Đề ôn thi môn Lịch sử 9 - Đề 4 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 31/10/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi môn Lịch sử 9 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_mon_lich_su_9_de_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn thi môn Lịch sử 9 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Câu 1 (6 điểm) Tại sao nói từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những năm 90 của thế kỷ XX, với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc đã từng bước làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã ? Nêu đặc điểm nổi bật về phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Câu 2 ( 4 điểm) Bằng những kiến thức đã học trong chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9, em hãy trình bày những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hãy phát biểu ý kiến của em về sự hình thành và phát triển của ASEAN trong 50 năm qua Câu 3 (6 điểm)“Với diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, châu Á từ sau năm 1945 đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc ” (Sách giáo khoa Lịch sử 9, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016) Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ nhận định trên Câu 4. (4,0 điểm) Trong những năm 1945, 1949, 1959, 1960 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh đã có những thắng lợi to lớn, cổ vũ các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giành độc lập. Em hãy trình bày những thắng lợi đó và ý nghĩa của nó. 1 Tại sao nói từ năm 1945 đến những năm 90 của thế kỷ XX, với 6.0 sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc đã từng bước làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã ? Nêu đặc điểm nổi bật về phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? * Sự phát triển của ptgđt đã từng bước làm cho CNĐQ sụp đổ - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, 0.25 thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào. - Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là 0.25 Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952). - Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu 0.25 Phi)
  2. Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công. 0.25 => Từ năm 1945 đến 1965 đã có khoảng 40 nước Á, Phi, Mĩ la tinh 0.5 giành được độc lập. Nếu như năm 1939, hệ thống thuộc địa của CNĐQ rộng 91,9 triệu km2 (bằng 3/5 diện tích thế giới) với dân số trên 1,5 tỉ người (bằng 2/3 dân số tgiới) thì đến năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu km2 đất đai và 35 triệu người. Có thể nói, đến giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản sụp đổ. - Từ những năm 60 của TK XX, phong trào đấu tranh giải phóng 0.75 dân tộc tiếp tục phát triển và dành được thắng lợi, điển hình là ở các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) đã lật đổ chế độ thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. => Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan 0.5 trọng của phong trào giải phóng dân tộc Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức chế 0.25 độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen. - Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập. 0.75 - Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập. – Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập. => Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ 0.5 hoàn toàn. * Đặc điểm nổi bật về ptgđt sau chiến tranh thế giới thứ hai - Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, liên tục, lôi 0.5 cuốn hàng nghìn triệu nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ latinh vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc rộng lớn, không ngừng tấn công từ nhiều phía vào chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa được thiết lập từ nhiều thế kỉ của chủ nghĩa đế quốc giành thắng lợi triệt để, chỉ trong vòng nửa thế kỉ các nước đã giải quyết xong vấn đề độc lập dân tộc. - Tính chất quần chúng ngày càng sâu rộng: Lãnh đạo cách mạng 0.5 gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau; lực lượng chính là quần chúng nhân dân. - Cách hình thức đấu trang đòi độc lập phong phú, quyết liệt: bạo 0.5 động vũ trang giành chính quyền; kết hợp vũ trang với đấu tranh chính trị hợp pháp; đấu tranh chính trị đòi trao trả độc lập - Cuộc đấu trang dành độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, 0.25 công nhân và lực lượng tiến bộ.
  3. 2 Bằng những kiến thức đã học trong chương trình Sách giáo 4.0 khoa Lịch sử 9, em hãy trình bày những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Em hãy phát biểu ý kiến của mình về sự hình thành và phát triển của ASEAN trong 50 năm qua. * Những mốc quan trọng - Ngày 8-8-1967, ASEAN chính thức được thành lập trên cơ sở 0.75 Tuyên bố Bangkok, với 5 thành viên ban đầu gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các nước thành viên, đồng thời tạo điều kiện để các nước hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế khu vực và thế giới. - Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn 0.75 gọi là Tuyên bố Bali I) và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), nhằm đẩy mạnh quyết tâm hợp tác và thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. - Năm 1992, ASEAN ký Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác 0.75 kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế- thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này. - Năm 1994, ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy 0.75 đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 26. * Phát biểu ý kiến - Vai trò, đóng góp của ASEAN trong 50 năm qua 0.5 - Cơ hội, thách thức, những hạn chế 0.5 “Với diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, châu Á từ 6.5 3 sau năm 1945 đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc ” (Sách giáo khoa Lịch sử 9, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016) Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ nhận định trên. - Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất, là một trong những cái nôi 0.25 của những nền văn minh lâu đời nhất trên Trái Đất. - Là châu lục đông dân nhất thế giới (3,7 tỷ người – năm 2002) với 0.25 nhiều chủng tộc, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ. - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Châu Á, trừ 0.5 Nhật Bản và vùng đất thuộc Liên Xô trước đây, đều chìm đắm trong
  4. đau khổ, nghèo đói triền miên bởi là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào tư bản phương Tây. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc 1.0 đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Đến những năm 50, hầu hết các nước châu Á đều giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, tuy gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” và âm mưu duy trì địa vị thống trị của tư bản phương Tây, các nước châu Á đã bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ nửa sau thế kỷ XX, các nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng 0.25 nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: + Nhật Bản từ một nước bại trận, kiệt quệ về kinh tế và bị Mĩ chiếm 0.5 đóng, từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, việc Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và VN như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế NB, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt đến mức “thần kỳ”. Đến những năm 70 của TK XX, NB vươn lên trở thành 1 trong 3 0.5 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới(đứng thứ 2 sau Mĩ). + Ở châu Á cũng xuất hiện các nước công nghiệp NICX - được 0.5 mệnh danh là 4 “con rồng” châu Á: Xinhgapo, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc. + Từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc cách mạng xanh 1.0 trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỷ dân. Cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, hiện nay Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. + Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế Trung Quốc 1.0 phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới: tổng sản phẩm quốc dân(GDP) trung bình hàng năm tăng 9,6%, đứng thứ 7 thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về kinh tế (sau Mĩ – năm 2010). + Một số nước Đông Nam Á cũng đạt được những thành tựu quan 0.5 trọng và đang đứng trước ngưỡng cửa các nước phát triển như: Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Việt Nam Như vậy, từ chỗ là các quốc gia bị thực dân phương Tây bóc lột, nô 0.25 dịch; từ sau năm 1945, châu Á đã giành được độc lập và vươn lên phát triển mạnh mẽ và nhiều người dự đoán rằng “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”. Câu 2 (4.0 điểm) a. Thắng lợi trong năm 1945:
  5. - Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia (17 – 8 – 1945) đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; ngày 19 – 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tháng 8 – 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 – 10 – 1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền. (0,75 điểm) - Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. (0,25 điểm) b. Thắng lợi trong năm 1949: - Ngày 1 – 10 – 1949, chủ tịch Mao Trach Đông tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: Thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền . (0,5 điểm) c. Thắng lợi trong năm 1959: - Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cu ba đã giành được thắng lợi. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu ba của Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới (0,5 điểm) d. Thắng lợi trong năm 1960: - Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập vàđược lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cũng như trên thế giới. (0,5 điểm)