Đề ôn tập môn Vật lí 11 - Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt

pdf 2 trang minhtam 29/10/2022 9440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Vật lí 11 - Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_on_tap_mon_vat_li_11_phuong_phap_giai_cac_dang_bai_tap_ve.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập môn Vật lí 11 - Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt

  1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ MẮT DẠNG 1. XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MẮT Câu 1. Một em học sinh nhìn rõ đọc tốt ở khoảng cách d1 = 1/4 m và cũng đọc tốt ở khoảng cách d2 =1 m. Độ tụ thuỷ tinh thể của em đó thay đổi bao nhiêu điốp? A. 5 điốp B. 4 điốp C. 3 điốp. D. 2 điốp Câu 2. Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm. Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt không điều tiết là A. f = 20,22mm B. f = 21mm C. f = 22mm. D. f = 20,22mm Câu 3. Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm . Điểm cực cận cách mắt 25cm . Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết mạnh nhất là A. f = 20,22mm. B. f = 21mm C. f = 22mm D. f = 20,22mm DẠNG 2. XÁC ĐỊNH LOẠI KÍNH CẦN ĐEO ĐỂ CHỮA TẬT CẬN THỊ Câu 1. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết A. 0,5 dp B. –1 dp. C. –0,5 dp D. 2 dp Câu 2. Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 14cm , điểm cực viễn cách mắt 100cm .Mắt này có tật gì ? Tìm độ tụ của kính phải đeo sát mắt để nhìn được vật ở vô cùng không phải điều tiết ? A. Cận thị, D = - 1điốp. B. Cận thị, D = 1điốp C. Viễn thị, D = 1điốp D. Viễn thị, D = - 1điốp Câu 3. Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2điốp mới có thể nhìn rõ các vật ở xa mà không cần phải điều tiết .Khi không đeo kính , người ấy nhìn rõ vật ở xa nhất ,trên trục chính cách mắt bao nhiêu ? A. Cách mắt 50cm. B. Ở vô cực C. Cách mắt 2m D. Cách mắt 1m Câu 4. Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ - 2,5dp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Khoảng OCV của mắt bằng A. 50cm B. 25cm C. 40cm D. 42cm. Câu 5. Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ - 2,5dp thì nhìn rõ các vật từ 22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính A. D = 5dp B. D = 3,9dp C. D = 2,5dp D. D = 4,14dp. DẠNG 3. XÁC ĐỊNH LOẠI KÍNH CẦN ĐEO ĐỂ CHỮA TẬT VIỄN THỊ Câu 1. Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu (coi kính đeo sát mắt) A. Kính phân kì D = -4dp B. Kính phân kì D = -2dp C. Kính hội tụ D = 4dp. D. Kính hội tụ D = 2 dp Câu 2. Một người viễn thị có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 1,2m , muốn đọc trang sách đặt cách mắt 30cm .Người đó phải đeo kính gì , có tiêu cự bao nhiêu ? Biết kính đeo sát mắt . A. Kính hội tụ có tiêu cự 40cm. B. Kính phân kỳ có tiêu cự - 50cm C. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm D. Kính phân kỳ có tiêu cự - 40cm Câu 3. Một người viễn thị có đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cách mắt là 25cm. Khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt người ấy khi không đeo kính là A. OCC = 30cm B. OCC = 50cm. C. OCC = 80cm D. Một giá trị khác Câu 4. Mắt của một người có điểm cực cận cách mắt 10cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm . Muốn nhìn thấy vật ở vô cực phải đeo kính gì , có độ tụ bao nhiêu ? A. Kính phân kỳ có độ tụ - 0,5 điốp B.Kính có độ tụ 0,5 điốp C. Kính phân kỳ có độ tụ - 2 điốp. D. Kính phân kỳ có độ tụ - 2,5đp DẠNG 4. XÁC ĐỊNH LOẠI KÍNH CẦN ĐEO ĐỂ CHỮA TẬT LÃO THỊ Câu 1. Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có tụ số:
  2. A. -2đp B. -2,5đp C. 2,5đp. D. 2đp Câu 2. Một cụ già khi đọc sách cách mắt 25 cm phải đeo kính số 2 , thì khoảng cách OCC của cụ là : A. 0,5 m. B. 1m C.2m D. 25cm DẠNG 5. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT VẬT TRƯỚC KÍNH Câu 1. Một người khi không deo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 0,4m đến 100cm. Khi đeo sát mắt kính có độ tụ -1điốp sẽ nhìn thấy vật cách mắt gần nhất sẽ là: A. 66,6cm B. 66,7cm. C. 25cm D. 28,6cm Câu 2. Một mắt bị tật viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt gần nhất 30cm. Nếu đeo sát mắt một kính có độ tụ D = 2điốp thì có thể thấy rõ các vật cách mắt gần nhất là: A. 18,75cm. B. 25cm C. 20cm D. 15cm Câu 3. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. 17,65cm B. 18,65cm. C. 14,28cm D. 15,28cm DẠNG 6. XÁC ĐỊNH KHOẢNG NHÌN RÕ CỦA MẮT Câu 1. Một người cận thị phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng -2,5 điốp thì nhìn rõ như người mắt thường (25cm đến vô cực). Xác định giới hạn nhìn rõ của người ấy khi không đeo kính? A. 25cm đến vô cực B. 20cm đến vô cực C. 10cm đến 50cm D. 15,38cm đến 40cm. Câu 2. Một người nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm đến 2m. Để sửa tật này người ta phải đeo kính để nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết. Phạm vi nhìn rõ của người đó khi đeo kính là A. Từ đến 10,53cm. B. Từ đến 9,25cm C. Từ đến 10cm D. Từ đến 16,6cm Câu 3. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi đeo kính? A. 13,3cm 75cm B. 15cm 125cm C. 14,3cm 100cm . D. 17,5cm 2m