Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt 2

pdf 10 trang minhtam 26/10/2022 8820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_2.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt 2

  1. ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 2 CUỐI HỌC KÌ 2 * LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, từ chỉ hoạt động , tính nết của HS( mỗi loại 5 từ)? Đặt câu với 1trong các từ tìm được (mỗi loại 1 từ). 2. Tìm các từ chỉ sự vật (10 từ)? Đặt câu với 1trong các từ tìm được. 3. Tìm các từ chỉ hoạt động (6 từ)? Đặt câu với 1trong các từ tìm được. 4. Tìm các từ chỉ đặc điểm (6 từ)? Đặt câu với 1trong các từ tìm được. 5. Tìm các từ chỉ quan hệ họ hàng (họ nội ,họ ngoại)? Đặt câu với 1trong các từ tìm được. 6. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy vào từng ô trống cho thích hợp: Hồi ấy □ ở Sài Gòn □ Bác Hồ có một người bạn là bác Lê □ Một hôm Bác Hồ hỏi bác Lê: - Anh Lê có yêu nước không □ Bác Lê ngạc nhiên□ lúng túng trong giây lát rồi trả lời: - Có chứ □ - Anh có thể giữ bí mật không □ - Có □ 7. Đặt câu theo mẫu Ai là gì?Ai làm gì? Ai thế nào? ( mỗi mẫu câu đặt 3 câu) 8. Ba câu sau không viết hoa tên riêng. Em hãy tìm các tên riêng và viết hoa lại cho đúng. hà nội là một thành phố có nhiều vùng trồng hoa đẹp. Bên hồ tây xanh trong, làng ngọc hà như một vương hoa lớn muôn màu rực rỡ.Xa xa, những vườn đào nhật tânkhoe sắc thắm để chào đón xuân về. 9. Xếp các từ : bông hoa, tàn, kết, quả ngọt, nghĩ, nói, ong, bạn, giúp, cho, mật hoa, bướm thành hai nhóm: a. nhóm từ chỉ sự vật. b. Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái. 10. Tìm 10 từ chỉ đồ dùng trong gia đình; 10 từ chỉ công việc trong gia đình. 11. Hãy xếp các từ nuôi nấng, dạy bảo, yêu mến,kính trọng, hiếu thảo, chăm sóc, vâng lời, lễ phép thành hai nhóm: a. Nhóm từ chỉ việc làm,tình cảm của bố mẹ đối với con. b. Nhóm từ chỉ thái độ của con với bố mẹ. 12. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm.
  2. a. là gì? b. Làm gì? c. Thế nào? 13. Từ chỉ đặc điểm nào trái nghĩa với mỗi từ sau: a. đen b. dữ tợn c. to d. mạnh mẽ 14. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c . Ai thế nào? 15. Bộ phận nào trong câu Chú trống choai lớn nhanh như thổi. Trả lời cho câu hỏi thế nào? a. Lớn nhanh b. như thổi c. lớn nhanh như thổi 16. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau: a. Sau cơn mƣa, dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. b. Mùa xuân,Tuấn được đi vào rừng chơi. c. Khi mặt trời chiếu xuống, Tuấn thấy một bên mái nhà xanh biếc, bên kia lại đỏ ửng. 17. Nối tên con vật ở cột trái với đặc điểm của nó ở cột phải cho thích hợp: a. Voi 1. ranh mãn b. Sóc 2. hung dữ c. Cáo 3. leo trèo giỏi d. Hổ 4. chậm chạp e. Vượn 5. nhanh như tên bắn 18. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau: a. Lông thỏ trắng muốt. b. Thỏ chạy nhƣ bay. c. Chú voi bước đi thong thả, chậm rãi. 19. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống: a. được xem là rất ngây thơ và hiền. b. là loài thú được mệnh danh là “ chúa sơn lâm” c. Loai thú ngủ suốt mùa đông là
  3. 20. Nối từng từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B A B a. Suối vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất. b. Kênh Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi bắt nguồn từ các khe đá. c. Biển Công trình đào, đắp dể dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. 21. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau: a. Vì mƣa to, nước suối dâng ngập hai bờ. b. Nước suối lóng lánh vì có ánh sáng mặt trời phản chiếu. c. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao. d. Người ta trồng cà phê để lấy hạt làm đồ uống. 22. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: a. Bác Hồ rất các cháu thiếu nhi. b. Các cháu thiếu nhi Bác Hồ. c. Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. d. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng Bác Hồ. ( biết ơn, kính yêu, yêu quý, kính yêu) 23. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a. thông minh b. vui vẻ c. hiền lành
  4. * TẬP LÀM VĂN 1. Kể 5-6 câu về người thân (ông, bà, bố, mẹ, ) 2.Được tin ở quê bị bão ,bố mẹ về quê thăm ông bà. Em hãy viết thư ngắn thăm hỏi ông bà. 3 “Gia đình là tổ ấm” Em hãy kể 5-6 câu về gia đình của em. 4. Em hãy viết 5-6 câu tả một mùa trong năm mà em yêu thích. 5. Em đã dược nhìn thấy Bác qua tranh,ảnh, sách, báo, ti vi Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu về Bác. 6. Em hãy viết một đoạn văn ngắn(5-6 câu )kể một việc tốt của em( hoặc của bạn em). 7. Hãy viết lời thể hiện sự ngạc nhiên thích thú của em khi nhận được món quà mà bố (mẹ) tặng trong dịp khai giảng năm học mới. 8. Em hãy viết 5-6 câu tả một con vật mà em yêu thích. 9. Em hãy viết 5-6 câu tả một cây hoa mà em yêu thích. 10. Em hãy viết 5-6 câu tả một loài cây ăn quả (hoặc cây bóng mát) mà em yêu thích. 11. Hãy nói lời phù hợp khi em mượn sách của bạn mà chưa trả đúng hẹn. 12. Nói lời cảm ợn của em trong các trường hợp sau: a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. b. Cô giáo cho em mượn quyển sách. c. Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. 13. Nói lời xin lỗi của em trong các trường hợp sau: a. Em lỡ bước giẫm vào chân bạn. b. Em đùa nghịch va vào một em bé ,làm em bé ngã. c. Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn. 14. Hãy nói lời an ủi của em với ông bà: a. Khi cây hoa do ông( bà) trồng bị chết. b. Khi kính đeo mắt của ông( bà) bị vỡ. 15. Hãy nói lời chúc mừng của em với bạn khi bạn đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Huyện. 16. Viết lời đáp của em khi ông(bà) tặng quà chúc mừng sinh nhật em. 17. Viết lời đáp của em trong các trường hợp sau: a. Em xin đi xem đá bóng cùng anh. Anh bảo “ Em ở nhà học bài đi”.
  5. b. Em rât buồn vì bị điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “ Đừng buồn, nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.” c . Em mặc đẹp được các bạn khen. d. Em quét,dọn nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen. e. –Bố ơi, bố có mua được sách cho con không/ - Bố chưa mua được đâu. - g - Hà ơi, cho tớ mượn cục tẩy nhé? - Ừ. - h. Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “ Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.” ĐỀ TỔNG HỢP Tiếng Việt 2- Đề 1 Bài 1(2đ): Hãy sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành câu: a. Mẹ/ yêu/ em /rất ( tạo 3 câu) b.Thu/ của/ em/ bạn/ là ( tạo 4 câu) Bài 2(2đ: Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng đã thành câu: a. Bông hoa này b. Quyển vở mới tinh ấy c. Chiếc bút này rất đẹp. d. Bà hỏi gì mẹ cháu ạ? e. Trong khu rừng xanh Bài3 (2đ): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống a. Hương là người học tập b .Hương đi học rất c. Hôm nay,gặp bài khó,Hương vẫn giải cho bằng được. ( chuyên cần , kiên nhẫn , cần cù ) Bài 4 (2đ): Đặt câu theo từng mẫu câu sau: Ai – là gì ? ( 3 câu) Bài 5 (2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về cô giáo em.
  6. Tiếng Việt 2- Đề 2 Bài 1(2đ): Đặt câu theo từng mẫu câu sau: Cái gì - là gì ?( 3 câu ) Bài 2(2đ): Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a.Lan là b.Thỏ là c.Bút chì ,thước kẻ là Bài 3(2đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu kiểu Ai – là gì ? a.Thế là mùa xuân mong ước đã đến . b.Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. c.Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh của nước ta. d.Em cứ tưởng là bạn ấy đã đến rồi. e.Đó là quyển sách mẹ tặng em hôm sinh nhật. Bài 4(2đ): Ngắt đoạn sau thành 3 câu và viết lại cho đúng chính tả Linh và Vân là đôi bạn thân nhau từ lúc bé hai bạn sống cùng trong một khu tập thể hàng ngày,hai bạn cùng nhau học tập và vui chơi. Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về bạn thân của em . Tiếng Việt 2- Đề 3 Bài 1(2đ): Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a là người mẹ thứ hai của em. b là thủ đô của nước Pháp. Bài 2(2đ): Đặt câu theo từng mẫu câu sau: Con gì - là gì ?( 3 câu) Bài 3(2đ): Đặt câu theo mẫu Ai – là gì ? để cho mọi người biết : a. Tên cô giáo em b. Quyển sách em yêu thích c. Nghề nghiệp của mẹ em Bài 4(2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với câu sau và ghi lại : Tôi không gặp Hương. Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về người mẹ kính yêu của em .
  7. Tiếng Việt 2- Đề 4 Bài 1(2đ): Đặt câu theo mẫu Ai – là gì ? để cho mọi người biết : a. Em học lớp nào b. Môn thể thao em thích nhất Bài 2(2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm : a. Hôm nay, Tình là người đến lớp sớm nhất . b. Người bạn em quý nhất là Nhung. Bài 3(2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với câu sau và ghi lại : Em không tìm được vở Tiếng Việt. Bài 4(2đ): Điền dấu phẩy vào mỗi chỗ thích hợp cho mỗi câu sau : a. Hoa hồng hoa lan hoa huệ đều rất đẹp và rất thơm. b. Buổi sáng,bố mẹ đi làm em đi học. c. Chúng em luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ. d. Vân thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về ông( hoặc bà) của em . Tiếng Việt 2- Đề 5 Bài 1(2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm : a. Phần thưởng của Lan là một chiếc bút mực. b. Mít là một cậu bé sinh ra ở thành phố Tí hon . Bài 2 (2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với câu sau và ghi lại : Đây không phải là bút của em. Bài 3 (2đ): Tìm 3 cách nói cùng nghĩa với từng câu sau và ghi lại : Quyển sách này không phải là sách của em. Bài 4(2đ): Điền dấu phẩy vào mỗi chỗ thích hợp cho mỗi câu sau : a. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. b. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù. c. Ve Sầu là một chú bé hay hát và hát hay lắm .Được nhiều người khen,thế là chú ta thích quá hát liên miên hát quên ăn quên ngủ quên cả học hành . d.Đầu năm học,mẹ mua cho em đầy đủ sách vở thước kẻ bút chì . Bài 5(2đ): Dùng dấu chấm để tách đoạn văn sau thành 6 câu.Chép lại đoạn văn cho đúng: Mưa rả rích suốt ngày trời lúc nào cũng mọng nước lúa chín rũ xuống đường xám màu bùn nhầy nhụa dấu chân người bước nhoè nhoẹt vũng nước đọng màu xám ngắt.
  8. Tiếng Việt 2- Đề 6 Bài 1(2đ): Viết tiếp cho trọn câu theo mẫu: Nhà máy là nơi làm việc của công nhân. Bệnh viện là Trường học là Bài 2(2đ): Viết tiếp cho trọn câu theo mẫu: Cửa hàng bách hoá là nơi mọi người đến để mua sắm hàng hoá . Bệnh viện là Trường học là Công viên là Bài 3(2đ): Đoạn văn sau đã bỏ đi các dấu câu .Em hãy chép lại ,điền dấu câu và viết hoa cho đúng : Mặt trăng tròn nhô lên từ phía đằng đông ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng thỏ mẹ cùng đàn con nắm tay nhau nhảy múa chân thỏ nhịp nhàng lướt theo nhịp trống . Bài 4(2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau : a. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao. b. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao. Bài 5(2đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về một loài cây mà em yêu thích Tiếng Việt 2- Đề 7 Bài 1 (2đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau: a. Vì có sông Hƣơng,không khí của thành phố Huế trở nên trong lành. b. Vì có sông Hương,không khí của thành phố Huế trở nên trong lành Bài 2(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận là gì ? trong các câu sau: a. Em là học sinh lớp 2. b. Chúng em là bạn thân của nhau. c. Cậu bạn Lan là kĩ sư xây dựng. Bài 3(2đ): Với 3 tiếng: yêu, thương, mến. Hãy tạo thành 6 từ và đặt câu với các từ đó. Bài 4(2đ): Gạch chân các từ chỉ sự vật ( người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau a. Trời trong xanh. b. Gió thổi mát lộng. Bài 5(2đ): Dùng dấu chấm để tách đoạn văn sau thành 5 câu.Chép lại đoạn văn cho đúng:
  9. Đấy là câu chuyện trên cánh đồng sớm mùa xuân bây giờ ,không còn ai buồn và lẻ loi một mình nữa chim hót líu lo trên cỏ mới gió ngào ngạt mùi mật và hoa dưới nước, trên bờ, ai nấy mới yên tâm đi dự hội. Tiếng Việt 2- Đề 8 Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau : a. Mẹ đi thăm bà. b. Em ở nhà học bài. c. Bố đi công tác xa nhà. Bài 2(2đ): Tìm 3 từ nói về tình cảm gia đình và đặt câu với các từ đó. Bài 3(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây: a.Nhờ siêng năng học tập, Sơn đã đứng đầu lớp. b. Em thức dậy khi chú gà trống cất tiếng gáy. Bài 4(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?) a. Mùa xuân xôn xao, rực rỡ. b. Mùa hè nắng chói chang. c. Mùa thu hiền dịu. d. Mùa đông u buồn, lạnh lẽo. Bài 5(2đ): Ngắt đoạn văn sau thành 9 câu và viết lại cho đúng: Ngày đầu tiên của em đi học thật là vui em mặc quần áo đẹp nhưng chẳng mang theo gì cả khi vào lớp, em thấy một bạn khóc mãi em đến làm quen và nói chuyện với bạn thế rồi bạn cũng nín khi cô giáo bảo chúng em tự giới thiệu thì em mới biết tên bạn là Mai từ đó, chúng em chơi với nhau rất thân cả lớp em đã hát rất nhiều bài em thấy đi học thật vui. Tiếng Việt 2- Đề 9 Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau : a. Anh Hoàng luôn nhường nhịn, chiều chuộng bé Hà. b. Chị Hồng chăm sóc bé Hoa rất chu đáo. Bài 2(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây: a. Tiếng hót của chú chim sơn ca làm say đắm cả khu vƣờn. b. Thuỷ Tinh rất tức giận vì không lấy đƣợc Mị Nƣơng. Bài 3(2đ): Gạch chân các từ chỉ sự vật ( người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau a. Núi cao vời vợi. b .Chim hót líu lo. c. Trăng sáng vằng vặc. Bài 4(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ làm gì ?)
  10. a. Bà đi chợ. b. Mẹ đi làm. c. Liên dắt em ra vườn chơi. Bài 5(2đ): Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau : a. Bạn Hà bạn Huệ rất chăm chỉ học tập. b. Bạn Nam hiền lành thật thà. Tiếng Việt 2- Đề 10 Bài 1(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận thế nào ? trong các câu sau a. Lan rất chăm học. b. Hà rất thông minh. c. Hằng rất lễ phép. Bài 2(2đ): Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì ? trong các câu sau : a. Bé Hà và bé Hoa rất vâng lời và yêu quý anh chị. b. Trong một nhà, anh chị em cần yêu thương, giúp đỡ nhau. Bài 3(2đ): Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây: a. Trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. b. Hoa bưởi thơm nức một góc vƣờn. c. Ông mặt trời từ từ nhô lên từ phía đằng đông. Bài 4(2đ): Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong các câu sau : a. Bạn Nam đang vẽ con ngựa. b. Đàn vịt đang bơi dưới hồ nước. c. Bạn Lan đang nghe hát. Bài 5(2đ): Dùng gạch chéo( /) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?; Ai/ làm gì ?) a. Sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. b. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù. c. Ve Sầu là một chú bé hay hát và hát hay lắm.