Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

doc 10 trang minhtam 01/11/2022 7260
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_11_bai_22_xa_hoi_viet_nam_trong.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

  1. Trường Biên soạn Thẩm định THPT Tháng 10 THPT Đông Thọ GV: Lê Thị Thu. Sđt: 0979682825 GV: Hồ Thúy Lan. Sđt: 0982459284 GV: Mai Anh Tuấn. Sđt: 0982853447 GV: Nguyễn Thị Thu Trang. Sđt: 0904122789 BÀI 22. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Những chuyển biến về kinh tế Câu 1*. Chức vụ của Pôn Đu-me khi được chính phủ Pháp cử sang Đông Dương vào năm 1897 là gì? A. Thống sứ Đông Dương. B. Toàn quyền Đông Dương. C. Tổng chỉ huy chiến trường Đông Dương. D. Khâm sứ Bắc Kì. Câu 2*. Năm 1897, Chính phủ Pháp khi cử ai sang làm toàn quyền Đông Dương? A. Anbe Xarô. B. Pôn Đu-me. C. G. Catơru. D.G. Đờcu. Câu 3*. Người tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương là A. Anbe Xarô. B. Pôn Đu-me. C. G. Catơru. D.G. Đờcu. Câu 4*. Từ năm 1897 đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình A. bình định Việt Nam bằng quân sự. B. khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương. C. khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. D. khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở miền Bắc Việt Nam. Câu 5*. Từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã thực hiện hoạt động gì ở Đông Dương? A. Thực dân Pháp bình định Việt Nam bằng quân sự. B. Thực dân Pháp từng bước xây dựng bộ máy thống trị. C. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra miền Bắc Việt Nam. D. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 6*. Năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương sau khi đã cơ bản A. bình định được Việt Nam bằng quân sự.
  2. B. hoàn thiện bộ máy thống trị ở Việt Nam. C. hoàn thành việc xâm lược Đông Dương. D. thiết lập được bộ máy cai trị ở Đông Dương. Câu 7*. Hoạt động mở đầu trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương là A. xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam. B. thành lập các xí nghiệp khai thác than ở Quảng Ninh. C. thành lập Ngân hàng Đông Dương để kiểm soát nền kinh tế. D. ép nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho Pháp. Câu 8*. Những loại khoáng sản được thực dân Pháp tập trung khai thác trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là A. than đá, thiếc, kẽm. B. than đá, thiếc, đồng. C. than đá, thiếc, chì. D. thiếc, kẽm, đồng. Câu 9*. Loại khoáng sản không được thực dân Pháp tập trung khai thác trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là A. than đá. B. đồng. C. kẽm. D. thiếc. Câu 10*. Loại khoáng sản nào được thực dân Pháp tập trung khai thác nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là A. than đá. B. đồng. C. kẽm. D. thiếc. Câu 11*. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã tập trung khai thác mỏ ở A. Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam. B. Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh. C. Hòn Gai, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Nam. D. Hòn Gai, Thái Nguyên, Sơn Dương, Quảng Ninh. Câu 12*. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tập trung khai thác mỏ ở A. Hòn Gai. B. Thái Nguyên. C. Quảng Nam. D. Lào Cai. Câu 13*. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành trên lĩnh vực A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. B. công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, thương nghiệp. C. thương nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, nông nghiệp. D. công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải,
  3. Câu 14*. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tiến hành trên lĩnh vực A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. giao thông vận tải. D. lâm nghiệp. Câu 15*. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã tập trung A. phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp. B. nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, giao thông. C. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông. D. ngoại thương, quân sự, giao thông thuỷ bộ, thu thuế. Câu 16*. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tập trung vào việc A. khai thác mỏ. B. cướp đất lập đồn điền. C. phát triển công nghiệp nặng. D. xây dựng hệ thống giao thông. Câu 17*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, trong nông nghiệp thực dân Pháp chủ yếu thực hiện chính sách A. cướp đất lập đồn điền. B. phát canh thu tô. C. độc canh cây công nghiệp. D. độc canh cây lúa. Câu 18*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, trong công nghiệp khai thác, ban đầu tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác A. nông sản. B. khoáng sản. C. lâm sản. D. thủy sản. Câu 19*. Ngành công nghiệp nào không được thực dân Pháp chú trọng phát triển khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? A. Công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất. C. Công nghiệp khai thác mỏ. D. Công nghiệp dân dụng. Câu 20*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông A. đường bộ, đường thủy, đường sắt. B. đường bộ, đường thủy, đường hàng không. C. đường bộ, đường sắt, đường hàng không. D. đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Câu 21*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông đường A. sắt. B. thủy. C. bộ. D. hàng không.
  4. Câu 22*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã chú ý mở rộng hệ thống đường bộ đến hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các A. trung tâm công nghiệp. B. vùng biên giới trọng yếu. C. đô thị lớn. D. tỉnh miền núi. Câu 23*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không chú ý mở rộng hệ thống đường bộ đến A. hầm mỏ. B. bến cảng. C. đồn điền. D. các tỉnh miền núi. Câu 24*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã xây dựng ở Việt Nam nhiều cây cầu lớn như cầu A. Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn). B. Thăng Long (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn). C. Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Tân (Sài Gòn). D. Long Biên (Hà Nội), Hàm Rồng (Thanh Hóa), Bình Lợi (Sài Gòn). Câu 25*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không xây dựng ở Việt Nam cây cầu nào sau đây? A. Cầu Long Biên (Hà Nội). B. Cầu Tràng Tiền (Huế). C. Cầu Bình Lợi (Sài Gòn). D. Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Câu 26*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã mở một số cảng biển, cảng sông, như cảng A. Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng. B. Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. C. Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn. D. Sài Gòn, Cái Lân, Đà Nẵng. Câu 27*. Cảng nào sau đây không được thực dân Pháp mở mang khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? A. Cảng Sài Gòn. B. Cảng Hải Phòng. C. Cảng Đà Nẵng. D. Cảng Cái Lân. Câu 28*. Khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã dần dần xây dựng những đoạn đường sắt quan trọng ở đâu ? A. Bắc Kì và Trung Kì. B. Bắc Kì và Nam Kì. C. Bắc Kì và Bắc Trung Kì. C. Bắc Kì và Trung Trung Kì. Câu 29*. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào đã được du nhập vào Việt Nam? A. Tư bản chủ nghĩa. B. Xã hội chủ nghĩa. C. Chiếm hữu nô lệ. D. Phong kiến.
  5. Câu 30 . Mục đích của Chính phủ Pháp khi cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương vào năm 1897 là gì ? A. Chỉ huy đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. B. Thực hiện chương trình bình định, chuẩn bị khai thác nước ta có quy mô. C. Để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. D. Để hoàn thiện bộ máy thống trị ở Việt Nam, mở rộng xâm lược Lào, Camphuchia. Câu 31 . Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất ở Đông Dương là A. phát triển kinh tế Việt Nam B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam. C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam. Câu 32 . Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? A. Phát triển kinh tế Việt Nam B. Làm giàu cho kinh tế chính quốc. C. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. D. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Campuchia. Câu 33 . Khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm A. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và phục vụ mục đích quân sự. B. phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống giao thôngViệt Nam. C. phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta. D. giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi. Câu 34 . Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của chính quyền thuộc địa Pháp khi chú trọng phát triển giao thông ở Việt Nam? A. Xây dựng hệ thống giao thông để thu lợi nhuận. B. Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ mục đích quân sự. C. Xây dựng hệ thống giao thông để phát triển nền kinh tế thuộc địa. D. Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ chương trình khai thác lâu dài. Câu 35 . Chính sách thâm độc nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là A. cướp đất lập đồn điền. B. phát canh thu tô. C. độc canh cây công nghiệp. D. độc canh cây lúa. Câu 36 . Phương thức sản xuất tồn tại ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc là A. sản xuất phong kiến.
  6. B. sản xuất tư bản chủ nghĩa. C. tư bản chủ nghĩa xen kẽ với xã hội chủ nghĩa. D. tư bản chủ nghĩa xen kẽ với sản xuất phong kiến. Câu 37 . Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam A. phát triển nhanh, cân đối. B. không phụ thuộc vào Chính quốc. C. phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực. D. cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Câu 38 . Năm 1897, Chính phủ Pháp đã có quyết định quan trọng nào ảnh hưởng đến Việt Nam? A. Đầu tư vốn phát triển kinh tế Việt Nam. B. Chấm dứt chương trình bình định ở Việt Nam. C. Cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương. D. Chấm dứt đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Câu 39 . Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương là A. khai thác quy mô lớn, toàn diện. B. tốc độ nhanh, quy mô lớn. C. khai thác toàn diện. D. vốn đầu tư khai thác lớn. Câu 40 . Tính chất của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương là nền kinh tế A. phong kiến phát triển. B. thuộc địa nửa phong kiến. C. thuộc địa hoàn toàn. D. tư bản chủ nghĩa. Câu 40 . Tác động tích cực của chính sách khai thác nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay? A. Các đồn điền cao su, cà phê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao. B. Pháp đã đưa các giống cây công nghiệp làm cho nông nghiệp Việt Nam phong phú đa dạng. C. Các giống cây công nghiệp Pháp đưa vào Việt Nam trước đây đã mang lại giá trị kinh tế cao. D. Đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới. 2. Những chuyển biến về xã hội Câu 1*. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới là A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. B. công nhân, tư sản, tiểu tư sản. C. tư sản, công nhân, nông dân. D. tư sản, công nhân, tiểu địa chủ.
  7. Câu 2*. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào? A. Địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. B. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản. C. Tư sản, công nhân, nông dân. D. Tư sản, công nhân, tiểu địa chủ. Câu 3*. Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và A. nô lệ. B. tư sản. C. nông dân. D. công nhân. Câu 4*. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân Việt Nam ở đầu thế kỉ XX là đòi quyền lợi về A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 5*. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam ở đầu thế kỉ XX là đòi A. dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. B. tăng lương, giảm giờ làm, tham gia vào chính quyền. C. tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc. D. cải thiện đời sống và điều kiện làm việc; đòi được tham gia vào bộ máy lãnh đạo. Câu 6 . Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện các tầng lớp mới là A. địa chủ, tư sản. B. tư sản, tiểu tư sản. C. công nhân, nông dân. D. tư sản, công nhân. Câu 7 . Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp mới là A. tư sản. B. công nhân. C. nông dân. D. tiểu tư sản. Câu 8 . Khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã dựa vào giai cấp nào để bóc lột nhân dân ta? A. Tư sản. B. Địa chủ phong kiến. C. Công dân. D. Tiểu tư sản. Câu 9 . Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp nào trong xã hội Việt Nam trở nên giàu có? A. Tư sản. B. Địa chủ phong kiến. C. Công dân. D. Tiểu tư sản. Câu 10 . Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Đông Dương, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời, với thành phần là A. tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng hóa. B. tiểu thương, tiểu chủ, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên. C. viên chức công sở như nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên.
  8. D. nông dân, địa chủ giàu có phát triển theo con đường tư sản hóa. Câu 11 . Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Đông Dương, tầng lớp tư sản Việt Nam được hình thành từ A. nông dân giàu có tự đứng ra kinh doanh thành công. B. địa chủ phong kiến tư sản hóa có vốn đứng ra kinh doanh độc lập. C. công nhân quý tộc được tư bản Pháp dung dưỡng đứng ra kinh doanh. D. những người làm trung gian, đại lí tiêu thụ, thu mua hàng hóa, cung cấp nguyên liệu. Câu 12 . Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, giai cấp nào trong xã hội Việt Nam bị áp bức bóc lột nặng nề nhất? A. tư sản. B. công nhân. C. tiểu tư sản. D. nông dân. Câu 13 . Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế Việt Nam A. không phát triển. B. phát triển nhanh. C. có bước phát triển hơn trước. D. phát triển rất nhanh. Câu 14 . Nhà văn, nhà báo thuộc tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương? A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 15 . Trong giai cấp địa chủ phong kiến ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, bộ phận nào có tinh thần chống Pháp? A. Đại địa chủ. B. Trung và tiểu địa chủ. C. Không có bộ phận nào. D. Địa chủ người Việt. Câu 16 . Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. công nhân. B. nông dân C. địa chủ. D. tư sản. Câu 17 . Cơ sở đưa đến sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam là A. nền kinh tế thuộc địa phát triển. B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. D. nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. Câu 18 . Những dấu hiệu khẳng định sự tồn tại của tầng lớp tư sản Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Đông Dương là A. xây dựng được các cơ sở sản xuất. B. xây dựng được các nhà máy, xí nghiệp. C. lập được các hãng buôn, cơ sở sản xuất. D. lập được các hãng tàu buôn, cơ sở sản xuất.
  9. Câu 19 . Sự phân hóa của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, thể hiện rõ ở việc A. nắm trọn chính quyền ở nông thôn. B. dựa vào Pháp để giàu lên nhanh chóng. C. câu kết với thực dân Pháp để tăng cường bóc lột nhân dân. D. bị chia rẽ: địa chủ lớn thì giàu có; địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép. Câu 20 . Kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến như thế nào khi thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Thế độc canh cây lúa bị phá vỡ. B. Phát triển phương thức sản xuất phong kiến. C. Phát triển phương thức sản xuất TBCN. D. Làm cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh. Câu 21 . Tác động tích cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương đến nền kinh tế Việt Nam là gì? A. phát triển nền kinh tế TBCN. B. du nhập quan hệ sản xuất TBCN vào Việt Nam. C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến. D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam. Câu 22 . Nội dung nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về giai cấp xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước năm 1897? A. Xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, địa chủ) B. Xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, công nhân, địa chủ) C. Xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tiểu tư sản, nông dân) D. Xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) Câu 23 . Nội dung nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước năm 1897? A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa, phong kiến. B. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa. D. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
  10. * KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH Tổng số câu 63 Số câu giữ nguyên 48 Số câu bỏ 0 Số câu sửa 15 Nhận xét chung - Ưu điểm: + Câu hỏi ra đủ ở 4 cấp độ nhận thức, trải đều kiến thức của bài. + Đảm bảo về hình thức; kĩ thuật. - Hạn chế: Ở một số câu hỏi câu lệnh chưa thật rõ ràng, còn thiếu một số thông tin. *Ghi chú: Nhóm thẩm định đã trao đổi trực tiếp với nhóm biên soạn qua điện thoại và Email. Sản phẩm này đã được chỉnh sửa sau thẩm định, kính chuyển đ/c Phần.