Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 23: Phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất

doc 9 trang minhtam 01/11/2022 7420
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 23: Phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_23_phong_trao_yeu_nuoc_ca.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 23: Phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất

  1. Tên trường Biên soạn Thẩm định THPT Trung Sơn THPT Xuân Huy GV: Nguyễn Thu Minh. SĐT: 0936699024 GV: Đặng Thị Thu Hà. SĐT: 0986378128 GV: Hoàng Mai Lan. SĐT: 01672139501 GV: Đỗ Thị Thu Hiền. SĐT: 097939211 BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. A. Kiến thức cơ bản 1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động - Lãnh đạo phong trào Đông du là Phan Bội Châu. - Mục tiêu: Xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, có kinh tế phát triển, chính trị tiến bộ - Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với nhưng cách thức tổ chức, huy động lực lượng khác trước (so sánh với chủ trương cứu nước trước đó). - Hoạt động: + Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân, với mục tiêu chống Pháp, giành độc lập, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Lúc đầu, Hội chủ trương cầu viện Nhật Bản nhưng đã nhanh chóng chuyển sang "cầu học", tổ chức phong trào Đông du. + Từ tháng 8/1908, theo thoả thuận với thực dân Pháp, Chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong trào Đông du tan rã. + Dưới ảnh hương của Cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912, tại Quảng Châu, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhắm đánh Pháp, khôi phục nền độc lập của Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. + Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt. 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách - Chủ trương: + Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại, vận động nhân dân "tự lực khai hoá". + Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kì. - Hoạt động: + Hình thức: mở trường, diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp + Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung kì. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt. 3. Đông Kinh nghĩa thục, vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế ( Đọc thêm) B. Luyện tập. Câu 1: Mục đích hoạt động của Hội Duy Tân là
  2. A. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. B. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. C. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới. D. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Câu 2: Khi về Quảng Châu-Trung Quốc, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào? A. Hội Duy Tân . B. Hội Phục Việt. C. Tâm Tâm xã. D. Việt Nam Quang phục hội . Câu 3: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là A. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội. B. đánh đuổi giặc Pháp, tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền. C. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. D. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Câu 4: Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào? A. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước. B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu. C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ. D. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước. Câu 5: Phong trào chống thuế ở Trung kì chịu ảnh hưởng của A. Hội Duy tân. B. phong trào Đông du. C. phong trào Duy tân. D. hoạt động trường Đông Kinh nghĩa thục. Câu 6: Vì sao phong trào Đông Du tan rã? A. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu. B. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải. C. Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam. D. Số lượng học viên Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng giảm. Câu 7: Phan Chu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. tự lực, tự cường. B. tự lực cánh sinh. C. tự lực khai hóa. D. tự do dân chủ. Câu 8 : Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có hạn chế là A. chỉ chú trọng một phương pháp bạo động. B. không chủ trương xóa bỏ chế độ quân chủ. C. không nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. D. không nhận thấy sức mạnh to lớn của công nhân. C. Câu hỏi trắc nghiệm theo chủ đề 1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động *Câu 1. Tổ chức cách mạng đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập là A. Hội Duy Tân.
  3. B. Tâm Tâm xã. C. Hội Phục Việt. D. Việt Nam Quang phục hội. *Câu 2. Mục đích hoạt động của Hội Duy Tân là A. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. B. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. C. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới. D. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. *Câu 3. “ Đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam” là mục đích hoạt động của A. Tâm Tâm xã. B. Hội Duy Tân. C. Hội Phục Việt. D. Việt Nam Quang phục hội. *Câu 4. Tháng 5/1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí thành lập tổ chức nào? A. Hội Phục Việt. B. Hội Duy Tân. C. Tâm Tâm xã. D. Việt Nam Quang phục hội. *Câu 5. Khi về Quảng Châu-Trung Quốc, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào? A. Hội Duy Tân . B. Hội Phục Việt. C. Tâm Tâm xã. D. Việt Nam Quang phục hội . *Câu 6. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là A. chống Pháp và phong kiến. B. dùng bạo lực giành độc lập. C. dựa vào Pháp chống phong kiến. D. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền. *Câu 7. Dùng bạo lực giành độc lập là chủ trương cứu nước của A. Phan Châu Trinh. B. Phan Bội Châu. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Lương Văn Can. *Câu 8. Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là A. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội. B. đánh đuổi giặc Pháp, tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền. C. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. D. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. *Câu 9. Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân? A. Dùng bạo động vũ trang đánh Pháp. B. Thỏa hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập. C. Cải cách kinh tế để nâng cao đời sông nhân dân. D. Phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội. *Câu 10. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng một số đồng chí thành lập hội Duy Tân nhằm
  4. A. tập hợp quần chúng thực hiện cuộc cải cách. B. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. C. trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới. D. đưa người Việt Nam sang Nhật học tập kinh nghiệm về đánh Pháp. *Câu 11. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì? A. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp. C. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông học tập kinh nghiệm về đánh Pháp. D. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. *Câu 12. Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào A. Duy tân. B. Đông du. C. “Chấn hưng nội hóa”. D. bạo động chống Pháp. *Câu 13. Sau thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã đến đâu để tiếp tục hoạt động? A. Trung Quốc. B. Triều Tiên. C. Về nước. D. Thái Lan. *Câu 14. Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào? A. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước. B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu. C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ. D. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước. *Câu 15. Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập? A. Nước Pháp. B. Nước Nga. C. Nước Nhật. D. Nước Mỹ. Câu 16. Một trong những nguyên nhân khiến đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp là do A. Nhật đi theo con đường XHCN. B. khoa học kĩ thuật của Nhật phát triển. C. quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây. D. Duy tân Minh Trị đưa Nhật thoát khỏi số phận nước thuộc địa. Câu 17. Ý nào sau đây không phải là lí do Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản? A. Nhật đánh thắng đế quốc Nga. B. Phong trào cách mạng ở Nhật phát triển. C. Nhật là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam. D. Duy tân Minh Trị đưa Nhật thoát khỏi số phận nước thuộc địa. Câu 18. Vì sao phong trào Đông Du tan rã? A. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải. B. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu.
  5. C. Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam. D. Số lượng học viên Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng giảm. Câu 19. Chủ trương giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu theo khuynh hướng A. cải cách. B. bạo động cách mạng. C. đấu tranh nghị trường. D. bất bạo động, bất hợp tác. Câu 20. Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911) ảnh hưởng đến tư tưởng, hoạt động cứu nước của A. Phan Bội Châu. B. Lương Văn Can. C. Phan Châu Trinh. D. Huỳnh Thúc Kháng. Câu 21. Tại sao Phan Bội Châu lại quay trở lại hoạt động ở Trung Quốc? A. Do tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi (1911). B. Ảnh hưởng tư tưởng của các cuộc cải cách ở Trung Quốc. C. Do Trung Quốc không phải là thuộc địa của thực dân Pháp. D. Trung Quốc gần với Việt Nam nên dễ dàng về nước hoạt động. Câu 22. Kết quả hoạt động buổi đầu của Việt Nam Quang phục hội là A. khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. C. mở nhiều lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu. D. tuyên truyền vận động được quần chúng nhân dân ở trong nước. Câu 23. Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang Phục hội chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào? A. Cải cách ở Xiêm 1868. B. Cải cách Minh Trị 1868. C. Duy Tân Mậu Tuất 1898. D. Cách mạng Tân Hợi 1911. 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách *Câu 1. Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là A. dùng bạo lực để giành độc lập. B. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền. C. chống Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày. D. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam Cộng hòa. *Câu 2. Phan Châu Trinh xem như điều kiện tiên quyết đề giành độc lập là A. mở trường dạy học. B. cải cách trang phục, lối sống. C. nâng cao dân trí, dân quyền, đánh đổ thực dân. D. nâng cao dân trí, dân quyền, đánh đổ phong kiến. *Câu 3. Phong trào Duy Tân ở Trung Kì, về kinh tế, các sĩ phu chủ trương A. bài trừ ngoại hóa. B. chống độc quyền. C. đẩy mạnh xuất khẩu. D. chấn hưng thực nghiệp.
  6. *Câu 4. Mở trường, diễn thuyết, vận động lối sống mới, cổ động chấn hưng thực nghiệp là hoạt động của phong trào A. Đông du (1905). B. Duy tân (1908). C. Đông Kinh nghĩa thục (1907). D. chống thuế ở Trung Kì (1908). *Câu 5. Phong trào đấu tranh của quần chúng chịu ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân là A.vụ đầu độc binh linh Pháp ở Hà Nội B. phong trào chống thuế ở Trung Kì C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn *Câu 6. Phong trào chống thuế ở Trung kì chịu ảnh hưởng của A. hội Duy tân. B. phong trào Đông du. C. phong trào Duy tân. D. hoạt động trường Đông Kinh nghĩa thục. *Câu 7. Về kinh tế, Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ chú ý đến hoạt động nào? A. Mở rộng buôn bán trong nước. B. Vận động nhân dân dùng hàng nội. C. Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. D. Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh. *Câu 8. Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động nào? A. Chia lại ruộng đất cho nông dân. B. Chú trọng trồng cây công nghiệp. C. Áp dụng phương pháp sản xuất mới. D. Phát triển nghề làm vườn, lập nông hội. *Câu 9. Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân chú trọng A. sử dụng chữ Nôm, không dùng chữ Hán. B. chú ý đến các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật. C. cải cách giáo dục, dạy nhiều lịch sử, văn học. D. mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, các môn mới. Câu 10. Phan Chu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. tự do dân chủ. B. tự lực khai hóa. C. tự lực cánh sinh. D. tự lực, tự cường. Câu 11. Trong cuộc vận động Duy tân về giáo dục, các sĩ phu tiến bộ có chủ trương A. dạy tiếng Pháp, văn hóa Pháp. B. mở trường học, dạy tiếng Nhật. C. tuyên truyền chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. D. mở trường học, dạy chữ quốc ngữ, dạy các môn học mới. Câu 12. Phong trào Duy Tân làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh chống A. chính sách chia để trị của Pháp. B. đi phu, đi lính, đòi giảm sưu thuế. C. chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.
  7. D. thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến. Câu 13. Phong trào đấu tranh chịu ảnh hưởng của tư tưởng duy tân, vượt qua khuôn khổ ôn hòa là A. phong trào Đông du (1905). B. Đông Kinh nghĩa thục (1907). C. cuộc vận động Duy tân (1908). D. phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908). Câu 14. Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì? A. Cải cách trang phục và lối sống B. Thành lập Việt Nam Quang phục hội B. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. D. Mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ. Câu 15. Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh thể hiện trên lĩnh vực A. kinh tế, văn hóa, xã hội. B. kinh tế, xã hội, quân sự. C. văn hóa, xã hội, quân sự. D. kinh tế, quân sự, ngoại giao. Câu 16. Cho các sự kiện sau: 1. Việt Nam Quang Phục hội 2. Hội Duy Tân 3. Phong trào Đông Du tan rã. 4. Phan Bội Châu bị bắt tại Trung Quốc. Hãy sắp xếp các nội dung trên theo trình tự thời gian cho phù hợp. A. 3,1,2,4 B. 2,3,1,4 C. 4,3,2,1 D. 2,4,3,1 Câu 17. Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về quá trình giải phóng dân tộc là A. Phan Châu Trinh giải phóng dân tộc, Phan Bội Châu cải cách dân chủ B. Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc, Phan Châu Trinh cải cách dân chủ. C. Phan Châu Trinh đánh đuổi thực dân Pháp, Phan Bội Châu lật đổ giai cấp phong kiến. D. Phan Bội Châu thành lập chính quyền công nông, Phan Châu Trinh thành lập chính quyền tư sản. Câu 18. Điểm giống nhau trong hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. noi gương Nhật Bản để tự cường. B. chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. C. chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. D. thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng đánh đuổi Pháp. Câu 19. Khi tiếp nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng là A. bạo động - cải cách. B. đánh Pháp - hoà Pháp. C. theo phương Tây - theo Nhật. D. dựa vào Nhật - dựa vào Pháp. Câu 20. Hạn chế về xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. chỉ chú trọng một phương pháp bạo động.
  8. B. không chủ trương xóa bỏ chế độ quân chủ. C. không nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. D. không nhận thấy sức mạnh to lớn của công nhân. Câu 21: Ý nào không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Có sự xuất hiện của tầng lớp tư sản. B. Họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản. C. Triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến. D. Do bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài. Câu 22. Một trong những nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản là A. có thể dựa vào lực lượng bên ngoài để giành độc lập. B. nhằm giành độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. phong trào đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến thất bại. D. triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến. Câu 23. Điểm khác biệt về phương pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. bạo động vũ trang - cải cách xã hội. B. quân chủ lập hiến - dân chủ cộng hòa. C. cứu nước để cứu dân - cứu dân để cứu nước. D. nhờ Nhật đánh Pháp - dựa vào Pháp chống phong kiến. Câu 24. Mục đích cứu nước của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX khác với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là A. lật đổ chế độ phong kiến, cải cách xã hội. B. đánh Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. giành độc lập dân tộc, xây dựng chính thể mới. D. giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. Câu 25. Hình thức đấu tranh của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX khác với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là A. chỉ sử dụng bạo lực. C. chỉ dựa vào lực lượng bên ngoài. D. nặng về đấu tranh ôn hòa, cải cách. B. phong phú: vũ trang, vận động cải cách. Câu 26. Thành phần lãnh đạo của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX khác với phong trào yêu nước cuối TK XIX là A. do sĩ phu tiến bộ lãnh đạo. B. có sự tham gia của công nhân. C. do sĩ phu phong kiến lãnh đạo. D. có sự tham gia của tầng lớp mới tư sản. 3. Đông Kinh nghĩa thục, vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế *Câu 1. Tháng 3-1907, ở Bắc Kì cuộc vận động được các sĩ phu chú trọng là A. phong trào Đông du. B. Đông Kinh nghĩa thục. C. cuộc vận động Duy tân. D. phong trào chống thuế. Câu 2. Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục có ý nghĩa là
  9. A. cải cách xã hội. B. cuộc cải cách kinh tế. C. cuộc vận động văn hóa lớn. D. cải cách toàn diện kinh tế - văn hóa – xã hội. Kết quả: - Tổng: 51 câu. - Giữ nguyên: 51 câu. - Sửa: 15 câu, trong đó: + Câu dẫn các câu: 17, 18,19,20,21,24 (phần nhận biết), câu 1,3,4 (phần vận dụng cao). + Sửa phương án nhiễu: Câu 7, 10,11 (phần nhận biết), câu 1, 2 (phần thông hiểu), câu 3 (phần vận dụng cao). + Chuyển câu 17, 19 phần nhận biết thành câu 14, 15 phần thông hiểu.