Đề kiểm tra giữa kì môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

docx 8 trang minhtam 29/10/2022 12420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ LỚP 6 TRƯỜNG THCS Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ THAM KHẢO 6 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: . Số báo danh: Mã đề: 600 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Thí sinh chọn 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây thuộc về khoa học tự nhiên A. Sinh Hóa. B. Lịch sử. C. Địa lí. D. Lịch sử và địa lí. Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính. B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm. C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát. D. Vận hành nhà máy thủy điện để sản xuất điện. Câu 3. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm. C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 4. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại? A. C. B. D. Câu 5. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ.
  2. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 6. Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là A. mét (m). B. xemtimét (cm). C. milimét (mm). D. đềximét (dm). Câu 7. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm. C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm. Câu 8. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 9. Để lựa chọn đồng hồ đo thời gian của một hoạt động cho phù hợp, chúng ta cần: A. hiệu chỉnh đồng hồ. B. vệ sinh dồng hồ trước khi đo. C. ước lượng thời gian trước khi đo. D. đặt mắt vuông góc với đồng hồ trước khi đo. Câu 10. Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian: A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích. B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích. C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi. D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi. Câu 11. Nhiệt độ là: A. số đo độ nặng, nhẹ của một vật. B. số đo độ nhanh, chậm của một vật. C. số đo độ dài, ngắn của một vật D. số đo độ nóng, lạnh của một vật. Câu 12. Cho các bước như sau: (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.
  3. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (1), (4), (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (3), (2), (4), (1), (5). Câu 13. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 14. Cho các hình ảnh sau: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình ảnh thể hiện sự sôi là: A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 15. Phát biểu đúng khi nói về không khí là A. Không khí là một đơn chất. B. Không khí là một nguyên tố hóa học. C. Không khí là một hỗn hợp của nhiều nguyên tố trong đó chủ yếu là oxi và nitơ. D. Không khí là hỗn hợp của nhiều khí trong đó chủ yếu là khí oxi và nitơ. Câu 16. Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên A. chặt cây xây cầu cao tốc. B. đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. C. trồng cây xanh. D. xây thêm nhiều khu công nghiệp. Câu 17. Thế nào là vật liệu? A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, C. Vật liệu là một chất hay hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đấu vào trong quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  4. D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Câu 18. Trong các chất sau đây, chất nào không được gọi là nhiên liệu? A. Than. B. Dầu. C. Củi. D. Đất. Câu 19. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Xăng, dễ bắt cháy nhưng xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu. (2) Mọi nhiên liệu đều có thể tái tạo trong thời gian ngắn. (3) Trong các mỏ dầu chỉ tồn tại dầu mỏ. (4) Than đá là nhiên liệu hóa thạch. (5) Nhiên liệu sinh học được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc sinh học. A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 20. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Nguyên liệu là vật liệu . chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm” A. Thô B. Tổng hợp C. Bán tổng hợp D. Nhân tạo Câu 21. Cho các phát biểu sau: (1) Các loại vitamin là không cần thiết đối với cơ thể. (2) Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A. (3) Lương thực – thực phẩm là các chất đã qua chế biến. (4) Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, có chứa chất bột. (5) Lương thực – thực phẩm không có hạn sử dụng và có thể sử dụng mãi mãi. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  5. PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Cho các hình ảnh dưới đây: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 a) Em hãy chỉ ra từng nguyên nhân cụ thể gây ô nhiễm môi trường không khí thông qua các hình ảnh trên. b) Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí theo từng hình ảnh trên. Câu 2. (1,5 điểm) Ngày nay, quá trình sản xuất thủy tinh hầu như được tự động hóa hoàn toàn. Sơ đồ dưới đây là một ví dụ về quá trình sản xuất chai lọ thủy tinh trong công nghiệp. Dựa vào sơ đồ trên, cho biết: a) Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh là gì? b) Người ta thu thủy tinh nghiền qua các giai đoạn nào? c) Việc tái chế thủy tinh có lợi ích gì?
  6. MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO Mức độ đánh giá Nội dung Tổng Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng hiểu cao Mở đầu KHTN 4 TN 1 TN 5 TN Các phép đo 4 TN 2 TN 1 TN 7 TN Sự chuyển thể của chất 2 TN 2 TN 2 TN Oxygen và không khí 2 TN 1 TL 1 TL Nhiên liệu, nguyên liệu, an ninh năng 2 TN 5 TN 3 TN lượng, lương thực – thực phẩm 1 TL 1 TL 3 TN 21 TN Tổng 15 TN 3 TN 2 TL 2 TL
  7. PHÒNG GD-ĐT . ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: KHTN – Lớp 6 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Bảng đáp án trắc nghiệm tham khảo 1 2 3 4 5 6 7 A B B D C A D 8 9 10 11 12 13 14 C C B D A B D 15 16 17 18 19 20 21 D C C D B A B PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thể hiện qua các hình: 0,5 Hình 1, hình 5: ô nhiễm do khí thải công nghiệp. Hình 2: ô nhiễm bụi. Hình 3, 6: ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông. Hình 4: ô nhiễm do đốt rác thải sinh hoạt. b) Biện pháp hạn chế ô nhiễm: - Ô nhiễm do khí thải công nghiệp. 0,25 + Sử dụng các quy trình công nghệ giảm phát sinh khí thải. + Các nhà máy tăng cường sử dụng năng lượng điện. - Ô nhiễm bụi: 0,25 + Làm sạch các con đường giao thông. + Các công trình xây dựng không làm đổ các chất có thể gây bụi ra gần đường giao thông. - Ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông: 0,25 + Sử dụng các loại phương tiện có công nghệ cao, tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải. + Cấm các phương tiện không đảm bảo chất lượng khí thải tham gia giao thông. + Hạn chế tới mức có thể việc sử dụng các phương tiện giao thông. - Ô nhiễm do đốt rác thải: 0,25 + Thu gom, phân loại và xử lí rác thải đúng cách. + Không xử lí bằng cách đốt.
  8. Câu 2. a) Nguyên liệu sản xuất thủy tinh: calicium carbonate, cát, sodium carbonate, thủy tinh nghiền (tái chế). (0,5 điểm) b) Các giai đoạn: (0,5 điểm) (1) Thu gom thủy tinh phế thải, làm sạch. (2) Phân loại thủy tinh. (3) Đưa thủy tinh vào máy nghiền. c) Tái chế thủy tinh giúp tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tiêu thụ năng lượng cũng như giảm lượng khí thải. (0,5 điểm)