Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 6 - Đề 6+7 (Có đáp án)

doc 4 trang minhtam 29/10/2022 6160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 6 - Đề 6+7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_vat_li_lop_6_de_67_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 6 - Đề 6+7 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT . ĐỀ KIỂM TRA HKII TRƯỜNG THCS MÔN THI : VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài : 45 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ 6 Câu 1. (2điểm) Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động? Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế? Câu 2.(2,5 điểm) a) Thế nào là sự nóng chảy? Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của các chất thay đổi như thế nào? b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn và chất khí? Câu3. (3điểm) a)Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta thường phạt bớt lá? Câu 4. (2,5điểm) Dựa vào đồ thị đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi thôi không đun nóng một chất B trả lời các câu hỏi sau : 0 ( C) a)Nhiệt độ đông đặc của chất B là bao nhiêu? Chất B là chất gì? b)Sự đông đặc của chất B bắt đầu từ phút thứ mấy? Thời gian đông đặc của chất B là bao nhiêu phút? Ở 750C chất B tồn tại ở thể gì? Học sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ./.
  2. PHÒNG GD & ĐT . ĐỀ KIỂM TRA HKII TRƯỜNG THCS MÔN THI : VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài : 45 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ 7 Câu 1: (2 điểm) a) Dùng ròng rọc có lợi gì? b) Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường ? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào? Câu 2.(2,5 điểm) a) Thế nào là sự đông đặc? Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của các chất thay đổi như thế nào? b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất lỏng và chất khí? Câu3. (3điểm) a)Thế nào là sự ngưng tụ ? Sự ngưng tụ của một chất lỏng nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào? b) Người làm muối muốn thu hoạch muối nhanh thì cần thời tiết như thế nào Câu 4 (2,5 điểm). t0c Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay D E đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. 100 Hỏi: a) Các đoạn BC, DE ứng với các quá 50 trình nào ? B C 0 b) Trong các đoạn AB, CD nước tồn tthời tại ở những thể nào ? - 50 A gian Học sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ./.
  3. PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS . Môn : VẬT LÍ 6 ( Đáp án có 01 trang ) ĐỀ 6 Câu Nội dung Điểm - Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao tác dụng thay đổi hướng của lực kéo. 0,5đ 1(2đ) - Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 0,5đ - Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế. 1đ a)Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. 0.5đ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. b)So sánh: 0,5đ Giống nhau: chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi 2(2,5đ) lạnh đi. 0,5đ Khác nhau: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 0,5đ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở ra vì nhiệt nhiếu hơn chất rắn 0,5đ a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 0,75đ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và 0,75đ 3(3đ) diện tích mặt thoáng của chất lỏng. 1,5đ b) Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn. a)Ở 80 0C 0,5đ - Chất B là băng phiến 0,5đ 4 ( 2,5đ) b)Bắt đầu từ phút thứ 3 0,5đ - 5 phút 0,5đ - Thể rắn 0,5đ (Mọi cách giải đúng khác của học sinh vẫn đạt điểm tối đa)
  4. PHÒNG GD & ĐT . HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS . Môn : VẬT LÍ 6 ( Đáp án có 01 trang ) ĐỀ 7 Câu Nội dung Điểm - Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo. 1đ - Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: 1(2đ) Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo cờ). 0,5đ - Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta 0,5đ nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng. a)Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. 0.5đ Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. b)So sánh: 0,5đ Giống nhau: chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi 2(2,5đ) lạnh đi. 0,5đ Khác nhau: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 0,5đ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở ra vì nhiệt nhiếu hơn chất lỏng. 0,5đ a) Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. 0,75đ 3(3đ) Khi giảm nhiệt độ của hơi sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn. 0,75đ b) Muốn thu hoạch muối nhanh thì cần thời tiết phải nắng to và có gió. 1,5đ a) Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy 0,75đ Đoạn DE ứng với quá trình sôi 0,75đ 4 ( 2,5đ) b) Đoạn AB nước tồn tại ở thể rắn 0,5đ Đoạn CD nước ở thể lỏng. 0,5đ (Mọi cách giải đúng khác của học sinh vẫn đạt điểm tối đa)