Đề ôn thi môn Vật lí 10 - Định luật niu-tơn

pdf 4 trang minhtam 29/10/2022 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi môn Vật lí 10 - Định luật niu-tơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_on_thi_mon_vat_li_10_dinh_luat_niu_ton.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi môn Vật lí 10 - Định luật niu-tơn

  1. 3 ĐỊNH LU ẬT NIU-TƠN I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Định luật I Niu – Tơn a/ Nội dung định luật Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. b/ Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Ví dụ: Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, đột ngột hãm phanh, người bị chúi về phía trước. 2. Định luật II Niu – Tơn a/ Nội dung định luật Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. b/ Khối lượng và mức quán tính  Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.  Tính chất của khối lượng: + Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. + Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng các vật đó. 3. Định luật III Niu – Tơn a/ Nội dung định luật Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. FFAB BA b/ Lực và phản lực  Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.  Đặc điểm của lực và phản lực: + Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
  2. + Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. + Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. II. BÀI TẬP RÈN LUYỆN Câu 1: Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh Câu 2: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường Câu 3: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe B. lực mà xe tác dụng vào ngựa C. lực mà ngựa tác dụng vào đất D. lực mà đất tác dụng vào ngựa. Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ A. nghiêng sang phải B. nghiêng sang trái. C. ngả người về phía sau D. chúi người về phía trước Câu 5: Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì A. vật sẽ chuyển động tròn đều B. vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều C. vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều D. vật sẽ chuyển động hoặc đứng yên. Câu 6: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào cùng một vật B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá Câu 7: Câu nào sau đây là đúng? A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
  3. A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại Câu 9:Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho A. vật chuyển động. B. hình dạng của vật thay đổi C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi D. hướng chuyển động của vật thay đổi Câu 10: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại B. lập tức dừng lại C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều Câu 11:Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lương B. khối lượng. C. vận tốc D. lực Câu 12: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính? A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao. C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải BÀI TẬP Câu 1.Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 F1 2m2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F và m thì 2 3 1 5 a 2 bằng a1 15 6 11 5 A. . B. C. D. 2 5 5 6 Câu 2: Lực ⃗ truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực ⃗ sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc A. 1,5 m/s². B. 2 m/s² C. 4 m/s² D. 8 m/s² Câu 3:Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là A. 8m B. 2m. C. 1m D. 4m Câu 4.Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng A. 0,008m/s B. 2m/s C. 8m/s. D. 0,8m/s Câu 5:Một quả bóng, khối lượng 0,50kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gia chân tác dụng vào bóng là 0,020s. Quả bóng bay đi với tốc độ A. 10m/s. B. 2,5m/s C. 0,1m/s D. 0,01m/s
  4. Câu 6:Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là A. 4N B. 1N C. 2N. D. 100N Câu 7.Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là A. 2 N B. 5 N C. 10 N. D. 50 N Câu 8. Một vật có khối lượng 2,0kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó có độ lớn là bao nhiêu? A.3,2m/s2; 6,4N B. 6,4m/s2; 12,8N. C. 0,64m/s2; 1,2N D. 640m/s2; 1280N Câu 9:Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, đi thêm được 500m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là A. 800 N B. 800 N C. 400 N D. -400 N. Câu 10:Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên v (m/s) hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau? A. Từ 0 đến 2s. B. Từ 2s đến 3s. t(s) C. Từ 3s đến 4s. O D. Không có khoảng thời gian nào. 2 3 4 Câu 11: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2 .Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2 .Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là A. 1,0 tấn B. 1,5 tấn C. 2,0 tấn. D. 2,5 tấn Câu 12: ật khối lượng 20kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10s đi được quãng đường 125m. Hỏi độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu A. 50N. B. 170N C. 131N D. 250N Câu 13. Dưới tác dụng của một lực F có độ lớn không đổi theo phương ngang xe chuyển động thẳng đều với không vận tốc đầu và đi được quãng đường 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật có khối lượng 250g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Khối lượng của xe là A.15kg B. 1kg. C. 2kg D. 5kg Câu 14. Xe có khối lượng m =800kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m. Hỏi lực hãm của xe nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. Fh = 240N B. Fh = 2400N. C. Fh = 2600N D. Fh = 260N Câu 15. Một quả bóng có khối lượng 0,2kg bay với tốc độ 25m/s đến đập vuông góctường rồi bật ngược trở lại theo phương cũ với tốc độ 15m/s. Khoảng thời gian va chạm 0,05s. Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có độ lớn bằng A.50N B. 90N C. 160N. D. 230N Câu 16. Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5 m/s.Sau va chạm cả hai vật cùng bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5 m/s và 1,5 m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg.Khối lượng của quả cầu 2 là A. m2 = 75kg B. m2 = 7,5kg C. m2 = 0,75kg. D. m2 = 0,5kg