Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử-Địa lí Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử-Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_dia_li_lop_4.doc
- ma tran.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử-Địa lí Lớp 4
- Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . KIỂM TRA CUỐI HỌC KI I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . NĂM HỌC Lớp: 4/ Môn: Lịch sử - Địa lí Trường: Tiểu học Ngày kiểm tra: Huyện: Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. LỊCH SỬ. ( 5 điểm ) Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (1 điểm) Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì ? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt. Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (1 điểm) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước năm nào? A. Năm 938 B. Năm 968 C. Năm 981 D. Năm 1009 Câu 3. Hãy nối sự kiện ở cột A với tên nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng. (1 điểm) A B a) Xây thành Cổ Loa 1. An Dương Vương b) Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt 2.Trần Hưng Đạo c) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên. 3. Lý Công Uẩn d) Dời kinh đô ra Đại La (Thăng Long) 4. Lý Thường Kiệt Câu 4. Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta? (1 điểm) Câu 5. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (1 điểm) Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La ? A. Vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc. B. Vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến. C. Trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt. D. Nơi ông đã được sinh ra và lớn lên.
- II. ĐỊA LÍ. ( 5 điểm ) Câu 6. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (1 điểm) Trung du Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về: A. khai thác khoáng sản. B. nuôi và đánh bắt cá. C. trồng cà phê lớn nhất nước ta. D. trồng chè và cây ăn quả. Câu 7. Hãy điền các từ (bờ biển, hình tam giác, Việt Trì, bằng phẳng) vào chỗ trống cho phù hợp. (1 điểm) Đồng bằng Bắc Bộ có dạng , với đỉnh ở , cạnh đáy là đường Đây là đồng bằng có bề mặt khá , nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. Câu 8. Chọn nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B thể hiện mối liên hệ giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. (1 điểm) A B 1. Đất dốc a) Trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh 2. Khí hậu lạnh quanh năm b) Làm ruộng bậc thang Câu 9. Tại sao Đà Lạt thu hút được nhiều khách du lịch ? (1 điểm) Câu 10. Để bảo vệ và khai thác rừng hợp lí ở địa phương, em cần phải làm gì ? (1 điểm) HẾT -
- PHÒNG GD & ĐT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH TÂN NĂM HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 4 HƯỚNG DẪN CHẤM I. LỊCH SỬ. ( 5 điểm ) Câu 1: (1 điểm) A. Văn Lang Câu 2: (1 điểm) B. Năm 968 Câu 3: (1 điểm) - Học sinh nối đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm a-1; b-4; c-2; d-3 Câu 4: (1 điểm) Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta ? Trả lời: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa đối với nước ta là: Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Câu 5: (1 điểm) C. Trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt II. ĐỊA LÍ. ( 5 điểm ) Câu 6: . (1 điểm) D. trồng chè và cây ăn quả. Câu 7: (1 điểm) Học sinh điền đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển Đây là đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. (1 điểm) Câu 8: Câu 9. 1 – b 2 – a (1 điểm) Câu 9: Đà Lạt thu hút được nhiều khách du lịch vì: (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm - Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Khí hậu quanh năm mát mẻ - Thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều rừng thông xanh tốt và nhiều thác nước đẹp nổi tiếng. - Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng phục vụ cho việc du lịch, nghỉ mát Câu 10: Để bảo vệ và khai thác rừng hợp lí ở địa phương, em cần: (1 điểm) Học sinh trả lời đúng 2 ý được điểm tối đa: Ví dụ - Tích cực trồng và bảo vệ rừng. - Khai thác tài nguyên rừng hợp lí. - Bảo vệ các loài chim, cò. - Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng - Lưu ý : HS có thể diễn đạt theo cách khác nếu đúng vẫn chấm điểm. HẾT -