Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt 4 - Tuần 19 đến tuần 27

doc 37 trang minhtam 27/10/2022 8240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt 4 - Tuần 19 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_4_tuan_19_den_tuan_27.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt 4 - Tuần 19 đến tuần 27

  1. b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Câu 3. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi? a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả Câu 4. Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì? a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng: a) Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng. . b) Nời nói chẳng mất tiền mua Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau. . . c) Nước lục thì lúc cả làng 14
  2. Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo. . . d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ. . . Câu 2. a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau: (1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt. b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp: (a) Câu 1 (1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành (b) Câu 2 (2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành (c) Câu 3 (3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ (d) Câu 4 (4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ Câu 3. Tìm 3 từ khác nhau có tiếng tuyệt điền vào 3 chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: a) Nàng Bạch Tuyết đẹp b) Vịnh Hạ Long là một món quà .thiên nhiên dành cho đất nước ta. c) Bức tượng Thần Vệ nữ quả là một 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận của cây mà em thích Gợi ý: Khi tả cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (gốc hoặc thân, cành, lá, hoa .) dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn. 15
  3. Tuần 23 I- Bài tập về đọc hiểu Cảnh đẹp Sa Pa Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú. Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh. Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới. (Theo Lãng Văn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Sa Pa nằm ở đâu? a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn Câu 2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây ? a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa ? a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng 16
  4. Câu 4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì ? a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống a) Tiếng có âm đầu s hoặc x Bức tranh vẽ cảnh dòng .dập dờn vỗ, những rặng tre biếc nghiêng mình .gương nước, đàn cò trắng cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông . b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt Cảnh sống cơ trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung. Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải: a)Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của (1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt giải nhân vật trong đối thoại Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp Thành Phố b) Đánh dấu phần chú thích trong (2) Nhiệm vụ của chúng ta là: câu - Học tập tốt - Lao động tốt c) Đánh dấu các ý trong một đoạn (3)- Hôm nay ai trực nhật ? liệt kê - Bạn Lan Phương Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B: A B a) Đẹp người đẹp nết (1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời 17
  5. b) Đẹp như Tây Thi (2) Nết na quý hơn sắc đẹp c) Cái nết đánh chết cái đẹp (3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống ; (1) Hôm qua là một ngày (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật . (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét: - Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là (1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (2) Cái nết đánh chết cái đẹp (3) Đẹp như tiên (4) Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Câu 4. Viết đoạn văn(khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích: Gợi ý - Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung - Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả ) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. - Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả. Tuần 24 I – Bài tập về đọc hiểu Vẻ đẹp Mát-xcơ-va 18
  6. Với những người đã đặt chan lên nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng. Bạch dương là loài cây biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mat-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rợi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga. (Theo Trường Giang) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào? a- Lãng mạn và cổ kính nhất b- Sôi động và đẹp đẽ nhất c- Lãng mạn và đẹp đẽ nhất Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của Mát-xcơ-va? a- Nơi đó có những giấc mơ, con đường và thơ Pút-skin b- Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương c- Nơi đó có rừng bạch dương, những giấc mơ, con đường Câu 3. Hai dòng nào dưới đây miêu tả những điểm nổi bật của cây bạch dương? a- Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường b- Đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa c- Xanh tuyệt đẹp mùa hè, vàng rợi mùa thu, buồn bã mùa đông Câu 4. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của tác giả khi nhớ về Mát-xcơ-va? a- Thương nhớ giấc mơ tuổi thơ, bay bổng với vần thơ của đại thi hào Pút-skin b- Ngây ngất nhớ vẻ đẹp gợi buồn của rừng bạch dương và sự ấm áp của lá phong đỏ rực c- Nuối tiếc vẻ đẹp phồn hoa của đường phố thủ đô chạy dài miên man không dứt II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. a) Điền tr hoặc ch vào chỗ trống: 19
  7. Mười lăm năm, mỗi sáng iều Bác Hồ .ăm .út, nâng niu từng cành Cây càng khỏe, lá càng xanh Như miền Nam đó, ưởng thành nở hoa Dạn dày sương gió nắng mưa .ái ngon vẫn đậu đợi mùa ín thơm Mặc .o lửa đạn mưa bom Ong xây bọng mật ong vòm lá xanh Đã nghe thơm nắng Ba Đình Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười. (Theo Quốc Tuấn) b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng: Cây chuối nghiêng ca thân mình Cong cho buồng qua to kềnh không rơi Cây cau chót vót lưng trời Dâu moi cô vân không rời đàn con Qua chuối chín cho ngọt thơm Qua cau tô đo môi son cho bà Cành cong nụ nơ đầy hoa Cây lúa cong hạt cho mùa bông sây Muôn ngàn hoa trái co cây Cong trên vai trái đất này bé ơi! (Theo Lê Hồng Thiện) Câu 2. a) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu: (1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi (2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu (3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai (4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét về các câu ở bài tập a: 20
  8. Nhận xét Được dùng để giới Được dùng để nhận Câu thiệu định Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 3. a) Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/) phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó: (1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt (2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng (3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. b) Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?: (1) Cao Bá Quát là (2) Chu Văn An là . (3) Tô Hoài là (4) Trần Đăng Khoa là Câu 4. Đọc dàn ý của bài văn tả cây dừa dưới đây: - Giới thiệu cây dừa - Tả bao quát cây dừa - Tả các bộ phận của cây dừa (tàu lá, quả dừa, vỏ dừa, cùi dừa, nước dừa .) - Nêu lợi ích của cây dừa Dựa vào dàn ý trên, bạn Hoài Nam dự kiến viết bốn đoạn văn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn này (Viết vào chỗ có dấu [ ] và hoàn chỉnh đoạn văn trong vở nháp) Đoạn 1: [ ] Nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng mát rượi của cây dừa. Đoạn 2: Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng sần sùi màu nâu đen [ ] Đoạn 3: Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà [ ] 21
  9. Đoạn 4: Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đáng yêu [ ] Tuần 25 I- Bài tập về đọc hiểu Mèo Mẹ và Đại Bàng Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc. Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất, một còn. Đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài đã tạo cho Đại Bàng ưu thế lớn: nó cào toạc da và mổ lòi một mắt Mèo Mẹ. Song Mèo Mẹ vẫn anh dũng bám chặt lấy Đại Bàng bằng những móng vuốt của mình và cắn rách cánh phải của nó. Từ lúc ấy, chiến thắng đã nghiêng về phía Mèo Mẹ. Song Đại Bàng vẫn còn rất khỏe mà Mèo Mẹ thì đã thấm mệt. Tuy vậy, nó vẫn cố thu hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất. Ngay lập tức, Mèo Mẹ cắn đứt đầu Đại Bàng, và rồi không để ý tới những vết thương mang trên mình, Mèo Mẹ bắt đầu liếm đứa con bé bỏng vừa bị thương bởi móng vuốt của Đại Bàng. (Theo U-sin-xki) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ thì có chuyện gì xảy ra? a- Một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện bay ở trên cao b- Chim Đại Bàng khổng lồ lao xuống quắp một chú mèo con c- Bỗng phát hiện ra lạc mất một chú mèo con Câu 2. Chi tiết nào mô tả ưu thế lớn của Đại Bàng? a- Đôi cánh khỏe, mỏ cứng, đôi chân chắc với móng nhọn cong dài b- Lao từ trên cao xuống, quắp lấy một chú Mèo Con c- Bám chặt lấy Mèo Mẹ bằng móng vuốt của mình 22
  10. Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây cho thấy Mèo Mẹ chiến đấu quyết liệt với Đại Bàng để bảo vệ con mình? a- Bị cào toạc da và mổ lòi một mắt vẫn bám chặt lấy Đại Bàng, dùng móng vuốt cắn rách cánh phải của nó b- Dùng đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài để chiến đấu quyết liệt c- Cố dồn hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất, rồi cắn đứt đầu con Đại Bàng hung ác. Câu 4. Nhờ đâu Mèo Mẹ chiến thắng Đại Bàng? a- Nhờ lòng yêu thương con, dũng cảm bất chấp nguy hiểm b- Nhờ có sức mạnh kiên cường và sự khôn khéo c- Nhờ nhanh nhẹn và mưu trí tìm ra cách đánh Đại Bàng II- bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) d hoặc gi ân ta gan .ạ anh hùng Trẻ làm đuốc sống, à xông lửa đồn Chân toạc máu chân dồn đuổi ặc Tay chém thù, tay sắc như gươm! Củ khoai, củ sắn thay cơm Khoai bùi trong ạ sắn thơm trong lòng. (Theo Tố Hữu) b) ên hoặc ênh Quê em có dòng k xanh Nước về đồng ruộng dập d . sóng xao Mặt trời tỏa nắng tr cao Soi gương mặt nước dạt dào n .thơ. (Theo Mai Hương) Câu 2. a) Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống) (1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý. 23
  11. Chủ ngữ do tạo thành (2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta. Chủ ngữ do tạo thành (3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin Chủ ngữ do tạo thành b) Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ (1) Quê hương (2) Việt Nam (3) Bác Hồ kính yêu Câu 3. a) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ dũng cảm (1) Có sức mạnh phi thường, không ai có thể cản nổi (2) Có tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy để làm những việc nên làm (3) Kiên trì chống chọi đến cùng, không chịu lùi bước b) Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau: (1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã .hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam. (2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (3) Lòng của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Câu 4. a) Những đoạn văn nào dưới đây mở bài theo lối gián tiếp? (Khoanh tròn chữ số đầu đoạn văn) (1) Mở bài tả cây phượng “Tu hú kêu 24
  12. Tu hú kêu Hoa gạo nở Đầy ước mơ hi vọng ” Cứ mỗi khi nghe thấy giai điệu bài hát “ Mùa hoa phượng nở” là lòng em lại xao xuyến nhớ tới cây phượng vĩ trong sân trường em. (2) Mở bài tả cây gạo Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim (3) Mở bài tả cây bàng Tôi sống trong một ngõ nhỏ gắn bó suốt thời thơ ấu. Nơi ấy có bao cảnh vật thân quen đã in đậm trong tôi: bờ rào tre với những chú chuồn chuồn ớt đỏ chót, bức tường vôi hoen ố, xỉn màu đã tróc vữa, rặng dâm bụt chi chít những nụ hoa với trò chơi bán hàng Nhưng gắn bó với tôi hơn tất cả là cây bàng đầu ngõ. b) Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả ) mà em thích. 25
  13. Tuần 26 I - Bài tập về đọc hiểu Thanh gươm báu Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở bến vắng. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc có cá to. Nhưng chỉ là một thanh sắt! Chàng vứt xuống nước rồi đi thả lưới ở chỗ khác. Lần này cất lưới, Thận cũng thấy nặng tay. Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới! Thận bực quá, lại ném xuống sông, đi đến một khúc sông khác xa hơn. Lần thứ ba, kéo lưới lại thấy thanh sắt ấy! Đưa mồi lửa lại gần xem thì ra là một lưỡi gươm. Về sau, anh chàng kéo lưới ấy gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ soái Lê Lợi đến chơi nhà Thuận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm ấy tự nhiên phát sáng. Lê Lợi cầm thanh săt lên xem, nhận ra hai chữ Thuận Thiên có nghĩa là thuận theo lòng trời, khắc chìm. Nhưng cũng chưa biết là vật báu.Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy trốn vào một khu rừng. Bỗng thấy ánh sáng le lói trên cây đa, trèo lên xem, thì ra đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận, Lê Lợi lấy chiếc chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại Thận và tất cả nghĩa quân. Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in. Mọi người hết sức phấn chấn. Thận nâng thanh gươm lên ngang đầu, nói: - Đó là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện dâng thanh gươm thần này, cùng nhau báo đền nợ nước. (Theo Nguyễn Anh) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Chuyện gì xảy ra khi anh Thận kéo lưới 3 lần ở ba khúc sông khác nhau? a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt b- Chỉ được thanh sắt to nặng c- Không được một con cá nào Câu 2. Lê Lợi phát hiện ra thanh sắt của Thận có điểm gì đặc biệt? a- Phát ra ánh sáng, lấp lánh như viên ngọc b- Rất to và nặng, phải cầm lên bằng cả hai tay c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên 26
  14. Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi Lê Lợi chạy vào rừng trốn giặc? a- Được một người dân cứu thoát b- Được cành cây đa che chở, ngụy trang c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa Câu 4. Chi tiết “Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in” có ý nghĩa gì? a- Lưỡi gươm và chuôi gươm bị rời ra từ một chiếc gươm làm từ trước b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước c- Lê Lợi và anh Thận cùng chung một ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n Cây .a ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của .á on Hoa .ẫn trong .á cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng. Cây a mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không ớn, cành chẳng um tùm ắm, nhưng toàn thân ó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ. (Theo Phạm Đức) b) in hoặc inh Đã đến mùa ổi ch Từ lúc b m ., khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu x .x . có bộ lông m mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên m .chiếc áo nâu đua nhau v cành, riả quả. Hương ổi ch .ngọt lựng, nồng nàn phủ k .cả khu vườn. Câu 2. a) Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là là? và chuyển chúng thành câu kiểu Ai là gì? (ghi vào chỗ trống ở dưới): (1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng (2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta (3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ . . . b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu: 27
  15. (1) Cô gái / đang múa trên sân khấu kia là chị của bạn Linh (2) Cô gái đang múa / trên sân khấu kia là chị của bạn Linh (3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh c) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một loài cây mà em biết, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu kể Ai là gì? Gợi ý: Cây đó có tên gọi là gì? Đó là loài cây ăn quả hay cây lấy gỗ, cây lương thực ? Cây đó có đặc điểm gì nổi bật (hoặc có tác dụng gì đối với con người)? . . . Câu 3. Chép các thành ngữ sau vào 2 dòng (a, b): gan vàng dạ sắt, run như cầy sấy, vào sinh ra tử, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao, gan lì tướng quân a) Nói về lòng can đảm, vững vàng: . b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi: . Câu 4. Viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả ) mà em thích Gợi ý: Em có thể viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây bằng cách nêu lợi ích của cây, sự gắn bó, tình cảm, sự chăm sóc của mình đối với cây . . . . 28
  16. Tuần 27 I – Bài tập về đọc hiểu Ý chí người chiến sĩ Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khia ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước. May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu. Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng. Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi. Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu. Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi: - U ơi! U! Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi cọng ra. Anh run rẩy nói: - Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con! Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay đinh ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ. 29
  17. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết cho thấy anh Bẩm bị giặc Pháp đối xử rất dã man? a- Dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình; tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ trụi xương và gân b- Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm c- Quăng anh xuống giữa dòng sông trong đêm tối; dụ dỗ anh khai ra các đồng chí cùng hoạt động với mình Câu 2. Sau khi thoát khỏi vực sâu, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì? a- Bị dạt vào một bãi cát, phải nấp sau một đống rạ lớn kẻo địch phát hiện b- Đàn quạ lao vào đòi rỉa chân tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt khắp người c- Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 chi tiết nói về ý chí của người chiến sĩ trong câu chuyện? a- Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ b- Cố sức lặn xuống vực sâu; giấu hai bàn tay bị thương trong đống rạ; nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động nhưng quyết không ra khỏi đống rạ c- Cố sức lặn ra khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc cả hai tay chân bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết tâm ra khỏi đống rạ Câu 4. Câu chuyện ca ngợi điều gì? a- Tinh thần vượt khó của người chiến sĩ cách mạng b- Quyết tâm tìm đường về nhà của người chiến sĩ cách mạng c- Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. a) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B rồi viết từ ghép được vào chỗ trống: 30
  18. A B xơ suất M: sơ suất sơ khẩu xuất dừa suất trúc . xáo ăn sáo trộn b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng rồi chép lại khổ thơ của Lê Anh Xuân: Không một tấm hình, không một địa chi Anh chăng đê lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường Chi đê lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế ki Anh là chiến si giai phóng quân . . . . Câu 2. a) Gạch dưới câu khiến trong các đoạn trích sau: (1) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra! (2) Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói: - Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. (3) Chuột con ra khỏi tổ dạo chơi. Nó tha thẩn khắp nơi rồi lại về với mẹ: - Mẹ ơi, con nhìn thấy hai con thú. Một con dữ tợn, còn con kia hiền khô Mẹ nó bảo: - Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào (4) Một lần Nhím đến thăm rắn nước và bảo: 31
  19. - Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu. b) Gạch dưới những câu khiến: (1) Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào (2) Ôi, con tôi mới ngăn nắp làm sao! (3) Đã đến lúc tôi phải đi về rồi (4) Nào, bố con ta đi về Câu 3. a) Đặt câu khiến rồi viết vào chỗ trống trong bảng: Cách đặt câu khiến Đặt câu (1) Có một trong các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải (2) Có một trong các từ:lên, đi, thôi, nào (3) Có một trong các từ: đề nghị, xin, mong b) Em gọi điện thoại cho Tú, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Em nói như thế nào để bác chuyển máy cho em nói chuyện với Tú? Khoanh tròn chữ số trước câu em chọn: (1) Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ! (2) Đề nghị bác cho cháu gặp bạn Tú! (3) Bác cho cháu gặp bạn Tú đi! (4) Bác cho cháu gặp Tú chút nào! c) Đặt 3 câu khiến theo các tình huống sau: (1) Khi em muốn mượn bạn một đồ dùng học tập (bút mực hoặc bút chì, thước kẻ, quyển sách, quyển vở ) (2) Khi em xin phép bố mẹ cho đi chơi ở công viên hoặc tham gia câu lạc bộ văn nghệ (thể thao) nhân dịp hè. 32
  20. (3) Khi em mời cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm đến dự buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 do lớp tổ chức. 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận nổi bật của cây có bóng mát (VD: tán lá) hoặc cây ăn quả (VD: quả), cây hoa (VD: hoa), cây thuốc (VD: lá hoặc hoa, củ, rễ ) 33
  21. Tuần 28 – Ôn tập giữa học kì II A- Kiểm tra đọc I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm) Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở phần II (Giải đáp – Gợi ý) (1) Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào đến có gạc) TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? (2) Sầu riêng (từ Sầu riêng đến kì lạ) TLCH: Hương vị của sầu riêng được miêu tả quyến rũ như thế nào? (3) Hoa học trò (từ Nhưng hoa càng đỏ đến bất ngờ dữ vậy) TLCH: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? (4) Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối) TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao? (5) Con sẻ (từ Con chó chậm rãi đến khản đặc) TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Cậu bé nạo ống khói Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở. Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi; - Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc? Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. 34
  22. Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta góp nhau lại. Một bạn khác cũng nói: “Mình cũng có hai xu đây. Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào !”. Một vài cô nữ sinh mang tiền đi mua vở và mua hoa liền vội vàng đem tiền đến . Số tiền ba hào đã đủ nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền cũng đem cho những chùm hoa nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. Bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”. Tức thì các học sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà trong túi áo và cả mũ của cậu có không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Theo A-mi-xi) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập (câu 8) Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết tả ngoại hình cậu bé nạo ống khói? a- Người cậu đen ngòm những bồ hóng; khuôn mặt trông rất hiền hậu b- Đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay; khóc nức nở mãi c- Khuôn mặt trông rất hiền hậu; khóc thảm thiết, như kẻ tuyệt vọng Câu 2. Chuyện gì xảy ra với cậu bé nạo ống khói? a- Đi nạo ống khói và bị lạc, không tìm được đường về nhà b- Đánh rơi mất tiền, sợ về nhà bị chủ đánh, khóc thảm thiết c- Không kiếm được tiền vì không có ai thuê nạo ống khói Câu 3. Các bạn nữ sinh đã làm những gì để giúp đỡ cậu bé? a- Hỏi cậu vì sao lại đứng khóc; an ủi cậu, khuên cậu đừng sợ b- Quyên góp tiền để giúp cậu; đem cho cậu những chùm hoa nhỏ c- Hỏi cậu vì sao lại đứng khóc; cho cậu những chùm hoa nhỏ Câu 4. Câu chuyện kết thúc như thế nào? a- Các nữ sinh ném cho cậu bé một ít tiền rồi vội vàng chạy đi 35
  23. b- Cậu bé mỉm cười vui sướng; hai tay đầy xu, túi áo và mũ có nhiều hoa c- Cậu bé lau nước mắt, hai tay cậu đầy xu, túi áo và mũ có nhiều chùm hoa. Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? a- Chung lưng đấu cật b- Nhường cơm sẻ áo c- Một miếng khi đói bằng một gói khi no Câu 6. Câu “Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a- Ai làm gì? b- Ai thế nào? c- Ai là gì? Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ ngữ của câu “Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói”? a- Một nữ sinh b- Một nữ sinh đội cái mũ c- Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh Câu 8. Gạch dưới 3 tính từ trong dãy từ sau: khóc, hiền hậu, thảm thiết, tuyệt vọng, vội vàng, nho nhỏ, thổi, nhô B- Kiểm tra viết I- Chính tả nghe- viết (5 điểm) Vườn cải Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn giãi lên trên màu đất vàng sẫm. Có luống vừa bén chân, mới trổ được đôi ba tờ lá bé. Những mảnh lá xanh rờn có khía răng cưa chu vi, khum xuống sát đất. Cũng có luống những tàu lá cải đã vổng cao, khía lá rách mạnh vào chiều sâu. Ở giữa chòm lá xòe, vươn lên một cái thân dài mụ mẫm và phấn trắng. Đầu thân lơ thơ những chùm hoa nhỏ. (Theo Tô Hoài) II- Tập làm văn (5 điểm) 36
  24. Tả một cây hoa mà em yêu thích (Chú ý: HS viết bài tập làm văn vào giấy ô li) 37