Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

pdf 7 trang minhtam 7460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2020_2021.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ MÔN: SINH HỌC - LỚP 10 Năm học: 2020 - 2021 Mã đề: 001 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Chữ ký Học sinh Chữ ký Giám thị Chữ ký Giám khảo ĐIỂM Họ tên học sinh: SBD: Lớp: PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Học sinh điền đáp án đúng vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Ý nghĩa nào sau đây không có ở nguyên phân? A. Là cơ chế sinh sản của sinh vật đơn bào, nhân thực. B. Là cơ chế sinh trưởng của sinh vật đa bào, nhân thực. C. Giúp cơ thể tái sinh các mô hoặc các cơ quan bị tổn thương. D. Là quá trình tạo ra giao tử Câu 2. Hóa dị dưỡng là kiểu dinh dưỡng của nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn nitrat C. Nấm D. Tảo đơn bào Câu 3. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở: A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối Câu 4. Các tế bào con tạo ra trong nguyên phân có số nhiễm sắc thể bằng với số nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhờ cơ chế: A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể B. Nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể C. Phân li đồng đều và dãn xoắn của nhiễm sắc thể D. Dãn xoắn của các nhiễm sắc thể và hình thành thoi phân bào Câu 5. Trong chu kỳ tế bào, ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi tại pha: A. G1 B. G2 C. S D. Nguyên phân Câu 6. Nuôi cấy nấm men rượu trong dung dịch đường glucozo, bịt kín để không có oxi phân tử thì sản phẩm thu được sẽ là: A. CO2 và H2O B. Axit lactic C. Rượu etylic và CO2 D. Axit axetic Câu 7. Một loài có bộ NST 2n = 18. Số nhiễm sắc thể khi tế bào đang phân chia ở kỳ sau nguyên phân là:
  2. A. 18 NST kép B. 9 NST kép C. 36 NST đơn D. 9 NST đơn Câu 8. Các NST kép co xoắn cực đại là đặc điểm không có ở: A. Kỳ đầu 1 B. Kỳ giữa 1 C. Kỳ giữa 2 D. Kỳ giữa nguyên phân Câu 9. Có 2 tế bào tham gia nguyên phân với số lần bằng nhau, mỗi tế bào 2 lần. Tổng số tế bào con tạo ra là: A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 10. Bộ NST của tế bào ban đầu 2n = 4. Nội dung nào sau đây là sai? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1 là kỳ giữa của nguyên phân B. Hình 2 là kỳ sau của giảm phân 2 C. Hình 3 là kỳ sau của giảm phân 1 D. Hình 4 là kỳ cuối của giảm phân 1 Câu 11. Hiện tượng cơm thiu là do vi sinh vật tiết enzim phân giải chất gì? A. Protein B. Lipit C. Xenlulozo D. Tinh bột Câu 12. Khi vi sinh vật sống bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng lấy từ chất vô cơ thì kiểu dinh dưỡng là: A. Hóa tự dưỡng B. Quang dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1a: Trình bày nội dung pha G1 của kỳ trung gian? . . . . . . . . Câu1b: Liệt kê các kỳ trong quá trình giảm phân. . .
  3. . . . . . . Câu2a Sự kiện nào của nhiễm sắc thể chỉ có ở kỳ đầu 1 mà không có ở kỳ đầu của nguyên phân? . . . . . . . . Câu 2b: Xác định nguồn cacbon, nguồn năng lượng của 02 hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng. . . . . . . . .
  4. Câu 3a: Hãy cho ví dụ thể hiện lợi ích, tác hại đối với con người khi vi sinh vật phân giải protein và phân giải xenluluzo? . . . . . . . . Câu 3b: Hãy trình bày cách muối chua dưa cải khi đã có đầy đủ nguyên liệu. Cơ sở khoa học của ứng dụng này là quá trình nào? . . . . . . . . . . . .
  5. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ MÔN: SINH HỌC - LỚP 10 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) MÃ ĐỀ: 001 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A D C C B C C C A B A D A MÃ ĐỀ: 002 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C A B D C B A D C A C C MÃ ĐỀ: 003 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A D A C A B B B D B B D C MÃ ĐỀ: 004 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A B D A D A D C C B B A D PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (2 điểm) a) Trình bày nội dung pha G1 của kỳ trung gian? Đán án: - Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. Đây là thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của tế bào. (0,5 điểm) - Độ dài pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào ở các mô khác nhau. (0,25 điểm) - Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm tra G1 mới có khả năng sang pha tiếp theo. (0,25 điểm) b) Liệt kê các kỳ trong quá trình giảm phân. Đán án: - Kỳ trung gian (0,25 điểm)
  6. - Hai lần phân chia gồm: (0,75 điểm) + Lần phân chia thứ nhất: kỳ đầu 1, kỳ giữa 1, kỳ sau 1, kỳ cuối 1 + Lần phân chia thứ hai: kỳ đầu 2, kỳ giữa 2, kỳ sau 2, kỳ cuối 2 Câu 2. (2 điểm) a) Sự kiện nào của nhiễm sắc thể chỉ có ở kỳ đầu 1 mà không có ở kỳ đầu của nguyên phân? Đán án: - Các NST kép tiếp hợp tạo thành cặp NST kép tương đồng. (0,5 điểm) - Có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng. (0,5 điểm) b) Xác định nguồn cacbon, nguồn năng lượng của hình thức quang tự dưỡng, quang dị dưỡng ở vi sinh vật? Đán án: Hình thức dinh dưỡng Nguồn cacbon Nguồn năng lượng chủ yếu Quang tự dưỡng CO2 Ánh sáng Quang dị dưỡng Chất hữu cơ Ánh sáng Mỗi tiêu chí đúng đạt 0,25 điểm Câu 3. (2 điểm) a) Hãy cho ví dụ thể hiện lợi ích, tác hại đối với con người khi vi sinh vật phân giải protein và phân giải xenluluzo? Đán án: * Khi vi sinh vật phân giải protein: - Lợi ích: làm nước mắm, làm nem chua (0,25 điểm) - Tác hại: làm cho thịt ươn, cá ươn, (0,25 điểm) * Khi vi sinh vật phân giải xenlulozo: - Lợi ích: phân giải xác thực vật để làm giàu dinh dưỡng cho đất (0,25 điểm) - Tác hại: Gây hư hỏng quần áo, sách vở (0,25 điểm) (Học sinh có thể nêu ví dụ khác, nếu đúng vẫn cho điểm) b) Hãy trình bày cách muối chua dưa cải khi đã có đầy đủ nguyên liệu. Cơ sở khoa học của ứng dụng này là quá trình nào? Đán án: * Cách muối chua dưa cải: - Phơi héo rau cải, đem rửa sạch, cắt thành các đoạn ngắn khoẳng 3cm.
  7. (0,25 điểm) - Pha nước muối NaCl (5-6%), có thể cho thêm một ít đường. (0,25 điểm) - Cho rau đã chuẩn bị vào vại, đổ ngập nước muối đã chuẩn bị, nén chặt, đậy kín, để nơi ẩm 28 – 300C. (0,25 điểm) * Dựa vào quá trình lên men lactic (0,25 điểm)