Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Kèm đáp án và thang điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Kèm đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_kem_dap_an_va_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Kèm đáp án và thang điểm)
- Tiết: 103, 104 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn Ngữ Văn 6 A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Đánh giá kết quả dạy và học trong kì 2 của giáo viên và học sinh về các kiến thức đọc hiểu và viết. -Học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu về thể loại truyện, thơ, và kiến thức tiếng Việt trả lời câu hỏi từ 1 đến 7 (phần I) - Viết được đoạn văn cảm nghĩ về đoạn thơ có yếu tố tự sự, miêu tả. - Học sinh đánh giá được kết quả học tập của bản thân để có phương pháp học tập hiệu quả. -GV xử lý kết quả bài kiểm tra để điều chỉnh phương pháp dạy học của bản thân. 2.Năng lực Tự chủ, tự học: tự lập suy nghĩ Phân tích đề, xác định yêu cầu, Sử dụng ngôn ngữ: Viết được bài văn kể chuyện 3. Phẩm chất Chăm chỉ, trách nhiệm: Tích cực làm bài Trung thực làm bài B. CHUẨN BỊ: GV: Đề, link đề thi HS: Ôn tập I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ Mức độ thấp cao I. Đọc- -Nhận diện -Biện pháp tu hiểu: ngôi kể, từ nhân vật -Xác định vị PTBĐ ngữ, chủ ngữ
- - Phát hiện -Vn được mở từ láy, chi rộng tiết Suy nghĩ về hành động của nhân vật Số câu Số câu: 4 Số câu: 3 Số câu: 7 Số điểm Số điểm: Số điểm:2,5 Số điểm: 5 Tỉ lệ % 2,5 25% Tỉ lệ %: 50 25 % II. Viết Đoạn văn Viết đoạn Văn nghị suy nghĩ về văn cảm luận ý nghĩa bài nghĩ về thơ đoạn thơ Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 4 Số điểm: Tỉ lệ % 10% 50% 4.0 Tỉ lệ %: 40 Tổng số Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 8 câu Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm:1.0 Số điểm: 4 Số điểm: Tổng 30% 20% 10% 40% 10 điểm 100% Phần % II. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. Phần đọc hiểu (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ
- này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò) Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không? Câu 2 (0,5 điểm) Tìm 2 từ láy trong câu chuyện trên? Câu 3 (0,5 điểm) Chim én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào? Câu 4 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. Câu 5 (1,0 điểm) Câu chuyện trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 6 (1,0 điểm) Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau và cho biết VN Và CN đó có được mở rộng không? Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô Câu 7 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn? Phần 2. Làm văn (5 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Viết 4-5 câu tiếp nối vào để làm rõ ý câu sau: Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” khuyên chúng ta tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. Câu 2 (3 điểm) : Viết đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh Lượm trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng - Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà!
- Cháu cười híp mí, Má đỏ bồ quân: - Thôi, chào đồng chí! Cháu đi xa dần HẾT III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Câu Yêu cầu Điểm I. Đọc hiểu 1 - Chim Én, Dế Mèn 0,5đ (1 điểm). -Ngôi 3 0,25 - Người kể không có trong truyện 0,25 2 -thơ thẩn 0,25 (0,5 điểm). -hốt hoảng 0,25 3 - hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. 0,5 (0,5 điểm). Mèn ngậm vào giữa. 4 So sánh. 0,5 (0,5 điểm). Nhân hóa 0,5 5 Tác dụng: câu chuyện thêm sinh động hấp dẫn, 0,25 (1 điểm). Thể hiện và gửi gắm những suy nghĩ của con người 0,25 6 - Chim Én// ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô 0,5 (1 điểm). -CN không được mở rộng 0,5 7 -Nhân ái, giúp đỡ người khác 0,5 (1 điểm). -Ích kỉ 0,5 Phần II. Viết Câu 1 (2 điểm) : Viết 4-5 câu tiếp nối vào để làm rõ ý câu sau: Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” khuyên chúng ta tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. nd 1 Vì sao cần tôn trọng hình thức_ hình thức không quan 0,5 trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng
- nd 2 Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu 1 quả nghiêm trọng ( Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.) Hình Đủ số câu số chữ, diễn đạt rõ ràng, dùng từ chính xác 0,5 thức Không sai chính tả, đặt câu Câu 2 (3 điểm) : Viết đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh Lượm trong đoạn thơ Mở Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, cảm nghĩ chung về đoạn đoạn thơ: yêu mến chú bé hăng hái yêu đời 0,25 Thân Cảm nhận về chú bé qua các yếu tố nghệ thuật đoạn - Trình bày cảm nhận về dáng vẻ nhỏ nhắn nhanh nhẹn, hồn nhiên vui tươi qua các từ láy và phép so sánh 1 - Trình bày cảm nhận về sự hăng hái, hồn nhiên yêu đời 0,75 qua lời nói, điệu bộ ( Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng phải làm nổi bật sự cảm nhận về chú bé Lượm và cảm xúc của người viết thì vẫn được tính điểm.) Kết Suy nghĩ về ý nghĩa bài thơ: yêu mến, cảm phục tấm 0,25 đoạn gương nhỏ tuổi hi sinh vì đất nước *. Các tiêu chí về hình thức phần II viết đoạn văn: 0,75 điểm Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không 0,25 mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. Sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học. Ngôn ngữ giàu 0,25 sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.
- Bài làm cần tập trung làm nổi bật cảm nghĩ về nội dung 0,25 và nghệ thuật của đoạn thơ