh nhất đến lĩnh vực nào ở Việt Nam? A. nông nghiệp và công nghiệp. B. nông nghiệp và thương nghiệp. C. công nghiệp và thương nghiệp. D. nông nghiệp và giao thông vận tải.
- *Câu 14. Những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, để gánh đỡ tổn thất, thiếu hụt cho chính quốc, trong công nghiệp khai mỏ, thực dân Pháp đã A. đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xuất khẩu hàng hóa. B. tăng thêm giờ làm, bóc lột cùng cực người công nhân. C. bỏ thêm vốn, tăng cường đầu tư xây dựng các công ty mới. D. trang bị máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất để kiếm lời. *Câu 15. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, để giải quyết khó khăn về hàng hóa, tư bản Pháp đã A. bắt tay hợp tác chặt chẽ với tư bản người Việt. B. cho phép tư bản người Việt góp vốn đầu tư với tư bản Pháp. C. ép tư bản người Việt nhượng quyền kinh doanh cho tư bản Pháp. D. nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt kinh doanh tương đối tự do. Câu 16. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình nông nghiệp Việt Nam A. suy yếu toàn diện. B. phát triển cầm chừng. C. phát triển nhanh chóng. D. gặp nhiều khó khăn, không phát triển. Câu 17. Mục đích của Pháp đối với Đông Dương trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. phát triển nội, ngoại thương theo hướng độc lập với chính quốc. B. bóc lột tối đa về nhân lực, vật lực để cung cấp cho cuộc chiến tranh. C. tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế để bóc lột được nhiều hơn. D. ngăn chặn sự bùng nổ của một cao trào cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. *Câu 18. Ý nào phản ánh không đúng kết quả chính sách cướp bóc của thực dân Pháp ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Thu hàng trăm tấn lương thực, nông lâm sản. B. Thu hàng vạn tấn kim loại để chế tạo vũ khí đưa sang Pháp. C. Thu hàng vạn lạng vàng, bạc đóng góp vào Ngân hàng Đông Dương. D. Thu trên 184 triệu Phrăng tiền công trái, gần 14 triệu Phrăng quyên góp. Câu 19. Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao? A. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa. B. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa. C. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. D. Từ độc canh cây lúa chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp. Câu 20. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì A. có thị trường rộng lớn. B. tư bản Pháp nới lỏng độc quyền. C. có điều kiện phát triển các ngành nghề trên. D. Pháp không vận chuyển hàng hóa sang Việt Nam. Câu 21. Ý nào phản ánh không đúng sự chuyển biến của nền kinh tế nước ta trong những năm 1914 - 1918? A. Nền nông nghiệp độc canh cây lúa bị phá vỡ. B. Xuất hiện nhiều xí nghiệp của tư sản người Việt. C. Giao thông vận tải, ngoại thương có điều kiện phát triển.
- D. Nội thương không phát triển được do chính sách hạn chế của Pháp. Câu 22. Pháp buộc phải thay đổi một số chính sách về kinh tế ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là do A. Do tác động cuộc chiến tranh thế giới. B. Do đặc trưng của nền kinh tế nước ta. C. Sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới - giai cấp tư sản người Việt. D. Những biến đổi của nền kinh tế trong công cuộc khai thác lần thứ nhất. Câu 23. Ý nào thể hiện không đúng kết quả ngoài ý muốn của Pháp với công thương nghiệp Việt Nam trong chiến tranh? A. Thế lực kinh tế của tư bản người Việt tăng lên nhanh chóng. B. Công thương nghiệp, giao thông vận tải có điều kiện phát triển. C. Tiềm lực kinh tế của tư bản người Việt đủ sức cạnh tranh với Pháp. D. Sản xuất, kinh doanh của tư bản người Việt mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Câu 24. Để phục vụ chiến tranh, kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam được chú trọng phát triển theo hướng nào? A. Tiếp tục độc canh cây lúa. B. Kết hợp trồng lúa với một số loại cây công nghiệp. C. Chủ yếu trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. D. Kinh doanh nông nghiệp hoàn toàn theo hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 25. Điểm mới trong chính sách của Pháp đối với nông nghiệp so với trước chiến tranh là gì? A. Tăng thuế. B. Khai thác lâm sản. C. Vơ vét lương thực. D. Trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. *Câu 26. “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực ” là tuyên bố của toàn quyền Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ nhất A. bắt đầu bùng nổ. B. hoàn toàn kết thúc. C. bước vào giai đoạn kết thúc. D. bước vào giai đoạn quyết liệt. Câu 27. Ý nào dưới đây không phải là biện pháp mà Pháp tiến hành khi hàng hóa vào Đông Dương giảm? A. Nới lỏng độc quyền. B. Cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. C. Thực hiện thêm một số chính sách độc quyền đối với tư bản người Việt. D. Tạo điều kiện cho tư bản người Việt Nam được mở rộng quy mô sản xuất. 2. Tình hình phân hoá xã hội *Câu 28. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào tăng nhanh về số lượng? A. Tư sản. B. Công nhân. C. Nông dân. . D. Tiểu tư sản. *Câu 29. Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. địa chủ, nông dân.
- B. tư sản, công nhân. C. nông dân, công nhân. D. tư sản và tiểu tư sản. * Câu 30. Giai cấp bị bần cùng hóa do chính sách bóc lột của thực dân Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. * Câu 31. Đối tượng chính bị thực dân Pháp bắt lính trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Nông dân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân. * Câu 32. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam A. bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi. B. bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản. C. có điều kiện pháp triển cả về số lượng và thế lực kinh tế. D. bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hãm nên không phát triển. * Câu 33. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm A. tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông. B. học sinh, sinh viên, dân nghèo. C. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, thợ thủ công. D. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên. * Câu 34. Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng nào trong xã hội Việt Nam? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Tầng lớp tư sản dân tộc. D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Câu 35. Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam. B. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam. C. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 36. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên. B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp. C. Pháp sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. D. Nạn bắt lính, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng. Câu 37. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã A. đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp. B. thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
- C. lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi cho người trong nước. D. cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Câu 38. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút do A. nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất. B. thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng. C. thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra. D. nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đất để sản xuất. Câu 39. Chính sách của Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất tác động như thế nào đến tư sản Việt Nam? A. Pháp bắt tay với tư sản người Việt. B. Tư sản Việt Nam giàu lên nhanh chóng. C. Tư sản người Việt bắt đầu tham gia bộ máy chính quyền. D. Tư sản Việt Nam trong một số ngành thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp. Câu 40. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, để tăng cường lực lượng cho chiến tranh Pháp đã A. chiếm đoạt ruộng đất. B. tăng cường bắt lính. C. đầu tư vốn vào khai mỏ. D. chuyển sang trồng cây công nghiệp. * Câu 41. Tầng lớp tiểu tư sản lập các báo Diễn đàn, bản xứ, Đại Việt nhằm bênh vực quyền lợi về chính trị, kinh tế cho A. tầng lớp Tiểu tư sản. B. giai cấp công nhân. C. người trong nước. D. giai cấp nông dân. II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh 1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội. *Câu 42. Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đấu tranh chính trị. B. giáo dục tuyên truyền. C. cải cách văn hóa xã hội. D. tổ chức nhiều cuộc bạo động. *Câu 43. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội là ở A. Bắc kì B.Trung kì. C. Bắc kì, Trung kì. D. dọc theo đường biên giới Việt-Trung. *Câu 44. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội hoạt động trở lại khi nào? A. Khi Phan Bội Châu bị bắt. B. Khi Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế. C. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- *Câu 45. Trong kế hoạch hành động, Việt Nam Quang phục hội liên kết với thành phần nào để đánh úp Hà Nội? A. công nhân. B. học sinh, sinh viên C. binh lính người Việt D. nông dân ở Hà Nội, Thái Nguyên. *Câu 46. Tháng 9 - 1915, Việt Nam Quang phục hội phối hợp với tù nhân tổ chức phá ngục ở A. Phú Thọ. B. Hà Nội. C. Lục Giang (Bắc Giang). D. Lao Bảo (Quảng Trị). *Câu 47. Việt Nam Quang phục hội là A. tổ chức yêu nước ở Việt Nam. B. tổ chức yêu nước của người Nhật Bản. C. tổ chức yêu nước của người Việt Nam tại Pháp. D. tổ chức yêu nước của người Việt Nam tại Trung Quốc. *Câu 48. Tháng 9/1914, Việt Nam Quang phục hội đã A. lập chi hội ở Pháp. B. lập chi hội ở Việt Nam . C. lập chi hội ở Vân Nam. D. tấn công đồn lính Pháp ở Cao Bằng. *Câu 49. Trong hai năm đầu chiến tranh, Việt Nam Quang phục hội tiến hành các cuộc bạo động chủ yếu tại A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Bắc Kì và Trung Kì. D. Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. *Câu 50: Năm 1916, Việt Nam Quang phục hội tan rã A. do tiềm lực ngày càng yếu. B. sau khi những người lãnh đạo bị bắt. C. do không được các tầng lớp nhân dân ủng hộ. D. sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai. Câu 51. Kết quả các hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là A. làm cho thực dân Pháp phải nhượng bộ. B. đều thất bại trước sự phản công của quân Pháp. C. thúc đẩy các phong trào đấu tranh của công nhân. D. một số cuộc bạo động đã tiêu diệt được nhiều lính Pháp. Câu 52. Việc thành lập tổ chức “Việt Nam Quang phục hội” đã thể hiện sự chuyển biến nào trong tư tưởng của Phan Bội Châu ? A. Tư tưởng phong kiến sang tư tưởng vô sản. B. Tư tưởng dân chủ tư sản sang tư tưởng vô sản. C. Tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản. D. Từ thiết lập chế độ quân chủ lập hiến sang thiết lập chế độ cộng hòa. 2. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917)
- *Câu 53. Tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên là A. binh lính. B. tù chính trị. C. binh lính và nhân dân. D. bính lính và tù chính trị. *Câu 54. Ngọn cờ được dương lên trong cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên là A. "Thái binh phục quốc". B. "Nam binh phục quốc". C. "Nguyên binh phục quốc". D. "Đông binh phục quốc". *Câu 55. Thái Nguyên là nơi giam giữ những người yêu nước của phong trào A. vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân. B. hội kín ở Nam Kì. C. chống thuế ở Trung Kì. D. Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Thế. Câu 56. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Sự đàn áp của kẻ thù B. Lực lượng kẻ thù mạnh. C. Thiếu đường lối đúng đắn. D. Thiếu sự đoàn kết thống nhất. III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới 1. Phong trào công nhân *Câu 57. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời A. vào cuối thế kỉ XIX. B. sau chiến tranh thế giới thứ nhất. C. trong chiến tranh thế giới thứ nhất. D. trong quá trình khai thác lần thứ nhất của tư bản Pháp. *Câu 58. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đấu tranh kinh tế. B. đấu tranh chính trị. C. bạo động vũ trang chính trị D. đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động. Câu 59. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì? A. Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. B. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân. C. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 60. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào yêu nước những năm 1914 - 1918 là A. đấu tranh vũ trang. B. phong trào hội kín. C. đấu tranh nghị trường và ngoại giao.
- D. mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa. Câu 61. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, bước tiến bộ trong phong trào công nhân Việt Nam là A. đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. B. đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, chính trị. C. kết hợp đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang. D. kết hợp đòi quyền lợi chính trị với bạo động vũ trang. Câu 62. Sắp xếp các phong trào đấu tranh của công nhân theo thời gian: 1. Nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (Quảng Ninh) đấu tranh. 2. Công nhân mỏ than Phấn Mễ, Na Dương đấu tranh. 3. Công nhân mở bôxít cao Bằng bỏ trốn. 4. 700 công nhân mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh) đấu tranh. A. 1, 2, 3, 4.B. 1, 3, 2, 4.C. 4, 3, 2, 1.D. 3, 1, 2, 4. Câu 63. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phong trào còn mang tính tự phát. B. Phong trào chịu ảnh hưởng của tư tưởng vô sản. C. Phong trào đã thể hiện rõ tính đoàn kết của giai cấp công nhân. D. Phong trào đã thể hiện rõ ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. 2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1918) *Câu 64. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 - 1917 nhằm mục đích A. giúp đất nước phát triển kinh tế. B. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. C. tìm hiểu cuộc sống của những người lao động ở nước ngoài. D. xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. *Câu 65. Năm 1917, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia hoạt động trong tổ chức A. Hội Liên hiệp thuộc địa. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. C. Hội những người Việt Nam yêu nước. D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. *Câu 66. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là A. Pháp B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Liên Xô *Câu 67. Nguyễn Ái Quốc xuất thân từ gia đình A. công nhân. B. nông dân. C. trí thức yêu nước. D. dân nghèo thành thị. Câu 68. Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào? A. Khâm phục tinh thần yêu nước. B. Tán thành con đường cứu nước.
- C. Khâm phục tinh thần yêu nước, tán thành con đường cứu nước. D. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước. Câu 69. Từ những hạn chế về con đường cứu nước của các chí sĩ đi trước, Nguyễn Tất Thành quyết định A. sang Nga học tập và nhờ sự giúp đỡ. B. tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. C. sang Trung Quốc tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ. D. ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Câu 70. Trong những năm 1911 - 1917, Nguyễn Tất Thành nhận thấy A. cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập. B. cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập. C. phải đoàn kết các lực lượng của dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. D. ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, người lao động cũng bị áp bức bóc lột. Câu 71. Ý nào phản ánh không đúng hoàn cảnh nước ta trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đướng cứu nước? A. Phong trào Duy tân diễn ra mạnh mẽ. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành. C. Thực dân Pháp đang cố hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam. D. Việt Nam đang bế tắc về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo. Câu 72. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành có tác dụng A. làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người. B. là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. C. tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp. D. là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 73. Bối cảnh lịch sử quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam. B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. C. Tư tưởng cứu nước khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta. D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Câu 74. Trong quá trình tìm đường cứu nước (1911 - 1917), Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được A. bản chất của bọn đế quốc, thực dân. B. cuộc sống sung sướng của nhân dân các nước độc lập. C. các nước ở phương Đông lạc hậu hơn các nước ở phương Tây. D. chỉ có một con đường cứu nước duy nhất - con đường cách mạng vô sản. - HẾT- Kết quả: - Tổng: 74 câu. - Giữ nguyên: 74 câu. - Sửa: 18 câu, trong đó: + Câu dẫn các câu: 1, 14, 22,27; 33,50,51, 52 ,60, 76 + Sửa phương án nhiễu: Câu 3,11,20,33, 50, 65, 67 + Chuyển mức độ : câu 26 (từ vận dụng sang nhận biết), câu 27 (từ vận dụng sang thông hiểu), câu 50, 56 (từ thông hiểu sang nhận biết).