Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022
- KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ BÀI Câu 1: (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi “ Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy. Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.” (Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài, NXB Hội Nhà văn, 2012) Thực hiện các yêu cầu: 1. Xác định phép tu từ nổi bật của văn bản. (0,5 điểm) 2. Chỉ ra cụm động từ trong câu sau: “Con đã quên cả lời mẹ dặn.” (0,5điểm) 3. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6? (1.0 điểm) 4. Vì sao có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại? Hãy trả lời thật ngắn gọn. (1.0 điểm) Câu 2. (2,0 điểm): Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” (Trích “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 - 8 câu ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên. Câu 3 (5,0 điểm):
- Kể về một trải nghiệm vui mà em đã trải qua (làm một việc tốt, một giờ học thú vị, ) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn 6 Câu 1: (3.0 điểm). 1. Phép tu từ nổi bật của văn bản: Nhân hóa (0,5 điểm). 2. Cụm động từ: đã quên cả lời mẹ dặn (0,5 điểm). 3. - Nhận xét gì về tính cách ấy của nhân vật: Bọ Ngựa mang nét tính cách chưa đẹp: Bọ Ngựa hung hăng, xốc nổi, thích bắt nạt người khác, lại khoác lác (0,5 điểm). - Nét tính cách ấy có điểm giống nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài (0,5 điểm). 4. Đây là văn bản đồng thoại, vì: - Truyện viết cho trẻ em - Nhân vật là loài vật: Bọ Ngựa, Cồ Cộ - Nhân vật được nhân cách hóa, vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người. Câu 2: (2,0 điểm). Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Về mặt hình thức: (0,5 điểm) Trình bày đúng yêu cầu về hình thức của một đoạn văn đủ số câu,, diễn đạt trôi chảy rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. * Về nội dung: (1,5 điểm) Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm các ý sau đây: - Giới thiệu đoạn thơ: “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay của Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong đó, những vần thơ viết về giá trị của những câu chuyện cổ để lại bao xúc cảm nơi tâm hồn bạn đọc. - Cảm nhận về đoạn thơ: + Nghệ thuật: thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ, phép so sánh và hoán dụ -> Thể thơ lục bát ngọt ngào, âm điệu du dương, chan chứa cảm xúc -> Ngôn ngữ thơ gợi tả -> So sánh, hoán dụ + Nội dung: Những câu chuyện cổ lưu giữ kí ức, những suy nghĩ, tình cảm của ông cha ta xưa kia. Trong những câu chuyện cổ thấm đẫm giá trị
- nhân văn. Đọc những câu chuyện cổ ta như thấy được cả thế giới tâm hồn ông cha mình. Đây là cây cầu nối quá khứ với hiện tại, từ đó giúp ta thấu hiểu những bài học sống quý giá. - Đánh giá khái quát lại: Đoạn thơ rất thấm thía, gợi nhiều xúc động cho ta thêm trân trọng, yêu thương những giá trị tinh thần lưu giữ trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Câu 3: (5,0 điểm). * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kĩ năng viết bài văn tự sự. - Bài văn cần có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt. * Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài (0,5 điểm): - Giới thiệu về trải nghiệm. 2. Thân bài: (4,0 điểm): - Kể sự việc mở đầu: trải nghiệm gì? Diễn ra bao giờ? Diễn ra ở đâu? Có ai tham gia? - Sự việc phát triển như thế nào? - Sự việc cao trào? - sự việc kết thúc ra sao? 3. Kết bài(0,5 điểm): - Nói lên những mong ước, suy nghĩ của bản thân. ( Trên đây chỉ là định hướng chấm bài. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt trong quá trình đánh giá kết quả của học sinh).