Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9, cấp trường (vòng 1) - Năm học 2020-2021

doc 6 trang minhtam 31/10/2022 6400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9, cấp trường (vòng 1) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_cap_truong_vong.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9, cấp trường (vòng 1) - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9, CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS NGHĨA HÀNH NĂM HỌC 2020-2021 (vòng 1) ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (8,0 điểm) 1. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng bổ và phát triển thắng lợi ? 2. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như thế nào ? 3. Vai trò và vị trí của Cách mạng tháng Tám năm1945 ở Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ? Câu 2 (7 điểm) “ Trong nửa sau thế kỷ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập. Bên cạnh những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các nước châu Phi còn đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp cũng như những thách thức gay gắt trên con đường phát triển của mình”. (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, trang 26, NXB Giáo dục Việt Nam) Bằng những kiến thức Lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 3 (5.0 điểm) Quá trình mở rộng tổ chức ASEAN diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của việc mở rộng tổ chức đó? Làm rõ những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Câu Nội dung Điểm 1 1. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế 1.25 giới thứ hai bùng bổ và phát triển thắng lợi ? - Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối của 0,25 cuộc chiến tranh, các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ la tinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất. Là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Mẫu thuẫn dân tộc, giai cấp xã hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng. - Trong thời kỳ này, các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp 0,25 tư sản dân tộc, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Một số đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên 0,25 Xô và các lực lượng dân chủ. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã tạo điều kiện cho có ý nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. - Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững 0,25 chắc cho phong trào giải phòng dân tộc trên thới giới - Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân 0,25 quốc tế và các lực lượng dân chủ, hòa bình đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc 2. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, 5.5 châu Phi và khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như thế nào ? - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, 0.75 thành lập chính quyền cách mạng, mở đầu là khu vực Đông Nam Á mà điển hình là Việt Nam (19/8/45), Inđônêxia (17/8/45), Lào (12/10/45). - Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á, Đông Bắc Á và Bắc 0.75 Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950), Trung Quốc (1/10/1949) và Ai Cập (1952 - 1953). - Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu 0.25 Phi) Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công. 0.25 => Từ năm 1945 đến 1965 đã có khoảng 40 nước Á, Phi, Mĩ la 0.5 tinh giành được độc lập. Nếu như năm 1939, hệ thống thuộc địa của CNĐQ rộng 91,9 triệu km 2 (bằng 3/5 diện tích thế giới) với dân số trên 1,5 tỉ người (bằng 2/3 dân số tgiới) thì đến năm 1967
  3. chỉ còn 5,2 triệu km2 đất đai và 35 triệu người. Có thể nói, đến giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản sụp đổ. - Từ những năm 60 của TK XX, phong trào đấu tranh giải phóng 0.75 dân tộc tiếp tục phát triển và dành được thắng lợi, điển hình là ở các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít- xao (9/1974) đã lật đổ chế độ thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. => Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan 0.5 trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức 0.5 chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen. - Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập. 0.75 - Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập. – Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập. => Như vậy, sự phát triển và giành thắng lợi của phong trào 0.5 GPDT đã làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. 3. Vai trò và vị trí của Cách mạng tháng Tám năm1945 ở Việt 1.25 Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ? - Là cuộc đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của một chính đảng 0.5 của giai cấp vô sản. - Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 0,25 - Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh 0.5 thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc; mở ra thời kỳ tan rã của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. 2 “ Trong nửa sau thế kỷ XX, các nước châu Phi đã giành được 7.0 độc lập. Bên cạnh những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các nước châu Phi còn đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp cũng như những thách thức gay gắt trên con đường phát triển của mình”. (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, trang 26, NXB Giáo dục Việt Nam) Bằng những kiến thức Lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. * Ý 1: Trong nửa sau thế kỷ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng 0,25 dân tộc diển ra sôi nổi ở các nước châu Phi
  4. - Khởi đầu là cuộc binh biến lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố 0,5 thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18/6/1953. - Cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của 0,5 nhân dân An giê ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. - Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập, gọi là “năm 0,5 châu Phi” - 1974-1975: Ghi nê Bít xao, Mô-dăm-bích, Ăng - gô - la giành 0,5 độc lập - Năm 1980, Rô đê di a giành được độc lập 0,25 - Năm 1990, Tây Nam Phi giành được độc lập 0,25 - Năm 1993, Cộng hòa Nam Phi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc 0,5 - Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc hoàn toàn sụp đổ, các 0,25 nước châu Phi giành được độc lập và chủ quyền. * Ý 2: Bên cạnh những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các nước châu Phi còn đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp cũng như những thách thức gay gắt trên con đường phát triển của mình. - Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công 0,75 cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội và thu được nhiều thành tích. - Tuy nhiên, những thành tích đạt được chưa đủ sức làm thay đổi 0,5 một cách căn bản bộ mặt của châu Phi. Nhiều nước châu phi vẫn đang ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. - Từ những năm 80 của TK XX, tình hình châu Phi ngày càng khó 0,25 khăn và không ổn định: + Xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo. 0,5 + Tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất, các loại dịch bệnh 0,5 hoành hành, sự bùng nổ dân số và nạn mù chữ + Các nước châu Phi đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết 0,5 xung đột, khắc phục khó khăn về kinh tế - Xóa bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu là cuộc đấu trang lâu dài và 0,5 gian khổ của nhân dân châu Phi. 3 Quá trình mở rộng tổ chức ASEAN. Ý nghĩa của việc mở rộng tổ 5 điểm chức. Làm rõ những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Quá trình mở rộng ASEAN - Năm 1967, tổ chức ASEAN được thành lập với sự tham gia của 5 0,25 nước:
  5. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. - Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây gia nhập và trở thành 0, 25 thành viên thứ 6 của ASEAN. - Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. 0, 25 - Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN. 0, 25 - Tháng 4/1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào ASEAN và trở thành 0, 25 thành viên thứ 10 của tổ chức này. Ý nghĩa của việc mở rộng tổ chức - Việc mở rộng thành viên thể hiện quá trình phát triển mạnh mẽ của 0,5 ASEAN trên phương diện tổ chức: Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. - Chứng tỏ ASEAN từng bước thực hiện các mục tiêu của Hiệp ước 0,5 Bali (1976). - Tạo điều kiện để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác 0,5 kinh tế đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng mối quan hệ 0.5 hòa bình, hữu nghị, hợp tác thì việc mở rộng thành viên gần tuyệt đối là cơ sở để ASEAN hướng tới hình thành cộng đồng ASEAN. Thuận lợi khi Việt Nam gia nhập ASEAN - Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị 0,25 trường Đông Nam Á. - Mở ra cơ hội để Việt Nam thu hút vốn đầu tư, giao lưu học hỏi, tiếp 0,5 thu khoa học kĩ thuật, công nghệ và áp dụng vào sản xuất để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới. - Tạo điều kiện để Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn hóa của các quốc gia 0,25 trong khu vực nhằm xây dựng nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm bản sắc dân tộc. Khó khăn khi Việt Nam gia nhập ASEAN - Do khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong tổ chức còn 0,25 chênh lệch nên Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.
  6. - Việt Nam phải đối mặt với sự bất ổn về chính trị của một số nước 0,25 trong khu vực như Thái Lan, Phi-lip-pin - Việt Nam gặp khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 0,25 khi gia nhập ASEAN