Ôn tập Trạng Nguyên toàn tài Lớp 4 (Đủ các môn)

doc 58 trang minhtam 27/10/2022 3461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Trạng Nguyên toàn tài Lớp 4 (Đủ các môn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_trang_nguyen_toan_tai_lop_4_du_cac_mon.doc

Nội dung text: Ôn tập Trạng Nguyên toàn tài Lớp 4 (Đủ các môn)

  1. KHOA HỌC XÃ HỘI Câu hỏi 1: Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét? a/ 3134m b/ 3143m c/ 3314m d/ 3413m Câu hỏi 2: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào? a/ sông Lô và sông Hồng b/ sông Lô và sông Hồng c/ sông Hồng và sông Đà d/ sông Mã và sông Tiền Câu hỏi 3: Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? a/ Lạnh quanh năm b/ Nóng quanh năm c/ Quanh năm mát mẻ d/ Nóng và lạnh thất thường Câu hỏi 4: Dãy Hoàng Liên Sơn có đặc điểm gì nổi bật? a/ Có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta b/ Có khi hậu lạnh quanh năm c/ Có nhiều thung lũng d/ Cả ba đáp án đều sai Câu hỏi 5: Tại sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng? a/ Vì khí hậu Sa Pa quanh năm mát mẻ b/ Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp c/ Vì Sa Pa có nhiều bãi biển đẹp d/ Cả A và B đều đúngTrả lời Câu hỏi 6: Địa bàn cư trú của dân tộc Dao ở độ cao bao nhiêu? a/ 700-1000m b/ Trên 1000m c/ Dưới 700m d/ Trên 800m Câu hỏi 7: Địa bàn cư trú của dân tộc Mông ở độ cao bao nhiêu? a/ 700-1000m b/ Trên 1000m c/ Dưới 700m d/ Trên 800m Câu hỏi 8: Nơi sinh sống của dân tộc nào có độ cao dưới 700m? a/ Dân tộc Dao b/ Dân tộc Mông c/ Dân tộc Thái d/ Dân tộc Mường Câu hỏi 9: Hoàng Liên Sơn là nơi có cư dân như thế nào? a/ Đông đúc b/ Thưa thớt c/ Không có dân d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 10: Ở Hoàng Liên Sơn, các dân tộc thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? a/ Mùa hè b/ Mùa đông c/ Mùa xuân d/ Mùa thu Câu hỏi 11: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đi lại bằng phương tiện gì? a/ Chủ yếu là đi bộ hoặc đi ngựa b/ Đi lại chủ yếu bằng ô tô c/ Chủ yếu đi bằng xe đạp và các phương tiện thô sơ d/ Đi lại chủ yếu bằng voi
  2. Câu hỏi 12: Chợ phiên ở Hoàng Liên Sơn có đặc điểm gì? a/ Chỉ được họp vào những ngày nhất định. b/ Là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ và kết bạn c/ Mở tất cả các ngày trong tuần d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 13: Hàng hóa của các chợ phiên vùng cao chủ yếu là gì? a/ Vàng bạc, đá quý b/ Đồ may mặc tự sản xuất và các món đặc sản của dân tộc vùng cao c/ Ô tô, xe máy d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 14: Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì? a/ Nghề nông b/ Nghề thủ công truyền thống c/ Nghề khai thác khoáng sản d/ Du lịch Câu hỏi 15: Khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn là gì? a/ Bô-xít b/ Đồng, chì c/ A-pa-tít d/ Sắt Câu hỏi 16: Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng các loại cây gì? a/ Lúa, ngô, chè b/ Ngô, khoai, sắn c/ Chè, cà phê d/ Thuốc lá, chè Câu hỏi 17: Những loại cây ăn quả được trồng ở Hoàng Liên Sơn là gì? a/ Nhãn, vải b/ Đào, lê, mận c/ Dưa, hồng, táo d/ Mít, cam Câu hỏi 18: Những mặt hàng thủ công chính của người dân Hoàng Liên Sơn là: a/ Các mặt hàng thổ cẩm với những hoa văn độc đáo b/ Các mặt hàng trạm trổ mĩ nghệ cao cấp c/ Các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu d/ Tất cả đáp án trên Câu hỏi 19: Người dân Hoàng Liên Sơn có các nghề thủ công chính nào? a/ Dệt, may, đúc b/ Đan lát, rèn, thêu c/ Gốm, lụa d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 20: Trong lễ hội ở Hoàng Liên Sơn thường có các hoạt động nào? a/ Té nước cầu may b/ Cúng tế lễ c/ Thi hát, múa sạp, ném còn d/ Tất cả các đáp án trên Câu hỏi 21: Tây Nguyên là xứ sở của: a/ Các cao nguyên xếp tầng b/ Cà phê và hạt tiêu c/ Cà phê và sâu riêng d/ Cà phê và mít Câu hỏi 22: Cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh( thành phố) nào của nước ta?
  3. a/ Đắk Lắk b/ Lâm Đồng c/ Gia Lai d/ Đắk Nông Câu hỏi 23: Cao nguyên Plâyku thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta? a/ Buôn Mê Thuật b/ Lâm Đồng c/ Gia Lai d/ Đắk Nông Câu hỏi 24: Tỉnh Lâm Đồng có cao nguyên nào dưới đây? a/ Di Linh b/ Lâm Viên c/ Plâyku d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 25: Cao nguyên Kon Tum có độ cao trung bình bao nhiêu: a/ 500m b/ 1000m c/ 1500m d/ 2000m Câu hỏi 26: Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? a/ Hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô b/ Hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa xuân c/ Hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông d/ Hai mùa rõ rệt: mùa thu và mùa hè Câu hỏi 27: Hiện nay vùng Tây Nguyên nước ta có mấy tỉnh? a/ 4 tỉnh b/ 5 tỉnh c/ 6 tỉnh d/ 8 tỉnh Câu hỏi 28: Nhận xét nào đúng nhất trong các nhận xét sau: a/ Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc sinh sống và đông dân cư b/ Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc sinh sống, dân cư thưa thớt c/ Tây Nguyên- nơi có ít dân tộc sinh sống nhưng lại đông dân cư d/ Tây Nguyên- có ít dân tộc sinh sống và dân cư thưa thớt Câu hỏi 29: Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để làm gì? a/ Dùng để sinh hoạt tập thể như lễ hội, tiếp khách của cả buôn b/ Dùng để cất giữ những vật quý giá nhất của buôn làng c/ Dùng để ở khi dân làng thị thú dữ tấn cônng d/ Dùng để tế lễ cúng bái ma làng. Câu hỏi 30: Ở Tây Nguyên, các dân tộc thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? a/ Mùa hè hoặc sau những vụ thu hoạch b/ Mùa thu hoặc sau những vụ thu hoạch c/ Mùa xuân hoặc sau những vụ thu hoạch d/ Mùa đông hoặc sau những vụ thu hoạch Trả lời Câu hỏi 31: Người dân Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào sau đây? a/ Đàn tơ -rưng b/ Đàn tranh c/ Đàn kìm d/ Đàn bầu Câu hỏi 32: Đất đỏ ba dan thích hợp trồng các loại cây công nghiệp nào? a/ Cây công nghiệp lâu năm b/ Cây công nghiệp hàng năm
  4. c/ Cây ăn quả d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 33: Ở Tây Nguyên, cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất? a/ Cao su b/ Cà phê c/ Chè d/ Hồ tiêu Câu hỏi 34: Ở Tây Nguyên con vật nào được nuôi chính? a/ Trâu, bò b/ Voi c/ Lợn d/ Thỏ Câu hỏi 35: Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? a/ Lấy thịt b/ Lấy ngà c/ Vận chuyển hàng hóa d/ Tất cả đều đúng Câu hỏi 36: Đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên có đặc điểm gì? a/ Có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu b/ Thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm c/ Thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 37: Người dân Tây Nguyên lợi dụng sức nước chảy để làm gì? a/ Để tưới cà phê, chè b/ Để chạy tua bin sản xuất ra điện c/ Để nuôi trồng thủy sản d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 38: Nhà máy thủy điện Y-a-li nằm trên sông nào? a/ Sông Xê Xan b/ Sông Đồng Nai c/ Sông Ba d/ Sông Xrê Pôk Câu hỏi 39: Nhà máy thủy điện Đrây Hlinh nằm trên sông nào? a/ Sông Xê Xan b/ Sông Xrê Pôk c/ Sông Ba d/ Sông Đồng Nai Câu hỏi 40: Rừng rậm nhiệt đới ở Tây Nguyên có đặc điểm gì? a/ Quanh năm cây cối phát triển xanh tốt b/ Cây cối chỉ phát triển ở nơi có lượng mưa nhiều c/ Cây cối chỉ phát triển vào mùa khô d/ Cây cối không phát triển Câu hỏi 41: Rừng khộp ở Tây Nguyên có đặc điểm gì? a/ Cây cối rụng hết lá và trông xơ xác b/ Cây cối phát triển mạnh vào mùa mưa c/ Cây cối phát triển mạnh vào mùa khô d/ Cây cối không phát triển được kể cả vào mùa mưa Câu hỏi 42: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? a/ Lâm Viên b/ Buôn Mê Thuật c/ Kon Tum d/ Plâyku Câu hỏi 43: Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về: a/ Rừng thông và thác nước b/ Du lịch, nghỉ mát, hoa quả và rau xanh c/ Các bãi biển đẹp d/ Cả A và B đều đúng
  5. Câu hỏi 44: Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét? a/ 1000m b/ 1500m c/ 1050m d/ 2000m Câu hỏi 45: Khí hậu ở Đà Lạt có đặc điểm gì? a/ Trong lành và mát mẻ quanh năm b/ Lạnh giá quanh năm và có tuyết bao phủ c/ Ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè d/ Nắng nóng quanh năm Câu hỏi 46: Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ mấy của nước ta? a/ Thứ nhất b/ Thứ hai c/ Thứ ba d/ Thứ tư Câu hỏi 47: Hai con sông nào lớn nhất của miền Bắc? a/ sông Cầu, sông Đuống b/ sông Đuống, sông Đáy c/ sông Hồng, sông Thái Bình d/ sông Đà, sông ĐuốngTrả lời Câu hỏi 48: Người dân ở miền Bắc đắp đê để làm gì? a/ Để giữ phù sa cho ruộng b/ Để ngăn lũ lụt c/ Để làm đường giao thông d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 49: Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích khoảng bao nhiêu? a/ 15000km2 b/ 12500km2 c/ 30000km2 d/ 17500km2 Câu hỏi 50: Địa hình của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? a/ Do phù sa lắng đọng thành các lớp dày b/ Địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển c/ Địa hình đồi núi trắc trở d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 51: Dân tộc nào sống chủ yếu ở Bắc Bộ? a/ Dân tộc Ba Na b/ Dân tộc Kinh c/ Dân tộc Ê-đê d/ Dân tộc Mông Câu hỏi 52: Lễ hội của người dân Bắc Bộ diễn ra vào các mùa nào trong năm? a/ Mùa xuân, hè b/ Mùa hè, thu c/ Mùa thu, xuân d/ Mùa thu, đông Câu hỏi 53: Trong lễ hội, người dân Bắc Bộ ăn mặc trang phục gì? a/ Truyền thống b/ Đóng khố và váy c/ Có màu sắc rực rỡ d/ Áo dài Câu hỏi 54: Đặc điểm của Làng Việt Cổ là gì? a/ Có lũy tre xanh bao bọc quanh làng b/ Có ngôi đình thờ Thành hoàng làng c/ Có diện tích rất hẹp d/ Cả A và B đều đúng
  6. Câu hỏi 55: Những hoạt động chủ yếu trong các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ? a/ Ca múa hát, chơi các trò chơi dân gian b/ Tổ chức các sân chơi văn hóa làng c/ Cúng tế ma làng d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 56: Tại sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước? a/ Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào b/ Nhờ người dân có kinh nghiệm trồng lúa c/ Nhờ thời tiết thuận lợi d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 57: Đồng bằng bắc bộ là nơi chăn nuôi lợn, gà, vịt thứ mấy ở nước ta? a/ Thứ nhất b/ Thứ hai c/ Thứ ba d/ Thứ tư Câu hỏi 58: Đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông kéo dài mấy tháng? a/ Từ 2-4 tháng b/ Từ 3-4 tháng c/ Từ 4-5 tháng d/ Từ 1-3 tháng Câu hỏi 59: Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh? a/ Vì có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào b/ Vì đồng bằng Bắc Bộ có nhiều dân cư sinh sống c/ Vì các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp d/ Vì người dân có kinh nghiệm Câu hỏi 60: Hà Nội có mấy tháng có nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C? a/ 3 tháng b/ 4 tháng c/ 2 tháng d/ 1 tháng Câu hỏi 61: Nghề gốm sứ là nghề truyền thống của làng nào dưới đây? a/ Bát Tràng b/ Vạn Phúc c/ Đồng Sâm d/ Đường Lâm Câu hỏi 62: Hà Nội nổi tiếng với làng nghề thủ công truyền thống nào sau đây? a/ Làng nghề chạm bạc Đồng Sâm b/ Làng nghề gốm sứ Bát Tràng c/ Làng nghề chiếu cói Kim Sơn d/ Tất cả đều đúng Câu hỏi 63: Làng nghề Vạn Phúc ở Hà Nội là làng nghề truyền thống gì? a/ Dệt lụa b/ Dệt chiếu cói c/ Chạm bạc d/ Gốm sứ Câu hỏi 64: Các hoạt động nào diễn ra trong phiên chợ ở đồng bằng Bắc Bộ? a/ Gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên b/ Mua bán hàng hóa c/ Bắt vợ d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 65: Hàng hóa phiên chợ đồng bằng Bắc Bộ là các sản phẩm ở đâu? a/ Ở đồng bằng Bắc Bộ b/ Ở các tỉnh lân cận c/ Ở địa phương d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 66: Hà Nội tiếp giáp với tỉnh nào dưới đây?
  7. a/ Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình b/ Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình c/ Đà Nẵng, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Lào Cai d/ Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu Câu hỏi 67: Thành phố nào là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ? a/ Hà Nội b/ Thái Nguyên c/ Hà Tây d/ Hòa Bình Câu hỏi 68: Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng loại phương tiện nào? a/ Đường sắt b/ Ô tô c/ Máy bay d/ Tất cả ý kiến trên Câu hỏi 69: Cảng Hải Phòng nằm bên bờ sông nào của đồng bằng Bắc Bộ? a/ sông Cấm b/ sông Văn Úc c/ sông Bạch Đằng d/ sông Hồng Câu hỏi 70: Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ? a/ Tây Bắc b/ Đông Bắc c/ Tây Nam d/ Bắc Câu hỏi 71: Ngành công nghiệp nào là ngành quan trọng của Hải Phòng? a/ Khai thác khoáng sản b/ Trồng cây công nghiệp như cây ăn quả, chè c/ Đóng tàu d/ Tất cả các ý trên Câu hỏi 72: Hải Phòng có bãi biển du lịch nào? a/ Sầm Sơn b/ Đồ Sơn c/ Bãi Cháy d/ Mỹ Khê Câu hỏi 73: Lễ hội "chọi trâu" ở Đồ Sơn diễn ra vào mùa nào trong năm? a/ Mùa xuân b/ Mùa hè c/ Mùa đông d/Mùa thu Câu hỏi 74: Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng nào? a/ Nam Bộ b/ Bắc Bộ c/ Bắc Trung Bộ d/ Duyên hải miền Trung Câu hỏi 75: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? a/ Tây Nam b/ Đông Nam c/ Nam d/ Tây Bắc Câu hỏi 76: Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống các con sông nào bồi đắp nên? a/ Sông Tiền và sông Hậu b/ Sông Mê Kông và sông Sài Gòn c/ Sông Mê Kông và sông Đồng Nai d/ Sông Tiền và sông Đồng Nai Câu hỏi 77: Sông Tiền, sông Hậu là hai nhánh của con sông nào? a/ Sông Đồng Nai b/ Sông Mê Kông c/ Sông Sài Gòn d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 78: Các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là: a/ Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa b/ Kinh, Ba-na, Ê-đê c/ Kinh, Thái, Mường d/ Tày, Mông, NùngTrả lời Câu hỏi 79: Phương tiện đi lại phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ là gì? a/ Ô tô b/ Xuồng ghe c/ Xe ngựa d/ Voi
  8. Câu hỏi 80: Trang phục phổ biến của người Nam Bộ là gì? a/ Trang phục truyền thống b/ Có màu sắc sặc sỡ c/ Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn d/ Nữ mặc váy, trai đóng khố Câu hỏi 81: Đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây lớn thứ mấy nước ta? a/ Thứ nhất b/ Thứ hai c/ Thứ ba d/ Thứ tư Câu hỏi 82: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước? a/ Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động b/ Có nhiều dân tộc sinh sống c/ Nhờ các thần linh phù hộ được mùa d/ Tất cả đều đúng Câu hỏi 83: Đồng bằng Nam Bộ là vùng có lượng thủy sản lớn thứ mấy nước ta? a/ Thứ nhất b/ Thứ hai c/ Thứ ba d/ Thứ tư Câu hỏi 84: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta thuộc vùng nào? a/ Đồng bằng Nam Bộ b/ Đồng Bằng Bắc Bộ c/ Tây Nguyên d/ Trung du miền núi Bắc Bộ Câu hỏi 85: Thành phố lớn thứ hai nước ta là thành phố nào? a/ Hồ Chí Minh b/ Cần Thơ c/ Hà Nội d/ Đà Nẵng Câu hỏi 86: Các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ là: a/ Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su b/ Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may mặc c/ Khai thác khoáng sản, đóng tàu d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 87: Chợ ở đồng bằng Nam Bộ có nét gì độc đáo so với các vùng khác? a/ Đó là chợ phiên b/ Đó là chợ nổi trên sông c/ Đó là chợ dành riêng cho người Kinh d/ Tất cả ý trên đều đúng Câu hỏi 88: Các hoạt động nào diễn ra trong "chợ nổi" ở đồng bằng Nam Bộ? a/ Mua bán hàng hóa b/ Nơi gặp gỡ của xuồng, ghe c/ Nơi diễn ra lễ hội d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 89: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên bờ sông nào của nước ta? a/ Sông Mê Kông b/ Sông Sài Gòn c/ Sông Đồng Nai d/ Sông Tiền Câu hỏi 90: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp thứ mấy nước ta? a/ Thứ nhất b/ Thứ hai c/ Thứ ba d/ Thứ tư Câu hỏi 91: Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí nào?
  9. a/ Trung tâm của đồng bằng Nam Bộ b/ Trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long c/ Trung tâm của sông Tiền và sông Hậu d/ Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Câu hỏi 92: Nhờ đâu mà thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long? a/ Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi b/ Nhờ có nhiều dân tộc sinh sống c/ Nhờ có nhiều mặt hàng nông, thủy sản d/ Nhờ có con người nhiều kinh nghiệm Câu hỏi 93: Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông nào? a/ Sông Tiền b/ Sông Cần Thơ c/ Sông Hậu d/ Sông Sài Gòn Câu hỏi 94: Các loại cây nào sau đây không phải của Cần Thơ? a/ Nhãn, xoài, măng cụt, sầu riêng b/ Cà phê, chè, vải c/ Điều, hồ tiêu d/ Tất cả đều sai Câu hỏi 95: Các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc a/ Ninh Thuận -Bình Thuận, Bình Phú- Khánh Hòa, Nam Ngãi, Bình-Trị- Thiên, Thanh-Nghệ- Tĩnh b/ Bình Phú- Khánh Hòa, Ninh Thuận-Bình Thuận, Nam Ngãi, Thanh- Nghệ- Tĩnh, Bình-Trị- Thiên c/ Ninh Thuận-Bình Thuận, Nam Ngãi, Bình Phú-Khánh Hòa, Bình - Trị- Thiên, Thanh- Nghê - Tĩnh d/ Thanh- Nghệ- Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam Ngãi, Bình Phú- Khánh Hòa Câu hỏi 96: Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp? a/ Vì có nhiều cồn cát và đầm phá b/ Vì các dãy núi lan ra sát biển c/ Vì có nhiều dãy núi san sát nhau d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 97: Đèo Hải Vân nằm giữa hai thành phố nào? a/ Thành phố Nha Trang và thành phố Tuy Hòa b/ Thành phố Tuy Hòa và thành phố Quy Nhơn c/ Thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng d/ Thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An Câu hỏi 98: Đồng bằng Bình Phú- Khánh Hòa nay thuộc các tỉnh nào nước ta? a/ Bình Định và Khánh Hòa c/ Phú Yên và Khánh Hòa b/ Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa d/ Phú Yên và Bình Định
  10. Câu hỏi 99: Các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung là: a/ Kinh, Chăm b/ Kinh, Khơ-me c/ Kinh, Ê-đê d/ Tày, Mông Câu hỏi 100: Nghề chính của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung là: a/ Khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp b/ Nghề nông, làm muối c/ Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản d/ Cả B và C đều đúng Câu hỏi 101: Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang diễn ra vào mùa nào trong năm? a/ Mùa xuân b/ Mùa hạ c/ Mùa thu d/ Mùa đông Câu hỏi 102: Thành phố Huế được xây dựng cách đây bao nhiêu năm? a/ 400 năm b/ Trên 400 năm c/ Dưới 400 năm d/ 500 năm Câu hỏi 103: Dòng sông nào dưới đây chảy qua thành phố Huế? a/ Sông Bồ b/ Sông Hương c/ Sông Mã d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 104: Đà Nẵng có cảng trên sông nào? a/ Sông Hàn b/ Sông Cầu Đỏ c/ Sông Cư Đê d/ Sông Mê Kông Câu hỏi 105: Những mặt hàng nào thường được đưa đến Đà Nẵng tiêu thụ? a/ Vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ, vải may quần áo, hải sản b/ Ô tô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt c/ Lụa, hoa quả, gốm sứ, thịt, sữa d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 106: Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố nào dưới đây? a/ Đà Nẵng b/ Quy Nhơn c/ Nha Trang d/ Quảng Nam Câu hỏi 107: Vai trò của Biển Đông đối với nước ta là gì? a/ Cung cấp muối, khoáng sản b/ Điều hòa khí hậu c/ Hải sản quý d/ Cả ba đáp án trên Câu hỏi 108: Nơi có nhiều đảo nhất của nước ta là: a/ Vịnh Thái Lan b/ Vịnh Bắc Bộ c/ Vịnh Hạ Long d/ Vịnh Lăng Cô Câu hỏi 109: Đảo Phú Quốc nổi tiếng về : a/ Hồ tiêu b/ Nước mắm ngon c/ Cà phê d/ Cả A và B đều đúng Câu hỏi 110: Những nơi nào đánh bắt hải sản nhiều nhất ở nước ta? a/ Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang b/ Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam c/ Các tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Kiên Giang d/ Các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa- Quảng Ngãi
  11. LỊCH SỬ Câu hỏi 1: Nối tiếp nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? a/ Âu Lạc b/ Đại Ngu c/ Đại Việt d/ Vạn Xuân Câu hỏi 2: Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua được gọi là gì? a/ Lạc hầu b/ Vương Hùng c/ Hùng Vương d/ Lạc tướng Câu hỏi 3: Tầng lớp nghèo hèn nhất ở nhà nước Văn Lang là ai? a/ Lạc dân b/ Nô tì c/ Lạc hầu d/ Lạc tướng Câu hỏi 4: Nghề chính của lạc dân dưới thời Vua Hùng là gì? a/ Trồng trọt b/ Buôn bán c/ Chăn nuôi d/ Làm ruộng Câu hỏi 5: Thời Vua Hùng đã gợi cho em nhớ đến nhân vật Lang Liêu trong tác phẩm văn học nào? a/ Bánh trưng, bánh giầy b/ Cây tre trăm đốt c/ Cây khế d/ Sự tích trầu cau Câu hỏi 6: Người Lạc Việt ở nhà nào để tránh thú dữ? a/ Nhà rông b/ Nhà cổ c/ Nhà sàn d/ Nhà tranh Câu hỏi 7: Người nào có tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, ? a/ Người dân tộc b/ Người Lạc Việtc/ Người tối cổ d/ Người Hi Lạp cổ Câu hỏi 8: Nước Văn Lang tồn tại qua bao nhiêu đời vua Hùng? a/ 15 b/ 17 c/ 16 d/ 18 Câu hỏi 9: Đền thờ An Dương Vương được xây dựng ở đâu? a/ Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội b/ Sóc Sơn - Hà Nội c/ Làng cổ Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội d/ Hoa Lư - Ninh Bình Câu hỏi 10: Vị vua của nước Âu Lạc có tên gọi là gì? a/ Vua Hùng Vương b/ Ngô Quyền c/ An Dương Vương d/ Lý Công Uẩn Câu hỏi 11: Chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta được gọi là gì? a/ Thái giám b/ Công công c/ Thái thú d/ Nội thị Câu hỏi 12: Ngô Quyền đánh đuổi quân nào? a/ Tần b/ Nam Hán c/ Nguyên Mông d/ Tống Câu hỏi 13: Lăng Ngô Quyền được xây ở xã nào? a/ Cổ Loa b/ Kim Sơn c/ Tân Phú d/ Đường Lâm Câu hỏi 14: Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng tự nhiên nào để đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng?
  12. a/ thủy triều b/ nguyệt thực c/ nhật thực d/ động đất Câu hỏi 15: Ngô Quyền xưng vương năm bao nhiêu? a/ Mùa xuân năm 40 b/ Năm 938 c/ Mùa xuân năm 939 d/ Năm 937 Câu hỏi 16: Sau khi xưng vương, Ngô Quyền chọn nơi nào làm kinh đô? a/ Hoa Lư - Ninh Bình b/ Cổ Loa - Đông Anh c/ Thăng Long - Hà Nội d/ Đông Triều - Quảng Ninh Câu hỏi 17: Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để làm gì? a/ Để ghi danh lịch sử b/ Đền nợ nước c/ Trả thù nhà d/ Đền nợ nước, trả thù nhà Câu hỏi 18: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? a/ thắng lợi hoàn toàn b/ thắng lợi c/ thất bại d/ thất bại hoàn toàn Câu hỏi 19: Sau bao nhiêu năm (tính từ 179 TCN đến năm 40) nhân dân ta giành được độc lập? a/ 40 năm b/ 197 năm c/ 219 năm d/ 179 năm Câu hỏi 20: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào? a/ 179 TCN b/ Năm 40 c/ Cuối năm 40 d/ 218 TCN Câu hỏi 21: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì? a/ Đại Cồ Việt b/ Đại Việt c/ Lạc Việt d/ Việt Nam Câu hỏi 22: Ngô Quyền trị vì đất nước được mấy năm? a/ 5 năm b/ 7 năm c/ 6 năm d/ 8 năm Câu hỏi 23: Ngô Quyền lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? a/ Phong Châu - Phú Thọ b/ Hoa Lư - Ninh Bình c/ Cổ Loa - Đông Anh d/ Cả 3 đáp án đều sai Câu hỏi 24: Tên hiệu của vua đặt ra khi nên ngôi để tính năm trong thời gian trị vì đất nước được gọi là gì? a/ biệt hiệu b/ huy hiệu c/ danh hiệu d/ niên hiệu Câu hỏi 25: Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước năm bao nhiêu? a/ Năm 968 b/ Năm 40 c/ Năm 938 d/ Năm 179 TCN Câu hỏi 26: Con trưởng của Đinh Tiên Hoàng là ai? a/ Đinh Toàn b/ Đinh Công Trứ c/ Đinh Liễn d/ Đinh Dự Câu hỏi 27: Triều đại nhà nào đã thay nhà Đinh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược?
  13. A/ Nhà Mạc B/ Nhà Lê C/ Nhà Hồ D/ Nhà Ngô Câu hỏi 28: Quân Tống ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta năm bao nhiêu? A/ Năm 938 B/ Năm 40 C/ Năm 980 D/ Đầu năm 981 Câu hỏi 29: Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân? A/ Đinh Bộ Lĩnh B/ Lê Hoàn C/ Lê Lợi D/ Ngô Quyền Câu hỏi 30: Ai được coi là "Thập đạo tướng quân"? A/ Đinh Tiên Hoàng B/ Lê Lợi C/ Lê Hoàn D/ Đinh Toàn Câu hỏi 31: Ngay sau khi Lê Đại Hành mất ai đã lên làm vua? A/ Lê Long Đĩnh B/ Lý Thường Kiệt C/ Lý Thái Tổ D/ Trần Cảnh Câu hỏi 32: Triều đại nhà Lý bắt đầu từ năm bao nhiêu? A/ Năm 1005 B/ Năm 1008 C/ Năm 1006 D/ Năm 1009 Câu hỏi 33: Lý Thái Tổ đã dời kinh đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về đâu? A/ Cổ Loa - Đông Anh B/ Ba Vì - Hà Nội C/ Thành Đại La D/ Làng Cổ - Đường Lâm Câu hỏi 34: Vua Lý Thái Tổ đã đổi tên Đại La thành tên gì? a/ Đại Việt b/ Thăng Long c/ Việt Đại d/ Long Thăng Câu hỏi 35: "Thăng Long" có nghĩa là gì? a/ rồng bay b/ rồng bay lên bay đi c/ rồng bay lên d/ rồng Câu hỏi 36: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? a/ Đây là vùng đất trung tâm b/ Muôn vật phong phú, tốt tươi c/ Đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt d/ Cả 3 đáp án Câu hỏi 37: Dưới thời Lý, đạo giáo nào được truyền bá rộng rãi trong cả nước? a/ Đạo phật b/ Đạo Cao Đài c/ Đạo thiên chúa d/ Đạo Hin Đu Câu hỏi 38: Nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái đạo Phật được gọi là gì? a/ Đền b/ Miếu c/ Chùa d/ Đình Câu hỏi 39: Ngôi chùa nào được xây dựng dưới thời Lý? a/ Chùa Hương b/ Chùa Một Cột c/ Chùa Trấn Quốc d/ Cả 3 đáp án Câu hỏi 40: Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, Lý Thường Kiệt chủ động cho xây sựng phòng tuyến trên bờ phía nam của con sông nào? a/ Sông Bạch Đằng b/ Sông Mê Kông
  14. c/ Sông Thái Bình d/ Sông Như Nguyệt Câu hỏi 41: Lý Huệ Tông không có con trai nên đã truyền ngôi cho ai? a/ Lý Chiêu Hoàng b/ Trần Thủ Độ c/ Trần Cảnh d/ Lý Dương Hoán Câu hỏi 42: Nhà Trần được thành lập vào năm nào? a/ Đầu năm 1075 b/ Cuối năm 1226 c/ Đầu năm 1226 d/ Cuối năm 1075 Câu hỏi 43: Dưới thời Trần, đất nước được chia làm mấy lộ? a/ 10 b/ 12 c/ 11 d/ 13 Câu hỏi 44: Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? a/ Chống hạn hán b/ Chống nước ngọt c/ Chống nước mặn d/ Chống lũ lụt Câu hỏi 45: Thời nhà Trần, quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta mấy lần? a/ 1 lần b/ 3 lần c/ 2 lần d/ 4 lần Câu hỏi 46: Nhà Trần đã lập ra chức quan nào để chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất? a/ Hà đê sứ b/ Đồn điền sứ c/ Khuyến nông sứ d/ Cả 3 đáp án Câu hỏi 47: Thời Trần, nghề chính của nhân dân ta là gì? a/ Trồng cây ăn quả b/ Chăn nuôi trâu bò c/ Buôn bán gỗ d/ Trồng lúa nước Câu hỏi 48: Câu trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai? a/ Trần Thủ Độ b/ Trần Hưng Đạo c/ Trần Cảnh d/ Trần Quốc Toản Câu hỏi 49: Ai là tác giả của “Hịch tướng sĩ”? a/ Trần Thủ Độ b/ Trần Quốc Toản c/ Trần Hưng Đạo d/ Lý Công Uẩn Câu hỏi 50: Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng để hỏi kế đánh giặc đã cho em gợi nhớ đến nhân vật nào đã không được vào dự họp? a/ Trần Thủ Độ b/ Trần Quốc Toản c/ Trần Quốc Tuấn d/ Trần Cảnh Câu hỏi 51: Ai là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn - Thanh Hóa? a/ Lê Lợi b/ Lê Duẩn c/ Lê Lai d/ Lê Hoàn Câu hỏi 52: Ai là người trực tiếp chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh lại giặc Minh? a/ Lê Lai b/ Lê Duẩn c/ Lê Lợi d/ Lê Hoàn
  15. Câu hỏi 53: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy đã đánh tan quân xâm lược ở đâu? a/ Sông Bạch Đằng b/ Ải Chi Lăng c/ Sông Như Nguyệt d/ Thành Cổ Loa Câu hỏi 54: Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm bao nhiêu? a/ Năm 1400 b/ Năm 1497 c/ Năm 1460 d/ Năm 1428 Câu hỏi 55: Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã đóng đô ở đâu? a/ Thăng Long b/ Cổ Loa c/ Hoa Lư d/ Sóc Sơn Câu hỏi 56: Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì? a/ Bản đồ Việt Nam b/ Bản đồ địa hình c/ Bản đồ Hồng Đức d/ Bản đồ tô bô Câu hỏi 57: Vị vua nào đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức? a/ Lê Nhân Tông b/ Lê Thánh Tông c/ Lê Thái Tông d/ Lê Thái Tổ Câu hỏi 58: Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì? a/ Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ. b/ Bảo vệ chủ quyền quốc gia. c/ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. Khuyến khích phát triển kinh tế. d/ Cả 3 đáp án trên Câu hỏi 59: Ở thời nào, nhà nước ta lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường đào tạo nhân tài? a/ Thời Lý b/ Thời Hậu Lê c/ Thời Trần d/ Thời Tiền Lê Câu hỏi 60: Nhà nào đã cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám? a/ Nhà Lý b/ Nhà Trần c/ Nhà Hậu Lê d/ Nhà Tiền Lê Câu hỏi 61: Vào thời nào, giáo dục phát triển, chế độ đào tạo quy định chặt chẽ? a/ Thời nhà Trần b/ Thời Hậu Lê c/ Thời nhà Lý d/ Thời nhà Nguyễn Câu hỏi 62: Nhà Hậu Lê làm gì để phát triển giáo dục? a/ Mở trường đón nhận con em thường dân b/ Mở trường chỉ tiếp nhận con cháu quyền quý c/ Mở trường công bên cạnh các lớp học tư của thầy đồ d/ Cả A và C đều đúng Câu hỏi 63: Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì? a/ Nho giáo b/ Phật giáo c/ Thiên chúa giáo d/ Hồi giáo
  16. Câu hỏi 64: Ở thời Hậu Lê, nền văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu điểm nhất? a/ Chữ Hán b/ Chữ Nôm c/ Chữ Quốc ngữ d/ Chữ Nho Câu hỏi 65: Tác phẩm chữ Nôm "Quốc âm thi tập" là do ai sáng tác? a/ Lương Thế Vinh b/ Nguyễn Trãi c/ Lê Thánh Tông d/ Lê Nhân Tông Câu hỏi 66: Tác phẩm chữ Nôm "Hồng Đức quốc âm thi tập" là do ai sáng tác? a/ Nguyễn Mộng Tuân b/ Nguyễn Trãi c/ Lê Thánh Tông d/ Lương Thế Vinh Câu hỏi 67: Lương Thế Vinh là người nghiên cứu về lĩnh vực khoa học nào? a/ Y học b/ Toán học c/ Địa lý d/ Văn học Câu hỏi 68: Năm 1527, nhà Mạc thay cho nhà Lê trong trường hợp nào? a/ Mạc Đĩnh Chi cướp ngôi vua Lê b/ Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung c/ Nguyễn Kim cướp ngôi vua Lê, đưa Mạc Đĩnh Chi lên làm vua d/ Vua Lê chết, Mạc Đĩnh Chi lên làm vua Câu hỏi 69: Cuộc chiến giữa Nam triều và Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm? a/ Hơn 200 năm b/ Hơn 50 năm c/ Hơn 60 năm d/ Hơn 10 năm Câu hỏi 70: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? a/ Do nhân dân nổi dậy đấu tranh đòi lại đất đai b/ Do vua ăn chơi xa xỉ, quan lại đánh giết lẫn nhau giành quyền lợi. c/ Bị nước ngoài xâm lược d/ Do thiên tai Câu hỏi 71: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra hậu quả gì? a/ Đất nước bị chia cắt b/ Kinh tế không phát triển c/ Nhân dân cực khổ d/ Tất cả ba ý trên Câu hỏi 72: Công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra thời gian nào? a/ Đầu thế kỉ XVI b/ Giữa thế kỉ XVI c/ Cuối thế kỉ XVI d/ Cuối thế kỉ XV Câu hỏi 73: Thành thị nào là thành phố lớn nhất Đàng Trong? a/ Hội An b/ Thăng Long c/ Phố Hiến d/ Hoa Lư Câu hỏi 74: Ba anh em họ Nguyễn lên Tây Sơn để làm gì? a/ Dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền ở Đàng Trong b/ Khai khẩn đất hoang lập làng mới cho nhân dân c/ Để làm đường giao thông, trồng rừng chắn gió
  17. d/ Cả ba đáp án đều sai Câu hỏi 75: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? a/ Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn b/ Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn, thống nhất giang sơn c/ Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước d/ Khai khẩn đất hoang lập làng mới cho nhân dânTrả lời Câu hỏi 76: Quân Thanh xâm lược nước ta vào năm nào? a/ Đầu năm 1788 b/ Cuối năm 1788 c/ Đầu năm 1789 d/ Cuối năm 1789 Câu hỏi 77: Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì? a/ Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước b/ Tiêu diệt chính quyền họ Lê, thống nhất giang sơn c/ Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn d/ Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn, thống nhất giang sơn Câu hỏi 78: Quang Trung đã dùng kế gì để đánh bại quân Thanh? a/ Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài cứ 20 người khiêng một tấm tiến lên. b/ Nhử địch vào trận địa mai phục của tâ rồi phóng hỏa, bắn tên c/ Nhử địch vào trận địa mai phục của ta ở sông Bạch Đằng d/ Dùng kế "vườn không nhà trống" Câu hỏi 79: Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? a/ Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán b/ Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung c/ Vua Quang Trung muốn bảo tồn, phát triển chữ của dân tộc d/ Tất cả ý kiến trên Câu hỏi 80: Nhà Nguyễn thành lập năm nào? a/ Năm 1802 b/ Năm 1858 c/ Năm 1792 d/ Năm 1788 Câu hỏi 81: Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua? a/ 2 đời vua b/ 4 đời vua c/ 6 đời vua d/ 8 đời vua Câu hỏi 82: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? a/ Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh b/ Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn c/ Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh d/ Nguyễn Ánh được nhân dân tôn làm vua
  18. Câu hỏi 83: Sau khi lên ngôi vua Nguyễn Ánh chọn kinh đô nào? a/ Huế b/ Thăng Long c/ Hoa Lư d/ Hội An Câu hỏi 84: Những sự kiện nào chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? a/ Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự đặt ra pháp luật, điều hành các quan đứng đầu tỉnh b/ Các quan lớn nhỏ đều mang họ Nguyễn c/ Thay đổi tổ chức thi Hội d/ Cả ba đáp án đều sai Câu hỏi 85: Tòa thành đồ sộ và đẹp nhất thời nhà Nguyễn nằm ở đâu? a/ Gần cửa biển Thuận An b/ Bên bờ sông Hương c/ Bên chùa Thiên Mụ d/ Bên bờ sông Hồng Câu hỏi 86: UNESCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày nào? a/ Ngày 12/11/1993 b/ Ngày 5/12/1999 c/ Ngày 11/12/1993 d/ Ngày 12/5/1999 Câu hỏi 87: Tại sao dưới thời nhà Nguyễn lại nổ ra nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân? a/ Nhà Nguyễn không được lòng dân b/ Do thay đổi chính sách thi cử c/ Do bị xâm lược d/ Cả ba đáp án đều sai