Bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt Lớp 2

docx 22 trang minhtam 26/10/2022 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_giua_ki_2_tieng_viet_lop_2.docx
  • pdf6 ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 TV LỚP 2.pdf

Nội dung text: Bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt Lớp 2

  1. BỘ ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 TIẾNG VIỆT LỚP 2 ĐỀ 1 I/- Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng (5 điểm) Cho học sinh chọn và đọc 1 đoạn (đọc 2 phút) của các bài tập đọc sau: 1. Sông Hương. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá. 2. Quả tim khỉ. Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo: - Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim Khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn. Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. 2. Trả lời câu hỏi (5 điểm) Đọc thầm bài Sông Hương trang 72 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Câu 1 Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương. A. màu hồng, màu vàng, màu xanh B. Màu tím, màu xanh da trời, màu xanh biếc C. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. Câu 2 Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào? A. Vào mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
  2. B. Vào mùa hè, sông Hương chuyển màu rực rỡ hơn B. Vào mùa hè, sông Hương đẹp hơn. II. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I- Chính tả (5 điểm) 1- Bài viết (4 điểm): GV đọc cho HS nghe, viết bài “Xuân về ”. Thời gian 15 phút Xuân về Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. 2- Bài tập (1 điểm): Điền vào chỗ trống: ch hay tr? (Thời gian làm bài 5 phút) đánh ống , ống gậy èo bẻo , leo èo II. Tập làm văn (5 điểm): (Thời gian làm bài 25 phút) Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một con vật mà em yêu thích.
  3. ĐỀ 2 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) 2. Đọc thầm bài “Cò và Cuốc” (TV 2 tập II- Trang 37) và làm bài tập (4 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc đánh dấu chéo(x) vào ô trống đặt trước các câu trả lời đúng: 1. Thấy cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào? Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? Chị bắt tép để ăn à? Chị bắt tép có vất vả lắm không? 2. Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? Vì Cuốc nghĩ: Cò phải lội ruộng để kiếm ăn. Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời xanh, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. Vì Cuốc nghĩ: Cò lội ruộng để dạo chơi. 3. Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? Không cần lao động vì sợ bẩn. Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. Không cần lao động vì lao động vất vả, khó khăn. 4. Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng? Lười nhác Nhanh nhẹn Chăm chỉ B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả (5 điểm) Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ: a) số, cửa ., giun, lồng. (sổ, xố)
  4. b) sản ., . cơm, năng , .kho. (suất, xuất) c, vào, thịt, đi , sư, tham , bò. (da, gia, ra) d) thư, cá, con , thịt, mắt, điệp. (dán, gián, rán) e, thấp, núi , quả , hươu cổ. (cao, cau). 2. Tập làm văn (5 điểm) Hãy viết 4 đến 5 câu kể về mẹ của em theo các câu hỏi gợi ý sau. 1. Mẹ em làm nghề gì? 2. Hàng ngày mẹ em thường làm những việc gì? 3. Những việc đó có ích lợi như thế nào?
  5. ĐỀ 3 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2) 2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2) 3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2) 4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2) 5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2) 6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2) 7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2) 8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂY TRONG VƯỜN Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. Cây khoai, cây dong nói chuyện bằng củ, bằng rễ Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được tiếng của các loài cây. Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như một chín, lời cây chanh chua Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây từ sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp, mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây. 1. Vườn nhà Loan có những cây gì? (0,5 điểm) A. Cây lan, cây huệ, cây hồng, cây mơ, cây cải B. Cây bầu, cây bí, cây khoai, cây dong C. Tất cả các loại cây ở trên 2. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng gì? (0.5 điểm) A. Bằng hương, bằng hoa B. Bằng quả C. Bằng củ, bằng rễ
  6. 3. Nhờ đâu Loạn hiểu được lời nói của các loài cây? (0,5 điểm) A. Vì Loan rất yêu vườn cây B. Vì Loan nghe được cây nói chuyện C. Vì Bà nói cho Loan nghe 4. Cây cam có lời nói như thế nào? (0,5 điểm) A. Lời cây cam chát B. Lời cây cam chua C. Lời cây cam ngọt 5. Mẹ của các loài cây là: (0,5 điểm) A. Đất B. Mặt trăng C. Mặt trời 6. Bộ phận in đậm trong câu “Khu vườn nhà Loan không rộng lắm.” Trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm) A. Là gì? B. Như thế nào? C. Làm gì? 7. Tìm từ chỉ tính chất trong câu: “Lời cây móng rồng thơm như mít chín.” (0,5 điểm) A. móng rồng. B. mít. C. thơm 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Trong câu sau: (0,5điểm) “Trong vườn có rất nhiều loài cây” 9. Điền tên loài vật thích hợp vào chỗ trống (1 điểm) - Dữ như - Khỏe như . 10. Viết vào chỗ trống câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau: (1 điểm) a) Khi nào học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè. b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa nào tới.
  7. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Sân chim Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông. II/ Tập làm văn (6 điểm) Một người bạn mới chuyển đến lớp của em. Em hãy viết lời giới thiệu về mình để làm quen với bạn đó. Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Tất cả các loại cây ở trên 2. (0.5 điểm) B. Bằng quả 3. (0.5 điểm) A. Vì Loan rất yêu vườn cây 4. (0.5 điểm) C. Lời cây cam ngọt 5. (0.5 điểm) A. Đất 6. (0.5 điểm) A. Đất 7. (0.5 điểm) C. thơm 8. (0.5 điểm) “Trong vườn có rất nhiều loài cây” 9. (1 điểm) - Dữ như cọp - Khỏe như trâu 10. (1 điểm) a) Học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè vào khoảng cuối tháng 5 khi mùa hè tới. b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa thu tới. B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Bài giới thiệu bao gồm các ý sau (mỗi ý 1 điểm) - Tên, tuổi, lớp
  8. - Sở thích cá nhân - Giới thiệu về lớp - Mong muốn điều gì ở người bạn mới * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Xin chào Hùng Anh! Mình tên là Nguyễn Huy Nam, cùng là thành viên tổ 4 với cậu. Mình rất vui mừng khi lớp 2B được đón chào bạn mới. Mình rất thích môn Toán và Tiếng Việt, còn Hùng Anh thì sao? À, các bạn nam của lớp mình cũng chơi bóng đá rất cừ đấy, giờ thể dục chúng mình cùng chơi với nhau bạn nhé! Mình hy vọng chúng mình sẽ trở thành bạn tốt và giúp đỡ nhau trong học tập.
  9. ĐỀ 4 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2) 2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2) 3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2) 4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2) 5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2) 6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2) 7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2) 8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cò và Cuốc Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi: - Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? Cò vui vẻ trả lời: - Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị? Cuốc bảo: - Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. Cò trả lời: - Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì! Kiếm ăn xong, Cò tắm rửa, tấm áo lại trắng tinh, rồi cất cánh bay, đôi cánh dập dờn như múa. Theo NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG - Cuốc : loài chim nhỏ, sống ở bụi cây gần nước, chỉ bay là là mặt đất, thường kêu “cuốc, cuốc”. - Trắng phau phau : trắng hoàn toàn, không có vệt màu khác. - Thảnh thơi : nhàn, không lo nghĩ nhiều. 1. Thấy cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào? (0.5 điểm) A. Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? B. Chị bắt tép để ăn à? C. Chị bắt tép có vất vả lắm không? 2. Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? (0.5 điểm) A. Vì Cuốc nghĩ: Cò phải lội ruộng để kiếm ăn. B. Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời xanh, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. C. Vì Cuốc nghĩ: Cò lội ruộng để dạo chơi. 3. Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? (0.5 điểm) A. Không cần lao động vì sợ bẩn. B. Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. C. Không cần lao động vì lao động vất vả, khó khăn. 4. Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng? (0.5 điểm) A. Lười nhác B. Nhanh nhẹn
  10. C. Chăm chỉ 5. Tìm từ thích hợp chỉ muông thú điền vào chỗ trống: (1 điểm) - Đầu đuôi chuột. - Mặt nhăn như ăn ớt. - Nói như - Nhát như 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng trong mỗi câu sau. Viết câu hỏi đã đặt vào dòng bên dưới: (1.5 điểm) a) Chú mèo thường phơi nắng trên mái tôn nhà tôi. b) Khi người lạ tới nhà, chú chó sủa ầm ĩ. c) Từ đầu làng, những anh chích chòe đang luyện giọng hòa cùng với các tiếng chim khác. 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: (1.5 điểm) M: Họa mi hót rất hay. ⟶ Họa mi hót như thấ nào? a. Chân vịt có màng bơi. ⟶ b. Sóc nhảy rất nhanh. ⟶ c. Công đực có bộ lông đuôi rất đẹp. ⟶ B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Quả tim khỉ - Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ? - Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi. Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho. II/ Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn tả ngắn về một mùa mà em thích theo những gợi ý sau : – Em thích mùa nào nhất trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông? – Em hãy tả những cảnh vật ở một mùa mà em thích. – Nêu suy nghĩ của em về những cảnh vật đó. Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) A. Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? 2. (0.5 điểm) B. Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời xanh, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. 3. (0.5 điểm) B. Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. 4. (0.5 điểm) C. Chăm chỉ 5. (1 điểm) - Đầu voi đuôi chuột. - Mặt nhăn như khỉ ăn ớt. - Nói như vượn - Nhát như cáy 6. (1.5 điểm)
  11. a) Chú mèo thường làm gì trên mái tôn? b) Khi người lạ tới nhà, chú chó thường làm gì? c) Từ đầu làng, những anh chích chòe đang làm gì để hòa cùng với các tiếng chim khác? 7. (1.5 điểm) a) Chân vịt như thế nào? b) Sóc nhảy như thế nào? c) Công đực có bộ lông đuôi như thế nào? B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm) + Em thích mùa nào nhất trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông? (1 điểm) + Em hãy tả những cảnh vật ở một mùa mà em thích. (2 điểm) + Nêu suy nghĩ của em về những cảnh vật đó. (1 điểm) * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Mỗi khi hè về là em lại háo hức vô cùng bởi đó là mùa mà em thích nhất. Những tia nắng chói chang cùng bầu trời cao vời vợi là đặc trưng của mùa hạ. Cây phượng nở hoa đỏ rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi. Tiếng tu hú kêu vang nơi đồng quê báo hiệu một mùa quả chín. Hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu, luôn là thanh âm sôi động và náo nhiệt nhất. Từng cánh đồng lúa trải dài một màu vàng bát ngát chờ người nông dân đến gặt hái. Mùa hè có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Hồ sen nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cho những trái chín mọng. Mùa hè rất đẹp, là mùa luôn mang đến cho em những kỉ niệm đáng nhớ cùng gia đình và người thân và cũng là mùa em mong đợi nhất. Để tải nhiều tài liệu dạy và học chất lượng bậc tiểu học, mời bạn truy cập và theo dõi trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp vào link sau và nhấp nút thích trang: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102
  12. ĐỀ 5 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2) 2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2) 3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2) 4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2) 5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2) 6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2) 7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2) 8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sơn Tinh, Thủy Tinh 1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm. 2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói: - Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về. 3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng
  13. nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui. Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua. Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM - Cầu hôn : xin lấy ngưởi con gái làm vợ. - Lễ vật : đồ vật để biếu, tặng, cúng. - Ván : tấm gỗ phẳng và mỏng để bày thức ăn lên. - Nệp (đệp) : đồ đan bằng tre nứa để đựng thức ăn. - Ngà : răng của voi mọc dài, chìa ra ngoài miệng. - Cựa : móng nhọn ở phía sau chân gà trống. - Hồng mao : bờm (ngựa). 1. Những ai đến cầu hôn Mị Nương? (0.5 điểm) A. Sơn Tinh. B. Thủy Tinh. C. Sơn Tinh và Thủy Tinh. 2. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, ai là người thắng cuộc? A. Sơn Tinh. B. Thủy Tinh. C. Hai vị thần hòa nhau. 3. Câu chuyện này nói lên điều gì có thật? (0.5 điểm) A. Mị Nương rất xinh đẹp. B. Nhân dân ta chống lũ rất kiên cường.
  14. C. Sơn Tinh rất tài giỏi 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm? (0.5 điểm) Sơn Tinh rất tài giỏi. 5. Gạch dưới các cụm từ dùng để hỏi thời gian trong các câu hỏi sau: (1 điểm) a) Khi nào em được đi chúc tết ông bà và người thân? b) Lớp em học vào những ngày nào trong tuần? 6. Chọn cụm từ phù hợp để đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: (1 điểm) Tháng nào?, năm nào?, ngày nào? a) Tháng sáu vừa rồi, cả nhà Lan đi nghỉ mát ở Hạ Long. b) Năm ngoái, em được đi về quê thăm ông bà. 7. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: (1 điểm) a. ên đồng, lũ trẻ ngây thơ đang cười vui vẻ với mấy con diều giấy. b. Em lớn lên ở vùng iêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. 8. Gạch dưới các từ ngữ cho biết vị trí của con người, vật hoặc sự vật trong các câu sau: Thỏ, Gấu và Gà Trống sống trong khu rừng rất đẹp. Một hôm, Gà Trống liền rủ hai người bạn của mình leo lên cây sồi ngắm nhìn thành phố cho rõ. Thỏ và Gấu không leo cây được nên quyết định đứng ở đỉnh núi cao để ngắm. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm)
  15. Chim sơn ca và bông cúc trắng Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng: - Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. II/ Tập làm văn (6 điểm) Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè theo gợi ý sau: - Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? - Mặt trời mùa hè như thế nào? - Cây trái trong vườn như thế nào? - Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Sơn Tinh và Thủy Tinh. 2. (0.5 điểm) A. Sơn Tinh. 3. (0.5 điểm) B. Nhân dân ta chống lũ rất kiên cường. 4. (0.5 điểm) Sơn Tinh như thế nào? 5. (1 điểm)
  16. a) Khi nào em được đi chúc tết ông bà và người thân? b) Lớp em học vào những ngày nào trong tuần? 6. (1 điểm) a) Cả nhà Lan đi nghỉ mát ở Hạ Long vào tháng nào? b) Bạn được đi về quê thăm ông bà vào năm nào? 7. (1 điểm) a. Trên đồng, lũ trẻ ngây thơ đang cười vui vẻ với mấy con diều giấy. b. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. 8. (1 điểm) Thỏ, Gấu và Gà Trống sống trong khu rừng rất đẹp. Một hôm, Gà Trống liền rủ hai người bạn của mình leo lên cây sồi ngắm nhìn thành phố cho rõ. Thỏ và Gấu không leo cây được nên quyết định đứng ở đỉnh núi cao để ngắm. B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Bài viết đảm bảo các ý sau, mỗi ý 1 điểm - Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? - Mặt trời mùa hè như thế nào? - Cây trái trong vườn như thế nào?
  17. - Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Mùa hè bắt đầu từ tháng tư, đúng vào dịp chúng em đang nỗ lực hoàn thành chương trình học tập. Mặt trời chói chang, làm cho bầu không khí chuyển dần từ dịu mát sang oi nồng. Trước sân trường, hàng phượng vĩ đã đâm bông đỏ rực. Từ trong vườn, những trái vú sữa tròn xoe, căng mọng cứ đung đưa theo chiều gió. Vậy là chỉ còn hai tuần nữa thôi, một kì nghỉ hè sôi động, đầy mong chờ sẽ đến với chúng em.
  18. ĐỀ 6 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2) 2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2) 3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2) 4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2) 5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2) 6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2) 7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2) 8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bác sĩ Sói 1. Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. Nó bèn kiếm một cặp kính đeo mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu. Xong, nó khoan thai tiến về phía Ngựa. 2. Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì. Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo: - Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho. Ngựa lễ phép:
  19. - Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu. Sói đáp: - Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem. - Đau ở chân sau đấy ạ. Phiền ông xem giúp. 3. Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy. Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra Theo LA-PHÔNG-TEN (Huỳnh Lý dịch) 1. Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? (0.5 điểm) A. xông đến Ngựa B. thèm rỏ dãi C. tiến về Ngựa 2. Sói lừa Ngựa bằng cách nào? (0.5 điểm) A. giả giọng hiền lành lừa Ngựa. B. đe dọa cho Ngựa sợ. C. làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa. 3. Kể lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (1 điểm) 4. Đặt câu hỏi có cụm từ “Ở đâu” cho câu sau: (1 điểm) - Cặp của Lan để trên ghế. 5. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm) đen tuyền, sặc sỡ a) Quạ là loài chim có bộ lông
  20. b) Bộ lông của chim công trông vô cùng bắt mắt. 6. Viết lời đáp của em trong các tình huống sau: (2 điểm) a) Một bạn làm rơi sách của em xuống đất. Bạn đó nói: “Mình xin lỗi bạn, mình không cố ý”. b) Trong lúc chơi đùa, bạn chạy va vào em làm em ngã. Bạn nói: “Mình xin lỗi cậu, mình vô ý quá!” B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Cò và Cuốc Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi: - Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? Cò vui vẻ trả lời: - Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị? II/ Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn tả ngắn nói về mùa xuân. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? – Cảnh vật mùa xuân có gì đặc biệt? – Mùa xuân đem đến cho em niềm vui gì? Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
  21. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. thèm rỏ dãi 2. (0.5 điểm) C. làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa. 3. (1 điểm) Nghe ngựa kêu đau chân, sói mon men đến gần ngựa định cắn vào đùi thì bị ngựa bất ngờ đá một cú trời giáng khiến sói bật ngửa, sói sợ hãi và chạy mất. 4. (1 điểm) Cặp của Lan để ở đâu? 5. (1 điểm) a) Quạ là loài chim có bộ lông đen tuyền. b) Bộ lông của chim công sặc sỡ trông vô cùng bắt mắt. 6. (2 điểm) a) Không sao đâu bạn. b) Không sao đâu. Lần sau bạn chú ý cẩn thận hơn nhé! B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung:
  22. Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm) + Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? (1 điểm) + Cảnh vật mùa xuân có gì đặc biệt? (2 điểm) + Mùa xuân đem đến cho em niềm vui gì? (1 điểm) * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 3. Mùa xuân thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc. Cây cối mùa xuân cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà. Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi. Em rất yêu mùa xuân.