Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 (Đủ 35 tuần)

doc 74 trang minhtam 26/10/2022 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 (Đủ 35 tuần)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_tieng_viet_lop_4_du_35_tuan.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 (Đủ 35 tuần)

  1. trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả. Những cành đa vươn dài, rất dẻo dai. Từ trên các cành buông xoã xuống những chùm rễ phụ, trông như bộ lông của một con đười ươi lớn, ngang tàng. Những đầu mút của sợi lông có màu hơi trắng hồng - đó là phần non của rễ, còn bên trên thì tuy chẳng rối bời nhưng lại khá bẩn vì bám đầy bụi đất, rêu nấm loang lổ. Thỉnh thoảng trên cành đa lại mọc um tùm một đám tầm gửi. Bọn quạ, sáo từ đâu đến đem cái giống “ăn đậu sống nhờ” ấy về, nhưng cây đa nhân hậu vẫn bằng lòng nuôi thêm cả chúng nữa. Những chiếc lá đa to bằng bàn tay ken dày vào nhau, đến nỗi có hôm mưa khá lâu mà gốc đa vẫn chưa ướt. Cho nên, trừ những hôm mưa có sét, còn thì người tránh nắng cũng vào đây mà người trú mưa cũng vào đây, ngồi lâu chuyện đùa không biết dứt. Tháng ba, đa ra hoa rồi kết quả. Quả đa chỉ to bằng đốt ngón tay, đầu chúm chím như quả sim, ăn vào thấy chua chua, chát chát, ngọt ngọt. Loài sáo đen là chúa thích ăn quả đa. Chúng suốt ngày ríu ran, xoen xoét trên ngọn cây, bất chấp lũ trẻ con ném đa đe dọa, vì chúng biết rằng ngọn cây đa rất cao và tán lá rất dày. Người ta bảo cây đa ấy rất thiêng. Đứng dưới gốc đa ngay giữa trưa hè cũng có cảm giác lành lạnh. Em nhớ chuyện Thạch Sanh, từng sinh ra và lớn lên dưới gốc cây đa, vất vả đói nghèo. Nhưng người tốt bao giờ cũng được đền đáp: đêm đêm, Bụt hiện về dạy võ nghệ cho cậu bé mồ côi làm nghề đốn củi Những người con quê hương đi xa đều nhớ nhất cây đa đầu làng. (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) 1. Bài văn trên có mấy đoạn? a. Bốn đoạn b. Năm đoạn c. Sáu đoạn 2. Xác định nội dung từng đoạn: Giới hạn Nội dung Đoạn 1 từ:
  2. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 Bài tập 1: 1. Điền vào chỗ trống truyện hoặc chuyện: a) Tập cổ dân gian Đức của anh em Grim được xuất bản dưới tên: cổ cho trẻ nhỏ và trong nhà. Câu biểu lộ những quan niệm chất phác của họ về đạo lí trong cuộc sống. (Theo Truyện cổ Grim) b) Các là lời ru ngọt ngào nâng bổng đôi cánh tâm hồn trẻ thơ, để lại những ấn tượng đẹp, sâu sắc, đầy ý nghĩa trong cuộc đời của trẻ. An-đéc- xen, nhà văn danh tiếng của Đan Mạch, trong cuốn tự sự “ cổ tích về đời tôi” đã nói: “Những tôi được nghe mẹ kể thời thơ ấu là những chiếc “lông cánh” đầu tiên của trí tuệ và tâm hồn tôi”. (Theo 101 truyện mẹ kể con nghe) 2. Từ nào dưới đây viết sai chính tả? Viết lại cho đúng vào bên cạnh: a) hoạ sỉ: c) vạm vỡ: đ) giảng giải: b) thiếu nử: d) thẩm mĩ: e) di sản: Bài tập 2. 1. Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai là gì? a. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. b. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). c. Bạn Nam không phải là học sinh giỏi. d. Em là học sinh lớp 4. 2. Viết vào bảng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai là gì? ở trên Câu Chủ ngữ Vị ngữ Bài tập 3. Đọc bài đồng dao sau và trả lời câu hỏi. KÌ ĐÀ, CẮC KÉ Kì đà là cha cắc ké Cắc ké là mẹ kì nhông Kì nhông là ông cà cưỡng Cà cưỡng là dượng kì đà Kì đà là cha cắc ké.
  3. 1. Trong bài đồng dao, có mấy câu kể Ai là gì? a. Ba câu b. Bốn câu c. Năm câu 2. Vị ngữ trong những câu kể Ai là gì? trên có điểm gì giống nhau? a. Đều được nối với chủ ngữ bằng từ là. b. Đều do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. c. Đều chỉ đặc điểm của các con vật. Bài tập 4. 1. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu kể Ai là gì? Trong bài đồng dao: Bí ngô là cô đậu nành. TT A B 1 Bí ngô là anh dưa chuột 2 Đậu nành là chị ruột dưa gang 3 Dưa chuột là cô đậu nành 4 Dưa gang là cậu bí ngô 5 Dưa hấu là chị chàng dưa hấu 2. Thêm chủ ngữ thích hợp vào trước vị ngữ để tạo câu kể Ai là gì? a) là thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. b) là một bãi biển đẹp. c) là một ca sĩ nổi tiếng. Bài tập 5: Viết đoạn văn giới thiệu về các bạn trong chi đội em, trong đó có 4 - 5 câu kể Ai là gì?
  4. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 25 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền tiếng bắt đầu bằng r, d, gi để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây: CHÁY NHÀ HÀNG XÓM Trong làng nọ có nhà bị cháy, cả làng đổ , kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức đám cháy. có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ: - Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm. Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, thổi manh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ ông ta mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách lửa. Nhưng không kịp nữa Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. (Truyện ngụ ngôn) 2) Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh: a) Trẻ l ba cả nhà học nói c) Có b thì vái tứ phương b) L ông không bằng cồng bà d) Dốt đ đâu học cũng biết. Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Rắn đuôi kêu là một loại rắn hung dữ và có độc tính rất mạnh (1). Khi chúng lắc đuôi một cách mạnh mẽ, chúng sẽ phát ra tiếng kêu “két, két” (2). Bí mật là nằm ở chóp đuôi của rắn (3). Chóp đuôi của rắn được bao bọc bởi các lớp vảy sừng, các vảy sừng bao quanh một khoang trống - khoang trống ấy lại bị chất sừng phân thành hai bong bóng rỗng hình tròn (4). Cùng với sự chấn động khi có sự va vào từng đợt của các luồng khí, bong bóng khí trong đuôi rắn sẽ tạo ra âm thanh. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) 1. Các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn trên là những câu nào? a. câu 1, câu 2 b. câu 3, câu 4 c. câu 1, câu 3 2. Câu: Rắn đuôi kêu là một loại rắn hung dữ và có độc tính rất mạnh có chủ ngữ là gì? a. Rắn b. Rắn đuôi kêu c. Rắn đuôi kêu là một loại rắn Bài tập 3. Đặt câu kể Ai là gì? có các từ ngữ sau làm chủ ngữ a) Lớp 4A b) Mẹ tôi c) Hoa hồng
  5. Bài tập 4. Trả lời câu hỏi 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nghĩa của từ dũng cảm? a. Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm. b. Dám chống lại kẻ xấu. c. Không sợ chết. 2. Từ dũng cảm có thể điền vào chỗ trống ở dòng nào dưới đây? a. phát biểu ý kiến trước lớp. b. xông vào dập đám cháy. c. ở nhà một mình. Bài tập 5. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a) Chúng tôi đứng bên một cây liễu; trước mặt là Tây Hồ mà sóng đến vỗ róc rách ngay dưới chân. Bên trái chúng tôi là một bụi tre nhỏ, cành hơi ngả nghiêng theo chiều gió, khe khẽ ca cái bài ca xao xác của những lá vàng khô. (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) b) Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn, bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì! (Theo Vũ Tú Nam, Văn miêu tả và kể chuyện) 1. Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào là phần mở bài của bài văn miêu tả cây cối? a. Đoạn a b. Đoạn b c. Cả hai đoạn 2. Đoạn mở bài trên thuộc kiểu mở bài nào? a. Trực tiếp b. Gián tiếp 3. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả một cây mà em thích.
  6. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 26 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Thấy giặc âm mưu chiếm (lước, nước) ta, Quốc Toản (niều, liều) chết gặp Vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết (no, lo) cho nước (lên, nên) tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, (nại, lại) căm giận (nũ, lũ) giặc, (nên, lên) nghiến răng, xiết chặt bàn tay, (nàm, làm) (lát, nát) quả cam quý. 2) Điền vào chỗ trống in hoặc inh: a) Thái b nên gắng sức - Non nước ấy ngàn thu. b) Một nong kén là ch nén tơ. c) Mẹ già như chuối ch cây. d) Phú quý s lễ nghĩa. Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Những câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai là gì? a. Bạn Nam đi học muộn là vi phạm nội quy của nhà trường. b. Là lớp trưởng, tôi luôn cố gắng trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. c. Bạn Lam và bạn Linh đều không phải là thành viên của câu lạc bộ Em yêu thơ. 2. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong câu “Bạn Lam và bạn Linh đều không phải là thành viên của câu lạc bộ Em yêu thơ”. 3. Gạch dưới bộ phận vi ngữ trong câu: “Bạn Nam đi học muộn là vi phạm nội quy của nhà trường”. 4. Đọc kĩ hai câu trên (nêu ở 2 và 3) và chỉ ra: a) Câu dùng để giới thiệu là câu: b) Câu dùng để nhận định là câu: Bài tập 3. Viết hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về lòng dũng cảm
  7. Bài tập 4. 1. Viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một cây em thích. 2. Dựa vào bài thơ sau, lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cây dừa. Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Ai đem nước ngọt nước lành Ai mang bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Trần Đăng Khoa)
  8. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 27 Bài tập 1: 1) Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn thơ sau: Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một xắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, dừng cây, Non cao gió rựng, sông đầy nắng chang. Sum sê soài biếc, cam vàng, Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi. (Theo Lê Anh Xuân) 2) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã: Khi mùa đông đến ngập tràn băng tuyết, nhiệt độ không khí giam thấp, thực vật đều héo tàn đến mức chi còn lại nhưng cây khô. Côn trùng đều nằm cuộn dưới đất hoặc nhưng góc khó bị phát giác. Động vật hoang da chi có thê đi ngu đông. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Bác lính đi đầu, dẫn họ vào bảo người đi săn: - Anh phải trở lại xem khi bọn mình tóm cẳng chúng rồi, chung sẽ đú đởn thế nào. Bác bố trí cho cả bọn đứng quanh lũ cướp rồi bác cầm chai uống một hơi, vung chai lên đầu chúng, kêu: - Tất cả chúng bay phải sống! Ngay lúc đó, chúng lại cử động, nhưng chúng bị quật xuống, chân tay bị trói lại. Rồi bác lính bảo ném chúng như ném những cái bị lên một chiếc xe. (Theo Truyện cổ Grim) 1. Viết lại các câu khiến trong đoạn văn trên 2. Bác lính dùng những câu khiến trên để làm gì? a. Để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. b. Để hỏi những điều chưa biết. c. Để bày tỏ cảm xúc.
  9. 3. Ở cuối các câu khiến trên, có những dấu câu nào? a. Dấu chấm than b. Dấu chấm c. Cả hai dấu trên 4. Đặt hai câu khiến để bày tỏ mong muốn của mình với một bạn trong lớp: a) b) Bài tập 3. Chuyển câu kể “Lan tưới rau” thành các câu khiến: a) b) Bài tập 4. Tập làm văn (kiểm tra viết): Tả một cây mà em yêu thích (chú ý mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng) (Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu về cây định tả: Cây đó của ai? Trồng ở đâu? Vì sao em chọn cây này để tả? Thân bài: Đặc điểm của cây định tả (tả từng bộ phận của cây): tầm vóc, hình dáng; rễ, thân, cành, lá có đặc điểm gì? Công dụng của cây trong đời sống. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây).
  10. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 28 Ôn tập giữa học kỳ II Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống: a) r/d/gi: ập ờn, òn ã; ồn ập; eo vang; eo hạt; ản ị b) tr/ch: e ở; ăn ở; ân ọng; ân thành; tuyên uyền. c) x/s: lao ao; ao nhãng; dòng ông; ông trận; inh hoạt; inh ắn. 2) Chọn cách viết đúng a. xiếc chặt b. xiết chặt c. gạo lứt d. gạo lức đ. con nhệnh e. con nhện g. quả chính h. quả chín Bài tập 2. Tìm 5 từ cho mỗi trường hợp sau: a) Thể hiện trí tuệ của con người: b) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe của con người. c) Gần nghĩa với từ dũng cảm: d) Chỉ những đức tính tốt đẹp của con người: Bài tập 3. 1. Viết tiếp những từ ngữ phù hợp để tạo câu kể a) Ai làm gì? Các bạn học sinh b) Ai thế nào? Những cây phượng c) Ai là gì? Gấu trúc
  11. 2. Câu nào dưới đây là câu khiến? a. Mong muốn của mẹ là con chăm chỉ học. b. Mẹ muốn con chăm chỉ hơn trong học tập. c. Con hãy chăm chỉ học đi. d. Sao con không chăm chỉ học thế? Bài tập 4. Viết đoạn văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích bằng lời của chính đồ vật đó. Bài tập 5. Viết bài văn miêu tả một cây được trồng ở sân trường em.
  12. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 29 Bài tập 1: 1) Tìm từ bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa: a) Làm cho tóc mượt bằng lược: b) Món ăn làm bằng thịt, cá hoặc tôm thái miếng, băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị rồi rán hoặc nướng: c) Đưa lại cho người khác cái đã vay: d) Mỗi mặt của từng tờ trong sách, báo, vở: 2) Tìm thành ngữ, tục ngữ có tiếng chứa vần êt hoặc êch: a) Ví người ít tiếp xúc với bên ngoài nên hiểu biết hạn hẹp: b) Chỉ sự làm việc đến cùng, không có thể làm hơn được nữa: c) Ví tình thế đang lúc nguy ngập, lại gặp được lối thoát: Bài tập 2. Trả lời câu hỏi 1. Từ nào không gần nghĩa với từ du lịch? a. du ngoạn b. du hành đ. du kích b. du hí d. du xuân 2. Các từ khảo sát, thăm dò, tìm hiểu khiến em liên tưởng đến từ nào dưới đây? a. thám tử b. thám hiểm c. thám hoa Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới những câu khiến thể hiện phép lịch sự trong mỗi cặp câu sau: a. - Mở cửa sổ ra cái! - Bạn có thể mở cửa sổ giúp mình được không? b. - Này! Chiều qua chị nói gì? - Em không nhớ chiều qua chị đã nói gì với em. c. - Tắt ti vi đi!
  13. - Lan ơi, tắt giúp mình cái ti vi với! d. - Im đi xem nào! - Bạn làm ơn im lặng một chút đi! 2. Những câu em vừa chọn đã sử dụng biện pháp gì để thể hiện phép lịch sự? a. Dùng câu hỏi và câu kể b. Thêm từ làm ơn, giúp, giùm vào trước và sau danh từ. c. Cả hai ý trên. Bài tập 4. Thực hiện theo yêu cầu 1. Tóm tắt bản tin sau trong khoảng 2 - 3 câu. Ngay từ 2000 năm trước, vào thời La Mã cổ, người ta đã dùng chim câu để đưa thư. Họ gọi những chú chim câu thay con truyền tin này là “bồ câu đưa thư”. Ngày nay, người ta còn dùng chim câu để tổ chức các cuộc thi thểt hao, loại chim câu này được gọi là “chim câu đua”. Trong quân đội tời hiện đại, tuy có các thiết bị truyền thông có tính năng ưu việt, nhưng họ vẫn huấn luyện bồ câu đưa thư, để sử dụng dự bị vào những lúc thiết bị truyền thông khác bị mất tác dụng. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Bài tập 5. 1. Bài văn miêu tả con vật thường có mấy phần? Đó là những phần nào? 2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật mà em yêu quý.
  14. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 30 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Gạch dưới những từ viết sai chính tả ra đi, gia súc, da trời, giại khờ, giãi bầy, dan dối, gia tộc, gia sức, ra nhập, gia hiệu, giã dời, giẻo dai, dễ giãi 2) Điền vào chỗ trống v, d, r hoặc gi: a) Trên mấy cây cao cạnh nhà, e đua nhau kêu a ả. b) Tiếng côn trùng ỉ ả cũng lắng ần, rồi tất cả chìm ào ấc ngủ c) Đôi mắt ông lão đỏ dọc, àn ụa nước mắc. Bài tập 2. Nối nội dung ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B TT A B 1 Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm bão, vực sâu, rừng rậm, sa mạc 2 Những khó khăn nguy hiểm cần quần áo, đồ ăn, la bàn, vũ khí vượt qua. 3 Những đức tính cần thiết của người can đảm, hiếu kì, không ngại tham gia cuộc thám hiểm khổ, kiên trì, dũng cảm. Bài tập 3. Đặt câu cảm cho tình huống sau: a) Em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Bố thưởng cho em một kì nghỉ ở biển. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự vui mừng. b) Một bạn lớp em đoạt giải Nhất trong cuộc thi Giao lưu Toán tuổi thơ do tỉnh tổ chức. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục. Bài tập 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Một con vịt mái màu xám. Nó là loài vịt bầu, nuôi đẻ lấy trứng. Chị chàng đã hơn một năm tuổi, thân hình béo nục, đầu lốm đốm đen, mỏ vàng. Chỉ có mỗi cái cổ của chị là đặc biệt: nó hơi dài và thắt ngẵng lại đến nỗi cứ như thể không phải là cái cổ của chính chị vịt bầu này. Có lần, em nghe ông em nói rằng, chọn giống vịt đẻ là phải nhằm con nào cổ bé, đuôi nặng. Đôi mắt của chị vịt, tuy chẳng còn
  15. vẻ ngây thơ của những chú vịt con, nhưng cũng ngơ ngác, lung linh như hai giọt nước màu nâu sẫm, đọng lại kín đáo trong kẽ lá non. Đôi chân màu hồng, có màng, khi xuống nước thì lập tức thành cái bơi chèo, bơi nhanh thoăn thoắt. (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) 1. Tác giả đã miêu tả mấy bộ phận của con vịt bầu? a. Bốn bộ phận. Đó là: b. Năm bộ phận. Đó là: c. Sáu bộ phận. Đó là: 2. Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên là hình ảnh miêu tả bộ phận nào của con vịt? Ghi lại hình ảnh đó. a. Thân hình. Đó là: b. Đôi mắt. Đó là: c. Đôi chân. Đó là: Bài tập 5. Điền thông tin vào mẫu để hoàn chỉnh Giấy khai sinh của em: UBND xã, phường CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu TP/HT-2 Quận, huyện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: Tỉnh, thành phố Quyển số: GIẤY KHAI SINH Họ và tên: Nam hay Nữ: Ngày, tháng, năm sinh: / / (ghi bằng chữ): Nơi sinh: Dân tộc: Quốc tịch: Phần khai về cha mẹ Người mẹ Người cha Họ và tên Tuổi Dân tộc Quốc tịch Nghề nghiệp Nơi thường trú Họ, tên, tuổi, nơi thường trú, số giấy chứng minh của người đứng khai: Đăng ký, ngày tháng năm NGƯỜI ĐỨNG KHAI KÍ T/M UỶ BAN NHÂN DÂN
  16. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 31 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống l hoặc n: Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi ồng ộng Hàng bụt mọc trầm tư ét thẳng bên bờ ao Gió heo may trong cành đa ao xao tìm gọi ắng Lê-nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào. (Theo Việt Phương) 2) Viết tiếp ba từ láy chỉ hình dáng hoặc tính tình của con người: a) Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi. M: nhỏ nhắn, b) Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã. M: bẽn lẽn, Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Các chiến sĩ hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do, độc lập. b) Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường, tu bi đông nước ừng ực. c) Sáng sớm, trên cửa kính của ngôi nhà đầy những hạt nước đã đóng băng. d) Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn. 2. Trong những câu trên, câu có trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Đó là câu: Ở đâu? Đó là câu: Vì sao? Đó là câu: Để làm gì? Đó là câu: 3. Thêm trạng ngữ để hoàn chỉnh câu: a) , bà con nông dân đang gặt lúa. b) , các em nhỏ đang hối hả đến trường. c) , chúng ta phải chăm chỉ tập thể dục. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh câu:
  17. a) , xe cộ đi lại tấp nập. b) , cô ca sĩ đang hát say sưa. c) , lúa đã ngả màu vàng. 2. Thêm chủ ngữ, vị ngữ để hoàn chỉnh câu: a) Trên sân, b) Trong lớp, c) Trên biển, Bài tập 4. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi CHIM BÓI CÁ Trên một cành tre mảnh dẻ, lướt xuống mặt ao, một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo. Lông cánh nó xanh biếc như lơ, mình nó nhỏ, mỏ nó dài, lông ức nó màu hung hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu mình trên cành tre, cổ rụt lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó nghỉ. Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt: trong cái mỏ dài và nhọn, người ta thấy một con cá nhỏ mình trắng như bạc, mắc nằm ngang. Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, nó nuốt xong mồi, rồi lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước. (Theo Lê Văn Hòe) a) Bài văn tả những bộ phận nào của chim bói cá? b) Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả Bài tập 5. Viết tiếp đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Cô mèo ấy trông mới điệu làm sao!
  18. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 32 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống s hoặc x: Mùa uân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng a bay tới, lượn vòng trên bến đò, đuổi nhau ập è chung quanh những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi oi dài nổi lên đây đó giữa ông những con giang, con ếu cao gần bằng người, không biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng óa. 2) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ: a) Đầu đuôi chuột c) Nước lá khoai. b) Cá mè lứa d) Chạy long gáy Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Nhờ lạc quan, yêu đời, Bác vẫn sống ung dung trong mọi hoàn cảnh. b) Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải nghỉ học. c) Tại vì không nghe lời mẹ, Cún con đã lạc đường. 2. Trạng ngữ trong các câu trên trả lời cho những câu hỏi nào? a) Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? b) Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? c) Ở đâu? Nơi nào? 3. Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân để hoàn chỉnh câu: a) , mái tóc bà bạc trắng. b) , đường trở nên lầy lội. c) , bác Lê phải lao động quần quật cả ngày. 4. Viết một đoạn văn tả ngoại hình hoặc hoạt động của một con vật em đã từng biết hoặc nhìn thấy.
  19. Bài tập 3. Viết kết bài mở rộng cho bài văn sau LŨ VỊT BẦU Lâu rồi, em mới có dịp về thăm Củ Chi - nơi đó là quê ngoại của em. Bên con đường làng có một cái đầm rộng, trong đó lũ vịt bầu đang ngụp lặn, bơi lội kiếm mồi. Chẳng biết bầy vịt này là của ai, trông chúng mập mạp, đáng yêu. Con nào con nấy trông trắng toát. Riêng một chú vịt hình như đã ăn no, đứng rỉa lông, rỉa cánh trên bờ. Cái mỏ chú vàng nhạt, dẹp và dài luôn hếch qua hếch lại. Cái đầu xinh xinh, phía trên có một chỏm lông dựng đứng trông giống chiếc mũ lông công của người da đỏ. Đôi mắt nhỏ chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh, lúc nào cũng lóng lánh đưa qua, đưa lại như có nước. Sau một hồi ria lông, chú lạch bạch đì lại trên bờ, đuôi chú ngúc ngắc trông thật buồn cười. Hai chân chú ngắn ngủn. Bàn chân màu vàng có màng để bơi. Chợt mắt chú sáng rực lên, hình như chú đã phát hiện thấy một con cá đang bơi dưới nước. Chú lật đà lật đật xuống đầm, đôi chân bơi nhanh, đẩy thân mình lướt trên mặt nước và cặp ngay chú cá con vào mỏ. Tội nghiệp chú cá đang quẫy đành đạch. Sau đó, chú xốc xốc mấy cái rồi nuốt chửng chú cá con vào bụng. Ở trên bờ, chú đi lại rất chậm chạp, thế nhung khi xuống nước, chú bơi rất nhanh giống như một chiếc thuyền đang lướt trên mặt nước. Thỉnh thoảng, chú lại chổng ngược đuôi lên trời, đầu cắm xuống nước để bắt mồi. Khi ăn no, chú vươn mình, vỗ đôi cánh phành phạch, miệng kêu “cạc, cạc ”. Vịt là loài gia cầm đẻ nhiều và cũng là một vận động viên bơi lội tài giỏi. (Theo Nguyễn Thi Kim Dung, Câu hỏi và bài tập bắc nghiêm tự luận)
  20. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 33 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống: tiếng có vần iu hoặc iêu để hoàn chỉnh thành ngữ, tục ngữ: a) Gió bấc h h , sếu kêu thì rét c) Say như đ đổ. b) Tích t thành đại. d) Đất xấu trồng cây khẳng kh 2) Đặt câu có tiếng: a) chả: b) trả: c) diều: d) dìu: Bài tập 2. Trả lời câu hỏi 1. Nhóm từ ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Lạc quan - Yêu đời? a) đi lạc, lạc đà, lạc đề b) lạc quan, lạc nghiệp c) lạc hậu, lạc lõng 2. Tiếng quan trong câu “Óc quan sát của nó rất tinh tế” có nghĩa nào? a) quan lại b) nhìn, xem c) liên hệ, gắn bó 3. Chọn từ thích hợp ở bài 1 để điền vào chỗ trống: a) Chị ấy luôn sống yêu đời. b) Nó đứng giữa chợ. c) Bài kiểm tra hôm nay của nó bị 4. Ghi lại một câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) , chúng em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. b) , mẹ em đã dậy từ sáng hái rau. c) , em phải dậy thật sớm. 2. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) Để có sức khỏe tốt,
  21. b) Để giữ vững biên cương của Tổ quốc, c) Để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, Bài tập 4. Tả một con vật mà em đã từng biết Bài tập 5. Em sơ xuất làm mất thẻ học sinh. Hãy điền vào mẫu sau để xin làm lại thẻ. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN/HUYỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TIỂU HỌC , ngày tháng năm ĐĂNG KÝ LÀM LẠI THẺ HỌC SINH Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Tiểu học - Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A Họ và tên: Ngày sinh: Lớp: Nơi sinh: Quê quán: Chỗ ở hiện nay: Điện thoại: Lí do xin làm lại thẻ học sinh: Em xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. Xác nhận của cô giáo chủ nhiệm Người viết đơn
  22. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 34 Bài tập 1: 1) Điền vào chỗ trống từ ngữ chứa tiếng ở cột bên trái. Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ rải rong dải dong giải giong 2) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã: Vu trụ rộng vô cùng tận, cho đến nay vân chưa có ai biết được rằng rốt cuộc vu trụ rộng bao nhiêu, ngay ca các nhà khoa học cung không có cách nào tra lời được rằng tận cùng cua vu trụ là ơ đâu. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Bài tập 2. Đọc các câu sau và thực hiện theo yêu cầu a) Bằng thái độ lạnh lùng, cụ già đã dạy cho tên phát xít Đức một bài học nhẹ nhàng nhưng sâu cay. b) Với niềm tin vào một truyền thuyết, Xa-da-cô đã lặng lẽ gấp những con sếu trong những ngày cuối cùng của đời mình ở bệnh viện. 1. Gạch dưới những trạng ngữ trong mỗi câu trên. 2. Những trạng ngữ trên trả lời cho câu hỏi nào? a. Bằng cái gì? Với cái gì? b. Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? c. Ở đâu? Vì sao? 3. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho mỗi câu sau: a) , ngày nào bạn Lan cũng vượt qua 30 cây số để đến trường. b) , cô ấy đã chiến thắng được căn bệnh hiểm nghèo.
  23. Bài tập 3. Giả định em cần xin chuyển trường để thuận tiện cho việc đi học, em hãy giúp mẹ điền những nội dung cần thiết vào giấy giới thiệu dưới đây. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN/HUYỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: THKT , ngày tháng năm GIẤY GIỚI THIỆU Kính gửi Ban Giám hiệu Trường: Ban giám hiệu trường: Xin giới thiệu ông (bà): Là phụ huynh em: Hiện đang là học sinh lớp: Trường: Đến trường Tiểu học: Để liên hệ xin chuyển trường cho học sinh: Rất mong quý trường tạo mọi điều kiện tiếp nhận. , ngày tháng năm HỒ SƠ KÈM THEO HIỆU TRƯỞNG - Học bạ hợp lệ - Giấy khai sinh - Phiếu điểm Lê Văn A
  24. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 35 Bài tập 1: Điền vào chỗ trống 1) r, d hoặc gi: - Ngoài đường có tiếng ao hàng. - Tôi mua một con ao nhíp để ọc ấy - Dạo này trời ét quá, mọi người un cầm cập. 2) iu hoặc iêu: phì nh , gió thổi h h , buổi ch , th th ngủ. 3) x hoặc s: chiếc bè trôi uôi dòng, dòng uối, nắng ớm, ua tan. Bài tập 2. 1. Xếp các từ có tiếng “lạc” ở dưới vào cùng nhóm nghĩa: a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”: b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “sai, lầm”: (lạc quan, lạc nghiệp, lạc hướng, lạc điệu, lạc đề, lạc lối) 2. Theo em “khám phá” là gì? a) Tìm hiểu về đời sống xung quanh mình. b) Tìm hiểu những vấn đề khó khăn có thể nguy hiểm. c) Phát hiện ra nhiều điều ẩn giấu, bí mật. Bài tập 3. Trong câu, bộ phận trả lời mỗi câu hỏi dưới đây gọi là gì? a) Ở đâu? b) Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? c) Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? d) Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? e) Bằng cái gì? Với cái gì? Bài tập 4. 1. Chọn câu có trạng ngữ và gạch dưới trạng ngữ của câu đó a. Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. b. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. c. Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu nở. d. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa.
  25. 2. Lần lượt thêm trạng ngữ cho câu: “Hoa giấy nở rực rỡ” để: a) Có trạng ngữ chỉ thời gian: b) Có trạng ngữ chỉ nơi chốn: Bài tập 5. Tả con vật mà em yêu thích
  26. Họ và tên: Lớp: KIỂM TRA CUỐI NĂM Điểm A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thầm NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất!”. Nghe thấy vậy, nến vui suớng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu.”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo Internet) II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng: 1. Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? a. Vì ngọn nến thấy mình được được mọi người trầm trồ khen ngợi. b. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích. c. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp. 2. Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? a. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được.
  27. b. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết và chịu thiệt thòi. c. Vì khi bị cháy nóng quá, nến đau không chịu đựng được. 3. Ngọn nến có kết cục như thế nào? a. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật. b. Bị bỏ vào trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa. c. Được để trong bộ đổ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ. 4. Ngọn nến hiểu ra điều gì? a. Ánh sáng của nến không thể so được với đèn dầu. b. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi. c. Là một ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện. 5. Câu “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?’’ thuộc loại câu nào? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu hỏi 6. Trong câu “Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng.”, bộ phận nào là vị ngữ? a. được đem ra đặt ở giữa phòng. b. đem ra đặt ở giữa phòng. c. đặt ở giữa phòng. 7. Từ hạnh phúc trong câu “Nến chợt hiểu rằng nó rất hạnh phúc khi được cháy sáng cho mọi người.” thuộc loại từ nào? a. Động từ b. Tính từ c. Danh từ 8. Thêm trạng ngữ để hoàn chỉnh câu: , nến được thắp lên. B. Kiểm tra viết (học sinh làm vào giấy ô li - 10 điểm) I. Chính tả (nghe - viết, 4 điểm) ĐƯỜNG ĐI SA PA Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. (Theo Nguyễn Phan Hách) II. Tập làm văn (6 điểm): Tả hình dáng và hoạt động của một chú mèo.