5 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4

doc 14 trang minhtam 27/10/2022 9822
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc5_de_on_tap_giua_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: 5 Đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. 5 ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - GIỮA KÌ 2 LỚP 4 ĐỀ SỐ 1 Họ và tên: Lớp: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 4, 8, 10 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1: Câu chuyện có mấy nhân vật? (M1-0,5đ) A. 2 nhân vật. Đó là: B. 3 nhân vật. Đó là: A. 4 nhân vật. Đó là: B. 5 nhân vật. Đó là: Câu 2: Ốc Sên thắc mắc với mẹ điều gì? (M1-0,5đ) A. Vì sao họ nhà Sên chạy chậm? B. Vì sao họ nhà Sên lại có cái bình trên lưng C. Vì sao cơ thể của Sên không có xương? D. Vì sao họ nhà Sên không bay được như loài bướm? Câu 3: Ban đầu, mẹ Ốc Sên đã giải thích thế nào để Ốc Sên hiểu? (M2-0,5đ) Câu 4: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? (M2-0,5đ) A. Với mẹ Ốc Sên B. Với Giun Đất và Sâu Róm B. Với Sâu Róm và Bướm D. Với Giun Đất và Bướm Câu 5: Ốc Sên đã khóc vì điều gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S (M2-0,5đ) Vì cơ thể không có xương và đi lại chậm chạp. Vì cả bầu trời và mặt đất đều không che chở cho Ốc Sên Câu 6: Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ? ( M3-1đ)
  2. Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta. Câu 7: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? (M4-1đ) Câu 8: Dấu gạch ngang trong câu: "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. có tác dụng gì? (M1-0,5 đ) A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong hội thoại. B. Đánh dấu phần chú thích C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật Câu 9: Chuyển câu sau thành câu kể Ai-là gì? (M4-0,5đ) Ốc Sên không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò. Câu 10: Câu “Ốc sên mẹ an ủi con.” thuộc kiểu câu (M1-0,5đ) A. Ai- là gì? B. Ai- thế nào? C. Ai-làm gì? D. Các đáp án đều sai Câu 11: Động từ trong câu "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” là: (M3-0,5đ) Câu 12: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: (M2-0,5đ) Em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được.
  3. Họ và tên: Lớp: ĐỀ SỐ 2 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên ” Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới. (Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM) Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 2, 7, 9, 10 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1:( M1-0,5đ) Câu chuyện kể về Câu 2:( M1-0,5đ) Hạt mầm thứ nhất mong muốn điều gì? A. Muốn lớn lên thật nhanh B. Muốn nở hoa C. Muốn chào đón mùa xuân D. Muốn đón những tia nắng ấm áp Câu 3:( M2-0,5đ) Trong bài, hai hạt mầm thứ nhất đã làm gì để thực hiện mong muốn của mình? Đúng ghi Đ, sai ghi S Nhờ con người tưới nước thật nhiều. Thường xuyên tắm mình dưới nắng Cắm rễ thật sâu xuống lòng đất. Nằm im một chỗ để đảm bảo an toàn cho mình. Câu 4: ( M1-0,5đ) Chuyện gì đã xảy ra với hạt mầm thứ hai? Vì sao? Câu 5: Hãy nêu sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:( M4-1đ)
  4. Câu 6: :( M3-1đ) Viết 1-2 câu nói về lên suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ. Câu 7: :( M1-0,5đ) Dấu hai chấm trong câu: Hạt mầm thứ nhất nói: "Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên ”có tác dụng gì? A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong hội thoại. B. Đánh dấu phần chú thích C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật Câu 8:( M3-0,5đ) Chuyển câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi. Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ? Câu 9:( M1-0,5đ) Trong câu: “Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.” có mấy từ láy? A. 1 từ láy. Đó là: B. 2 từ láy. Đó là: A. 3 từ láy. Đó là: B. 4 từ láy. Đó là: Câu 10:( M1-0,5đ) Từ dịu dàng trong câu: “Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân ” là: A. Danh từ C. Động từ B. Tính từ D. Các đáp án đều sai Câu 11:( M1-0,5đ) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Câu 12:( M4-0,5đ) Đặt một câu kể Ai-là gì? có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về một trong hai hạt mầm trong câu chuyện trên: ĐỀ SỐ 3 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
  5. VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 3, 9, 10 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1:( M1-0,5đ) Chú kiến trong câu chuyện đang tha vật gì trên lưng? A. Một hạt cơm B. Một chiếc lá C. Một miếng mồi D. Một miếng bánh Câu 2: ( M1-0,5đ) So với con kiến, chiếc lá có hình dạng như thế nào? A. Chiếc lá nhỏ xíu như chú kiến B. Chiếc lá to gần bằng chú kiến C. Chiếc lá to hơn chú kiến một chút D. Chiếc lá to hơn chú kiến gấp nhiều lần Câu 3: ( M1-0,5đ) Chuyện gì đã xảy ra với chú kiến trong câu chuyện? A. Chú gặp phải một chú kiến khác, định cướp chiếc lá của chú. B. Gió thổi mạnh làm chiếc lá trên lưng nghiêng ngả như muốn rơi xuống C. Chú gặp một vết nứt trên nền xi măng. D. Chiếc lá bị rách tạo thành một vết nứt to. Câu 4: ( M2-0,5đ) Chú kiến trong câu chuyện đã làm gì sau đó? Đúng ghi Đ, sai ghi S Kiếm một chiếc lá khác làm cầu vượt qua vết nứt. Đặt chiếc lá xuống đất, một mình vượt qua vết nứt. Sang bờ bên kia, nó tiếp tục tìm kiếm một chiếc lá khác Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Câu 5: ( M4-1đ) Vì sao tác giả cho rằng: “Tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”?
  6. Câu 6: ( M3-1đ) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Câu 7: ( M2-0,25đ) Động từ trong câu: Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. là Câu 8: ( M3-0,5đ) Chuyển câu dưới đây thành câu khiến: Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước. Câu 9: ( M3-0,25đ) Từ “khó khăn” trong câu: “Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” là: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Các đáp án đều đúng Câu 10: ( M3-0,5đ) Trong bài có mấy từ láy? A. 1 từ láy. Đó là: B. 2 từ láy. Đó là: A. 3 từ láy. Đó là: B. 4 từ láy. Đó là: Câu 11: ( M2-0,5đ) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! Câu 12: ( M4-1đ) Đặt một câu kể Ai-thế nào?, một câu kể Ai-là gì? và một câu kể Ai- làm gì? để nói về chú kiến trong câu chuyện trên:
  7. ĐỀ SỐ 4 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: CÓ MỘT NGƯỜI ANH NHƯ THẾ Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006 Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 3, 6 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1: ( M1-0,5đ) Trong chuyện có mấy nhân vật? A. 1 nhân vật. Đó là: B. 2 nhân vật. Đó là: A. 3 nhân vật. Đó là: B. 4 nhân vật. Đó là: Câu 2. ( M2-0,5đ) Nhân vật tôi tự hào vì điều gì? A. Mình là một người anh mẫu mực B. Có thể tự mình mua được xe đạp C. Có thể tự mình đi được xe đạp. D. Được anh tặng một chiếc xe đạp vào ngày sinh nhật. Câu 3: ( M2-0,5đ) Thấy nhân vật tôi có chiếc xe đạp, cậu bé đã mơ ước điều gì? A. Cũng được anh tặng một chiếc xe đạp. B. Muốn được bố mẹ tặng một chiếc xe vào ngày sinh nhật. C. Muốn mua tặng cho em mình một chiếc xe vào ngày sinh nhật. D. Muốn kiếm đủ tiền chữa bệnh cho em trai. Câu 4: ( M3-1đ) Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? Câu 5. ( M4-1đ) Em thấy cậu bé trong câu chuyện là người như thế nào?
  8. Câu 6:( M2-0,5đ) Các dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. C. Đánh dấu phần chú thích D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 7:( M1-0,5đ) Câu: “ Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.” thuộc kiểu câu Câu 8: ( M2-1đ) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. Câu 9: ( M4-1đ) Sửa các dòng dưới đây thành câu hoàn chỉnh bằng hai cách Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí. a) Thêm từ ngữ b) Bớt từ ngữ Câu 10: ( M3-0,5đ) Trong các đoạn văn dưới đây, cầu khiến không được đặt sau dấu hai chấm và không có dấu gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó,khôI phục các dấu câu đi kèm và trình bày lại các câu văn theo đúng quy định. a/ Một lần, nhím đến thăm Rắn nước và bảo anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu. b/ Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, Lừa nói với ngựa tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi,dù chỉ chút ít thôi.
  9. ĐỀ SỐ 5 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NÓI LỜI CỔ VŨ Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp. Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : "Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày." Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An- tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó. (Theo Thu Hà) Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 3, 6 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1.(M1-0.5 điểm) Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? A. Ghi ta, dương cầm C. Ghi ta, kèn B. Dương cầm, kèn D. Kèn, trống Câu 2. (M2-0.5 điểm)Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp. C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá. D. Vì thính giác của cậu không tốt. Câu 3. (M1-0.5 điểm)Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá. B. Cậu không có năng khiếu C. Cậu không có đôi môi thích hợp. D. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn Câu 4. (M3-1 điểm)Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? Điều đó đã tác động tới cậu bé như thế nào?
  10. Câu 5: Theo em, nguyên nhân nào khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh? (M3-0.5 điểm) A. Vì cậu bé có năng khiến thiên bẩm B. Vì nhờ có lời cổ vũ của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên C. Vì cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi D. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài. Câu 6: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm) Câu 7.(0,5đ-M1) Động từ trong câu “Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.” là: A. Ngày kia B. gặp gỡ C. nhạc sĩ D. lừng danh Câu 8.(0,5đ-M2) Viết tiếp vào chỗ chấm: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn ở đoạn 2 là: Câu 9.(1,5 điểm- M4) Viết hai câu nói lên đề nghị của em với bố mẹ về việc tham gia một buổi ngoại khóa có sử dụng a) Câu hỏi: b) Câu khiến: Câu 10.(0,5 điểm- M1) Từ múp míp trong câu: “Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được.” là: A. Từ đơn C. Từ ghép phân loại B. Từ ghép tổng hợp D. Từ láy
  11. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Câu chuyện có mấy nhân vật? A. 2 nhân vật. Đó là: Ốc sên mẹ và ốc sên con Câu 2 4 8 10 Đáp án B B B C Câu 3: Ban đầu, mẹ Ốc Sên đã giải thích Vì cơ thể của chúng không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" Câu 5: Ốc Sên đã khóc vì điều gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S Vì cơ thể không có xương và đi lại chậm chạp. S Vì cả bầu trời và mặt đất đều không che chở cho Ốc Sên Đ Câu 6: "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta." có thể hiểu chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý những gì đang có, không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Câu 7: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là: Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Mình có thể thiệt thòi ở đây thì sẽ nhận được may mắn ở chỗ khác và ngược lại. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có. Dựa vào bản thân để vươn lên luôn mang lại cho bản thân cảm giác an toàn. Câu 9: Chuyển câu sau thành câu kể Ai-là gì? Ốc Sên là con vật không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò. Câu 11: Động từ trong câu "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” là có, chống đỡ, có thể, bò. Câu 12: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Câu chuyện kể về hai hạt mầm Câu 2 7 10 Đáp án A D B Câu 3: Trong bài, hai hạt mầm thứ nhất đã làm gì để thực hiện mong muốn của mình? Đúng ghi Đ, sai ghi S Nhờ con người tưới nước thật nhiều. S Thường xuyên tắm mình dưới nắng S Cắm rễ thật sâu xuống lòng đất. Đ Nằm im một chỗ để đảm bảo an toàn cho mình. S Câu 4: Chuyện gì đã xảy ra với hạt mầm thứ hai? Vì sao? Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm thứ hai nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức vì hạt mầm thứ hai đã không dám vượt qua những khó khăn thử thách của mình để thành công. Câu 5: Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là: - Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách. - Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.
  12. dCâu 6: Viết 1-2 câu nói về lên suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ. HS tự làm. Ví dụ: Để đạt được ước mơ cần biết kiên định với lựa chọn của mình, ước mơ của mình. Mỗi chúng ta cần vững tin, đương đầu với khó khăn thử thách để đạt được ước mơ. Câu 8: Chuyển câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi. Anh chị làm ơn nói chuyện nhỏ một chút ạ. Câu 9: Trong câu: “Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.” có mấy từ láy? A. 1 từ láy. Đó là: ấm áp Câu 11: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Câu 12: Đặt một câu kể Ai-làm gì có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về một trong hai hạt mầm trong câu chuyện trên: Hạt mầm thứ nhất là một con người biết ước mơ, biết vượt qua thử thách để đạt được ước mơ của mình. ĐỀ SỐ 3 Câu 1 2 3 9 Đáp án B D C A Câu 4: Chú kiến trong câu chuyện đã làm gì sau đó? Đúng ghi Đ, sai ghi S Kiếm một chiếc lá khác làm cầu vượt qua vết nứt. S Đặt chiếc lá xuống đất, một mình vượt qua vết nứt. Sang bờ bên kia, nó S tiếp tục tìm kiếm một chiếc lá khác Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt Đ qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Đ Câu 5: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”? Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống. Câu 6: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là chúng ta cần biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn. Câu 7: Động từ trong câu: Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. là: tưởng, quay lại, bò qua. Câu 8: Chuyển câu dưới đây thành câu khiến: Kiến hãy đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước nhé. Câu 10: Trong bài có mấy từ láy?
  13. A. 1 từ láy. Đó là: khó khăn Câu 11: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! Câu 12: Đặt một câu kể Ai-thế nào?, một câu kể Ai-là gì? và một câu kể Ai-làm gì? để nói về chú kiến trong câu chuyện trên: Chú kiến trong câu chuyện rất thông minh. Chú kiến trong câu chuyện là một con vật chăm chỉ, cần mẫn. Chú kiến một mình tha chiếc lá qua vết nứt trên nền xi măng. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Trong chuyện có mấy nhân vật? B. 2 nhân vật. Đó là: người dẫn chuyện, cậu bé ngồi xe lăn. Câu 2 3 6 Đáp án D C B Câu 4: Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? Câu nói cho thấy câu ấy rất quyết tâm để thực hiện ước mơ của mình. Câu 5. Em thấy cậu bé trong câu chuyện là người như thế nào? Đó là một cậu bé giàu tình cảm, giàu nghị lực và rất yêu thương em trai của mình. Câu 7: Câu: “ Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.” thuộc kiểu câu Ai- làm gì? Câu 8: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. Câu 9: Sửa các dòng dưới đây thành câu hoàn chỉnh bằng hai cách a) Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí đã in đậm trong trí nhớ của tôi. b) Bà chăm sóc tôi từng li, từng tí. Câu 10: Trong các đoạn văn dưới đây, cầu khiến không được đặt sau dấu hai chấm và không có dấu gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó,khôI phục các dấu câu đi kèm và trình bày lại các câu văn theo đúng quy định. a/ Một lần, nhím đến thăm Rắn nước và bảo: - Anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu. b/ Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, Lừa nói với ngựa : - Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi,dù chỉ chút ít thôi. ĐỀ SỐ 5 Câu 1 2 3 5 6 7 10 Đáp án B C C D C B D 4. Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? Điều đó đã tác động tới cậu bé như thế nào?(1 điểm)
  14. Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói với cậu bé: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.” Câu nói ấy đã tiếp thêm động lực cho cậu bé, khiến cậu bé thêm tự tin vào bản thân, tích cực rèn luyện để thành tài. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm) Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người. 8. Viết tiếp vào chỗ chấm: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn ở đoạn 2 là:(0,5đ-M2) dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. 9. Viết hai câu nói lên đề nghị của em với bố mẹ về việc tham gia một buổi ngoại khóa có sử dụng a) Câu hỏi: Bố mẹ có thể cho con tham gia buổi hoạt động của lớp không ạ? b) Câu khiến: Bố mẹ cho con tham gia buổi hoạt động của lớp nhé.