Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Mã đề: 100 (Có đáp án)

docx 10 trang minhtam 29/10/2022 8820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Mã đề: 100 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Mã đề: 100 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ LỚP 6 TRƯỜNG THCS Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ THAM KHẢO 1 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: . Số báo danh: Mã đề: 100 Bài kiểm tra gồm 50 câu (từ câu 1 đến câu 50) dành cho tất cả học sinh. Thí sinh chọn 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên A. Sinh hóa. B. Thiên văn. C. Lịch sử. D. Địa chất. Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Con kiến. C. Con ong. D. Tép bưởi. Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm Hình 1. Kính hiển vi A. Thị kính, vật kính. B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn. Câu 4. Nhà bạn Hiếu có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Hiếu là sai? A. Lau chùi bằng khăn mềm. B. Cất kính vào hộp kín. C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng. D. Dùng xong rửa lau kính bằng nước sạch. Câu 5. Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ A. Nhìn vật xa hơn.
  2. B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn. C. Phóng to ảnh của vật. D. Không thay đổi kích thước của ảnh. Câu 6. Tấm kính dùng làm kính lúp có Hình 2. Kính lúp A. Phần rìa dày hơn phần giữa. B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. Có 2 mặt phẳng. D. Có phần giữa bị lõm. Câu 7. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ B. Cấy lúa C. Đánh đàn D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm Câu 8. Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Tìm hiểu về biến chủng covid B. Sản xuất phân bón hóa học C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi Câu 9. Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây? I. Khả năng chuyển động. II. Cần chất dinh dưỡng. III. Khả năng lớn lên. IV. Khả năng sinh sản. A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, II, III. D. I, III, IV. Câu 10. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm ỵ tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
  3. Câu 11: Độ chia nhỏ nhất của thước là A. Giá trị cuối cùng trên thước. B. Giá trị nhỏ nhất trên thước. C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 12. Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 5 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là: A. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm. B. GHĐ 30cm; ĐCNN 2 mm. C. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm. D. GHĐ 30 cm; ĐCNN 5 mm. Câu 13. Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài? A. Thước dây. B. Thước mét. C. Thước kẹp. D. Compa. Câu 14. Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo: A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. C. Thước đo nào cũng được. D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. Câu 15. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 104 cm 2 . Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN nào? A. 1cm. B. Nhỏ hơn 1 cm. C. Lớn hơn 1 cm. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 16. Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng: Hình 3. Đo chiều dài chiếc bút chì A. 6,6 cm. B. 6,5 cm. C. 6,8 cm. D. 6,4 cm. Câu 17. Chọn câu trả lời đúng. Bạn Đức dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước đó là: A. 1 mm. B. 2 mm. C. 3 mm. D. 4 mm.
  4. Câu 18. Chọn câu đúng: 1 kilogam là: A. Khối lượng của một lít nước. B. Khối lượng của một lượng vàng. C. Khối lượng của một vật bất kì. D. Khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp. Câu 19. Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam? A. 4980. B. 3620. C. 4300. D. 5800. Câu 20. Xác định GHĐ và ĐCNN của cân hình dưới đây? Hình 4. Chiếc cân A. GHĐ 30kg và ĐCNN 0,1 kg. B. GHĐ 30kg và ĐCNN 1 kg. C. GHĐ 15kg và ĐCNN 0,1 kg. D. GHĐ 15kg và ĐCNN 1 kg. Câu 21. Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? A. Thước. B. Đồng hồ. C. Cân. D. lực kế. Câu 22. Để đo thời gian người ta dùng: A. Thước. B. Đồng hồ. C. Cân. D. Tivi. Câu 23. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách (2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp (3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định (5) Thực hiện phép đo thời gian Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
  5. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (3), (2), (5), (4), (1). C. (2), (3), (1), (5), (4). D. (2), (1), (3), (5), (4). Câu 24. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: A. Đồng hồ treo tường. B. Đồng hồ cát. C. Đồng hồ đeo tay. C. Đồng hồ bấm giây. Câu 25. Khi đo thời gian đi bộ của ông em trên một quãng đường dài 50m, em sẽ đo khoảng thời gian: Hình 5. Hai ông cháu đi bộ trên đường A. Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đến đích. B. Từ lúc bà đi được 1 bước tới khi bà về tới đích. C. Bà đi được bộ được 25m rồi nhân đôi. D. Bà đi bộ 100m rồi chia đôi. Câu 26. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời. C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu. D. Cơm nếp lên men thành rượu. Câu 27. Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời. C. Tuyết tan. D. Cơm để lâu bị mốc. Câu 28. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy.
  6. Câu 29. Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện A. Chất dễ nén được. B. Chất dễ nóng chảy. C. Chất dễ hóa hơi. D. Chất không chảy được. Câu 30. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 31. Vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 32. Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hòa tan. D. Nóng chảy. Câu 33. Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Thực hiện quá trình quang hợp ở con người. B. Cần thiết cho sự sống. C. Không mùi và không vị. D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 34. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật Câu 35. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng gì. B. Tàn đỏ tắt ngay. C. Tàn đỏ từ từ tắt. D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa. Câu 36. Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm. B. Bảo vệ và trồng cây xanh. C. Không xả rác bừa bãi. D. Cả A, B, C Câu 37. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
  7. A. Oxỵgen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 38. Nguồn năng lượng nào sau đây gâỵ ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện. Câu 39. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí? A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. B. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại. Câu 40. Sự kiện với mục đích kêu gọi mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường được tổ chức hằng năm trên toàn thế giới là: A. Sea Game. B. Giờ Trái Đất. C. V. League. D. Tháng môi trường. Câu 41. Tác hại của sự ô nhiễm môi trường không khí là A. Băng hai cực tan ra. B. Làm trái đất lạnh đi. C. Lạnh giá kéo dài. D. Thiên tai giảm bớt. Câu 42. Nuôi cá, tôm cần máy sục oxygen, ứng dụng này dựa vào tính chất là Hình 6. Sục oxygen ở ao tôm A. Oxygen là chất khí không màu. B. Oxygen là chất khí không mùi. C. Oxygen là chất khí ít tan trong nước. D. Oxygen là chất khí nặng hơn không khí.
  8. Câu 43. Mô hình 3R có nghĩa là gì? Hình 7. Mô hình 3R A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 44. Vật liệu nào sau đây không có thể tái chế? A. Thủy tinh. B. Ống đồng. C. Xi măng. D. Cao su. Câu 45. Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là A. Khả năng cháy và tỏa nhiệt. B. Khả năng cháy và phát ra ánh sáng. C. Tỏa nhiệt và phát sáng. D. Phát ra ánh sáng và cháy được. Câu 46. Dầu mỏ là một dạng nhiên liệu hóa thạch, dầu được hình thành khi số lượng lớn sinh vật chết, thường là động vật phù du và tảo được chôn dưới đá trầm tích và chịu nhiệt độ lẫn áp suất cao. Nguồn nhiên liệu này Hình 8. Khai thác dầu mỏ ở vùng biển A. tồn tại vô tận trong tự nhiên. B. có thể bị cạn kiệt. C. được sử dụng vĩnh viễn.
  9. D. nhanh chóng được tái sinh. Câu 47. Trong các chất sau đây, chất nào không được gọi là nhiên liệu? A. Than. B. Đất. C. Củi. D. Xăng. Câu 48. Nhận xét nào dưới đây là không đúng? A. Nguyên liệu khoáng sản là tài sản quốc gia. B. Khai thác và sử dụng nguyên liệu phải đảm bảo tính an toàn hiệu quả. C. Nguồn nguyên liệu dồi dào nên có thể khôi phục rất nhanh. D. Nhiên liệu là nguồn khoáng sản có hạn. Câu 49. Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì? Hình 9. Hành động tăng cường sức khỏe tốt A. Kiên trì chạy bộ. B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng. C. Ăn đủ, đa dạng. D. Tập trung vào việc học nhiều hơn. Câu 50. Thực phẩm nào dưới đây không thể ăn sống được? A. Rau xanh. B. Cà chua. C. Thịt heo. D. Sữa.
  10. BẢNG ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Mỗi câu trắc nghiệm 0,2 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A A C C B D B A D 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B D A B A A D B A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C B C C A B D C C B 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B A C D D C C A B 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 A C B C A B B C C C Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2021 Người thực hiện: Phạm Hữu Hiếu Mức độ đánh giá Nội dung Tổng Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng hiểu cao 2 TN 5 TN 3 TN 10 TN Mở đầu KHTN (0,4đ) (1,0đ) (0,6đ) (2,0đ) 5 TN 5 TN 5 TN 15 TN Các phép đo (1,0đ) (1,0đ) (1,0đ) (3,0đ) 4 TN 2 TN 6 TN Sự chuyển thể của chất (0,8đ) (0,4đ) (1,2đ) 4 TN 5 TN 2 TN 11 TN Oxygen và không khí (0,8đ) (1,0đ) (0,4đ) (2,2đ) Nhiên liệu, nguyên liệu, an ninh năng 4 TN 3 TN 1 TN 8 TN lượng, lương thực – thực phẩm (0,8đ) (0,6đ) (0,2đ) (1,6đ) 19 TN 20 TN 11 TN 50 TN Tổng (3,8đ) (4,0đ) (2,2đ) (10,0đ)