Đề cương cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang minhtam 10100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề cương cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ 1 - LỚP 5 NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên : Lớp: PHẦN I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau: Câu 1 : Nối cụm từ ở ô bên trái với cụm từ ở ô bên phải để tạo thành câu đúng 1. Cánh đồng rộng a. thênh thang 2. Bầu trời rộng b. mênh mông 3. Con đường rộng c. thùng thình 4. Quần áo rộng d. bao la Câu 2 : Tìm và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong các câu văn sau: a) Mặt biển trải rộng mênh mông, không biết đâu là bờ. b) Cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay. c) Bầu trời bao la khoác áo màu xanh mát. d) Con đường buổi sáng sớm rộng thênh thang. Câu 3. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ biết ơn? A. Bội bạc. B. Nhớ ơn. C. Vô ơn D. Biết điều Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa? A. Thân ái, thân tình, quý mến. B. Thân ái, thân tình, thân hình. C. Thân ái, thân chủ, thân thiết. D. Thân tình, thân nhân, gần gũi. Câu 5. Trong câu: “Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy”. Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào? A. học hỏi B. suy nghĩ C. tranh luận D. chỉ trích Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ? A. đỡ đần, phụ giúp B. giúp sức, cố gắng C. đỡ đầu, nâng niu D. giúp ích, gắng sức Câu 7: Chọn từ đồng nghĩa chỉ màu vàng thích hợp điền vào chỗ chấm trong mỗi câu sau: a) Những quả cam chín . trong vườn. b) Chú cún con có bộ lông màu . c) Cánh đồng lúa chín . trải rộng mênh mông. d) Những bông hoa cúc màu . trong nắng. e) Nắng cuối thu dịu dàng tỏa xuống cánh đồng. Câu 8: Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu sau: a. Đời ta gương vỡ lại lành. b. Thuyền ta đi ngược về xuôi. c. Thời tiết thay đổi thất thường ngày nắng, đêm mưa. d. Ra đi kẻ khóc, người cười. Câu 9. Trong câu: “Cậu bé sung sướng báo cho cha hay rằng trên hàng rào chẳng còn một cây đinh nào nữa.”. Từ sung sướng trái nghĩa với từ nào? A. vui mừng B. đau khổ C. hạnh phúc D. Thích thú Câu 10: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : thật thà > <
  2. hiền lành> < Câu 11.Tìm một cặp từ trái nghĩa về học tập. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được. Câu 12. Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt có quan hệ: A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Trái nghĩa Câu 13: Nối từng cụm từ có từ đồng âm ( in đậm) ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải sao cho phù hợp a. Một trăm nghìn đồng 1.Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau b. Đồng lúa 2.Tên một kim loại có mầu gần như màu đỏ c. Từ đồng nghĩa 3.Đơn vị tiền tệ Việt Nam d. Chuông đồng 4.Khoảng đất rộng, bằng phẳng để trồng trọt Câu 14: Nối từng cụm từ có từ đồng âm ( in đậm) ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải sao cho phù hợp a.Sao trên trời có khi mờ khi tỏ. 1.Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính b.Sao lá đơn này thành ba bản. 2.Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô. c.Sao tẩm chè. 3.Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân. d.Sao ngồi lâu thế? 4.Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục. e.Đồng lúa mượt mà sao! 5.Các thiên thể trong vũ trụ. Câu 15. Trong các câu sau đây, câu nào có từ "ăn" được dùng theo nghĩa gốc: A. Làm không cẩn thận thì ăn đòn như chơi! B. Chúng tôi là những người làm công ăn lương. C. Cá không ăn muối cá ươn. D. Bạn Hà thích ăn cơm với cá. Câu 16. Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa của từ "chạy" trong thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"? A. Di chuyển nhanh bằng chân B. Hoạt động của máy móc C. Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra. D. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn. Câu 17. Đọc câu thơ sau: Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên. Nghĩa của từ "xuân" trong câu thơ là: A. Mùa đầu tiên trong 4 mùa C. Tuổi tác
  3. B. Trẻ trung, đầy sức sống D. Ngày Câu 18. Câu nào có từ "chạy" mang nghĩa gốc? A. Tết đến, hàng bán rất chạy C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. B. Nhà nghèo, Bác phải chạy ăn từng bữa. D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ. Câu 19. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc? A. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố. B. Xe chạy băng băng trên đường. C. Đồng hồ chạy đúng giờ. D. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa. Câu 20. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “đứng”, hãy đặt một câu : a) Điều khiển, làm việc ở tư thế đứng. b) Ở tư thế thân thẳng, chân đặt lên mặt nền. Câu 21. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ "ngọt", hãy đặt một câu : a) có vị của đường, mật. b) nói nhẹ nhàng dễ nghe, dễ thuyết phục. Câu 22 . Chọn cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Chúng ta phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được phải biết ơn những tình cảm dù rất nhỏ của người khác dành cho mình. A. Không những mà còn B. Tuy nhưng C. Vì nên D. Nếu thì Câu 23. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Tiếng chim vang xa, vọng mãi trên trời cao xanh thẳm . nó còn lay động trái tim của những con người về thăm quê.” A. tuy, nhưng B. nếu, thì C. vì, nên D. không những, mà Câu 24.Có thể sử dụng cặp quan hệ từ nào để điền vào câu: “Mỗi ngày con không giận dữ hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào.” cho rõ nghĩa hơn? A. Nếu thì B. Không những mà C. Nhờ mà D. Bởi vì cho nên Câu 25. Có thể sử dụng cặp quan hệ từ nào để điền vào câu: “ chúng ta phải bảo vệ rừng còn phải trồng cây gây rừng.” cho phù hợp? A. Nếu thì B. Nhờ mà C. Không những mà D. Bởi vì cho nên Câu 26. Câu nào dưới đây dùng sai quan hệ từ? A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ. B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ. C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn. D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng. Câu 27. Từ hay trong câu “Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi” thuộc từ loại nào? A. Quan hệ từ. C.Động từ. B. Đại từ. D. Tính từ. Câu 28: Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ thích hợp và cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ từ gì trong câu? a) ai cũng xả rác bừa bãi, tùy tiện môi trường sẽ bị ô nhiễm. - Cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ:
  4. b) khu vườn đã được chăm sóc chu đáo những chú chim lại lần lượt kéo nhau về làm tổ. - Cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ: c) Những cái bút không còn mới vẫn tốt. - Cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ: d) trời mưa to nước sông dâng cao. - Cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ: e) cái áo ấy không đẹp nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng. - Cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ: Câu 29. Trong câu “Mẹ không chỉ giúp em học bài mà mẹ còn dạyem biết chơi nhiều trò chơi thú vị.” Sử dụng cặp quan hệ từ nào? Biểu thị mối quan hệ gì? Câu 30. a) Đặt một câu trong đó có sử dụng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến và chỉ ra quan hệ từ ấy. b) Đặt một câu trong đó có sử dụng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản và chỉ ra quan hệ từ ấy. c) Đặt một câu trong đó có sử dụng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và chỉ ra quan hệ từ ấy. d) Đặt một câu trong đó có sử dụng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ điều kiện - kết quả và chỉ ra quan hệ từ ấy. Câu 31. a) Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô? Có đại từ xưng hô. Đó là các đại từ b) Đặt câu có sử dụng đại từ thay thế. Câu 32. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "hòa" (trạng thái không có chiến tranh, yên ổn) A. hòa bình, hòa thuận, hòa hợp, hòa giải. C. hòa tan, hòa khí, hòa hợp, hòa mình. B. hòa giải, hòa tấu, hòa vốn, hòa thuận. D. hòa hợp, giảng hòa, hòa tan, ôn hòa. Câu 33. Những từ nào chứa tiếng hữu có nghĩa là ''bạn''? A. Hữu tình. B. Bằng hữu. C. Hữu ích. D. Hữu ngạn.
  5. Câu 34. “Trên sân trường, trong giờ ra chơi, học sinh lớp 5A nô đùa vui vẻ". Chủ ngữ trong câu trên là? A. Trên sân trường B. trong giờ ra chơi C. học sinh D. học sinh lớp 5A Câu 35. Nối các từ ngữ ở cột (A) với các chủ đề ở cột (B) sao cho phù hợp: A B Thương yêu, may mắn, vui sướng. Bảo vệ môi trường Không phá rừng, trồng cây xanh. Sum vầy, hòa thuận. Hạnh phúc Hun hút, chót vót, vời vợi, mênh mông. Phủ xanh đồi trọc, bảo vệ động vật quý hiếm. Thiên nhiên Câu 36. Nêu một câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề “quan hệ thầy trò”, giải nghĩa rồi đặt câu với thành ngữ, tục ngữ đã nêu. - Câu thành ngữ, tục ngữ: - Giải nghĩa: - Đặt câu: PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Đề 1: Trong gia đình em luôn có những người yêu thương, quan tâm và dành cho em tất cả. Để thể hiện tình cảm của mình hãy tả một người thân mà em yêu quý. Đề 2:Tả một người em thường gặp hằng ngày mà người đó em cảm thấy rất trân trọng và yêu quý. Đề 3: Các em bé đang ở tuổi tập đi, tập nói đều rất đáng yêu và dễ thương. Bằng tình cảm của mình, hãy tả lại một em nhỏ mà em yêu quý nhất. Đề 4: Gần năm năm học tiểu học trôi qua em có biết bao nhiêu người bạn thân thiết. Em hãy tả một người bạn để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.