Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 7 trang minhtam 26/10/2022 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_9_nam_hoc_2021_2022_c.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ÂN THI ĐỀ KIẺM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS XUÂN TRÚC NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 9 (Đề thi gồm có 07 trang) Ngày thi: /01/2021 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề. Câu 1. Tháng 6/1940 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất? A. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. B. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. C. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam. D. Nhật đánh chiếm Trung Quốc. Câu 2. Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào? A. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương. B. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương. C. Ngọn lửa cách mạng giải phong dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp. D. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương. Câu 3. Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để: A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật. B. Để độc quyền chiếm Đông Dương. C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật. D. Để làm bàn đạp tấn công nước khác. Câu 4. Để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì? 1
  2. A. Tăng các loại thuế gấp ba lần. B. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. C. Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt. D. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. Câu 5. Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật- Pháp đã dẫn đến hậu quả gì? A. Mâu thuẫn giữa toàn thể-nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc. B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc. C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật -Pháp sâu sắc. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc. Câu 6. Tháng 6/1941 tình hình thế giới diễn ra sự kiện gì? A. Chiến tranh thế giới bùng nổ. B. Phát xít Đức tận công Liên Xô. C. Phát xít Đức tấn công Pháp. D. Phát xít Đức tấn công Bỉ, Hà Lan. Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thư VIII tổ chức tại đâu? A. Pác Bó (Cao Bằng) B. Bắc Cạn C. Bắc Sơn (Lạng sơn) D. Tân Trào (Tuyên Quang) Câu 8. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong khoảng thời gian nào? A. Từ 10-15/5/1941 B. Từ 10-19/5/1941 C. Từ 10-25 /5/1941 D. Từ 10-29/5/1941 2
  3. Câu 9. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp-Nhật. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai. Câu 10. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VIII, Hội nghị đã chủ trương thành lập mặt trận nào? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Đồng minh. C. Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương Câu 11. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào? A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo” B. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”. D. Thực hiện “Người cày có ruộng”. Câu 11. Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn và buộc phải đầu hàng không điều kiện Đồng minh vào thời gian nào? A. 8/4/1945. B. 8/5/1945. C. 8/6/1945. D. 8/7/1945. Câu 12. Ở Châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào? 3
  4. A. 13/8/1945. B. 14/8/1945. C. 15/8/1945. D. 16/8/1945. Câu 13. Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta dành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho: A. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói. C. Cao trào kháng Nhật cứu nước. D. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước Câu 14. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 ở đâu? A. Pác Bó (Cao Bằng) B. Tân Trào (Tuyên Quang) C. Bắc Sơn (Võ Nhai) D. Phay Khắt (Cao Bằng) Câu 15. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì? A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. 4
  5. Câu 16. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Ngày 16/8/945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần nào? A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân. B. Giai cấp công nhân, nông dân cả nước. C. Giai cấp tiểu tư sản, họp sinh, sinh viên, trí thức cả nước. D. Các Đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước. Câu 17. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Kẻ thù đông và mạnh, nền độc lập, tự do của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng B. Sự non yếu của chính quyền mới thành lập. C. Những di hại do chế độ thực dân, phong kiến để lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội. D. a, b và c đúng. Câu 18. Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945? A. Nạn đói, nạn dốt. B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh. C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến. D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ. Câu 19. Những thuận lợi cơ bản sau tháng Tám 1945 ở nước ta? A. Nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. B. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phụ thuộc. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển. D. a, b và c đúng. 5
  6. Câu 20. Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm là gì? A. Tham gia bầu cử cơ quan nhà nước ở Trung ương (Quốc hội) B. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). C. a và b đúng. D. a và b sai. Câu 21. Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền gì? A. Quyền tự do, dân chủ. B. Quyền làm chủ tập thể. C. Quyền ứng cử, bầu cử. D. Quyền làm chủ đất nước. Câu 22. Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự , thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của: A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. C. Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6/1/1946). Câu 23. Quốc hội khóa I (6/1/1946) đã bầu được: A. 333 đại biểu. B. 334 đại biểu, C. 335 đại biểu. D. 336 đại biểu. Câu 24. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì? A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản. 6
  7. B. Giải quyết về vấn đề tài chính. C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt. D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 25. Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất? A. Lập hũ gạo tiết kiệm. B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói. C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. ĐÁP ÁN 1. B 2. C 3. C 4. B 5. C 6. B 7. A 8. B 9. B 10. C 11. B 12. B 13. B 14. D 15. B 16. D 17. D 18. B 19. D 20. C 21. D 22. D 23. A 24. D 25. C 7