Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (Có ma trận và đáp án)

docx 19 trang minhtam 9860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_7_8_9_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (Có ma trận và đáp án)

  1. Mẫu 01 PHÒNG GDĐT TP. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GDĐT TP. THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS ĐỒNG LIÊN Môn: – Lớp Môn: Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Thời gian làm bài: 90 phút (Đề kiểm tra gồm có trang) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng - Nhớ tên - Nêu được Nêu văn bản, nội dung được tên tác giả chính của cảm nhận I. Đọc - hiểu về vẻ đẹp đoạn; chỉ ra ngoại phép tu từ hình sánh và tác cường dụng trong tráng của câu văn cụ Dế Mèn thể Số câu 1 2 1 4 Tổng Số điểm 1,0 2,0 1,0 4,0 Tỉ lệ 10% 20% 10% 40% II. Làm văn Viết 01 bài văn miêu tả Số câu 1 1 Tổng Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60% 60% Tổng Số câu 1 2 1 1 5 Cộng Số điểm 1,0 2,0 1,0 6,0 10,0 Tỉ lệ 10% 20% 10% 60% 100% ĐỀ BÀI I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng
  2. phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc." (Trích Ngữ văn 6 - Tập 2) Câu 1 Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2 Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm) Câu 3 Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó. (1 điểm) Câu 4 Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích trên bằng 1 đoạn văn ngắn (Từ 3- 5 câu) (1,0 điểm) II. Làm văn: (6,0 điểm) Hãy tả lại quang cảnh mái trường thân yêu vào buổi sáng đầu tiên em tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19. HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm kiểm tra. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề kiểm tra, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
  3. + Tên văn bản: Bài học đường đời đầu tiên + Tên tác giả: Tô Hoài - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 2: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) - Tìm 02 từ mượn có trong đoạn trích: đình thần, lỗi lạc, công quán (HS tìm được các từ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 3: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) - Các câu sử dụng tu từ so sánh là: + Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. + Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. HS chỉ cần chi ra 1 trong 3 câu đạt 0,5 điểm. Chỉ ra được tác dụng cụ thể trong câu văn đó được 0,5 điểm. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 4: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp ngoại hình khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn, từ đó có ý thức luyện tập thể dục thể tháo và ăn uống khoa học điều độ và trau dồi vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. II. Làm văn: (6,0 điểm)
  4. Tiêu chí về nội dung phần bài viết: (5,0 điểm) 1. Mở bài: (1,0 điểm) - Giới thiệu về ngôi trường của em: tên trường, vị trí. - Hoàn cảnh em quay lại trường: buổi sáng đầu tiên em và các bạn tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19 - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Biết dẫn dắt, giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự vật được tả nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo. - Mức không đạt: (0 điểm) - Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài. 2. Thân bài: (3,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (3,0 điểm) Tả được a. Cảnh vật ngôi trường - Lần đầu em trở lại trường sau nhiều tháng dài thực hiện lệnh cách li, em vừa háo hức vừa hồi hộp. - Nhà em cách trường khoảng 500m. Nhìn từ xa ngôi trường thật đẹp, nằm lấp ló dưới những tán cây bàng. - Cảnh vật buổi sáng sớm thật yên bình, những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những tán lá bàng làm chói sáng lên những giọt sương còn đọng lại trên lá. - Ánh nắng như tô điểm thêm sắc hồng cho mái ngói đỏ của trường thêm rực rỡ trông như mồng của chú gà trống buổi sớm mai. - Từng làn gió thoáng nhẹ như làm cho tâm hồn trở nên thư thái thoải mái hơn. - Lâu không trở lại trường nhưng mọi thứ vẫn sạch sẽ tinh tươm do trước đó các cô lao công đã dọn dẹp cẩn thận. - Trên những thân cây xà cừ còn được gắn thêm những tấm bảng với những tiêu đề phòng chống Vovid-19. - Nhà trường cũng đã cho lắp thêm những bồn rửa tay có xà phòng ở trước các hành lang và những lọ rửa tay khô cho mỗi lớp. b. Cảnh sinh hoạt ở trường sau mùa dịch - Em đến trường đã thấy lác đác một số bạn ở sân trường rồi, một số bạn ngồi trong lớp. - Tiếng cười đùa vui vẻ của các bạn học sinh tạo cho em 1 cảm giác thật khó tả.
  5. - Trên sân trường lúc này cũng không còn náo nhiệt như trước nữa. Vì cả trường đang thực hiện lệnh giãn cách xã hội của thủ tướng chính phủ. - Đa số, ai ai cũng ngồi trong lớp và tránh tụ tập đông người. - Tùng tùng tùng tùng tiếng trống trường vang lên đúng lúc 7h kém 5 phút, báo hiệu buổi học chuẩn bị bắt đầu. - Các bạn nhanh chóng cầm lấy cặp và chạy đến xếp thành 4 hàng trước cửa từ từ đi vào lớp học. trả lại cảnh yên tĩnh lại cho sân trường. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 - 2,5 điểm) Chỉ đạt 1 trong 2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên. 3. Kết bài (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) - Cảm nghĩ của em về cảnh trường: Quang cảnh trường em thật đẹp, bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương của em gửi cả vào trong ấy. - Em sẽ nhớ mãi ngôi trường thân yêu này trong tâm trí. Dù sau này rời khỏi mái trường những có dịp về quê nhà em sẽ đến thăm trường. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài. Các tiêu chí khác: (1,0 điểm) 1. Hình thức: (0,5 điểm). - Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng. - Mức không đạt: (0 điểm) Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc. 2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) + Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt. + Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm vào viết văn tự sự. - Mức không đạt: Bài viết sơ lược, không biết kết hợp yếu tố kể, biểu cảm vào viết văn tự sự. * Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
  6. PHÒNG GDĐT TP. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: .Lớp: SBD: Chữ ký giám thị: . . Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo ĐỀ BÀI I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc." (Trích Ngữ văn 6 - Tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2 : Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm) Câu 3: Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó. (1 điểm) Câu 4 : Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích trên bằng 1 đoạn văn ngắn (Từ 3-5 câu) (1,0 điểm) II. Làm văn: (6,0 điểm) Hãy tả lại quang cảnh mái trường thân yêu vào buổi sáng đầu tiên em tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Bộ môn: Ngữ văn 7
  7. A. BẢNG MÔ TẢ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Nhận ra phương Vận dụng kiến Đọc – hiểu văn thức biểu đạt chính - Hiểu được lời thức phần đọc – bản của đoạn thơ. con muốn nói hiểu văn bản để viết đoạn văn với - Chỉ ra cặp từ trái với mẹ trong nghĩa có trong đoạn đoạn thơ. câu chủ đề: Mẹ ơi, thơ. con yêu mẹ! - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa. Tạo lập văn bản miêu tả tả cảnh giờ ra chơi. Tạo lập văn bản B. BẢNG MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng Cộng cao Chủ đề (Nội dung, chương ) - Nhận ra phương thức biểu đạt chính - Hiểu được Vận dụng kiến của đoạn văn. Chủ đề 1: nội dung của thức phần đọc – Đọc – hiểu - Nhận biết được đoạn văn. hiểu văn bản để biện pháp tu từ viết đoạn văn với văn bản được sử dụng trong câu chủ đề: Mẹ câu văn. ơi, con yêu mẹ! Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm: Số điểm: 0,5 Số điểm: 1,5 Số điểm:1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 15 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 30 % Tạo lập văn bản Tạo lập văn Chủ đề 2: biểu cảm về nội bản chứng Tạo lập văn dung bài thơ Mẹ minh tính ơi, con yêu mẹ! đúng đắn của bản câu tục ngữ
  8. Số câu: Số câu: Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 5 Số điểm: 7 Tỉ lệ: Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ:20 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 70 % Tổng số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 5 Tổng số Số điểm: 0,5 Số điểm:1,5 Số điểm: 3 Số điểm: 5 Số điểm: điểm: Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 15 % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 50 % 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 100 % C. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi. Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất Con thấy mình bé nhỏ làm sao.” (Hen-rích Hai-nơ: Thư gửi mẹ. Tế Hanh dịch) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? Câu 2. (1,5 điểm): Trong đoạn thơ có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. Hãy phát hiện và nêu tác dụng của cặp từ đó? Câu 3 (1 điểm): Qua đoạn thơ, em hiểu điều tâm sự của người con muốn nói với mẹ những gì? II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 4 (2 điểm): Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn biểu cảm (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!
  9. Câu 5 (5 điểm): Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. D. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1 - Phương thức biểu đạt chín: biểu cảm. (0,5 điểm) Câu 2 - Học sinh chỉ ra được cặp từ trái nghĩa: “ngẩng > Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn b.2. Chứng minh - Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:
  10. + “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay. + Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có. + Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. + Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng. + Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. - Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí: + Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo, + Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11, + Thờ cúng tổ tiên b.3. Mở rộng - Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. - Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp. - Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp. * Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 2 - 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Mẫu 01 PHÒNG GDĐT TP. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GDĐT TP. THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS ĐỒNG LIÊN Môn: – Lớp Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Thời gian làm bài: 90 phút (Đề kiểm tra gồm có trang) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề cộng Giải thích việc lặp lại tiếng chim tu Nhớ được hoàn hú ở đầu bài thơ 1. Văn học cảnh ra đời, thể thơ và cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
  11. Số câu: 1 1 2 Số điểm: 0,5 1,5 2 Tỉ lệ: 5 % 15 % 20% 2. Tiếng Việt - Nhận biết về kiểu câu Số câu: 1 1 Số điểm: 1 1 Tỉ lệ: 10% 10% 2. Tập làm văn Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em Văn thuyết minh về danh lam hãy giới thiệu về một di thắng cảnh tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương. Số câu: 1 1 Số điểm: 7 7 Tỉ lệ: 70% 70% Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1,5 1,5 7 10 Tỉ lệ: 15% 15 % 70% 100% ĐỀ BÀI Phần I: Đọc - hiểu Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007) Câu 1. (0.5 điểm): Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?
  12. Câu 2. (1.0 điểm): Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3. (1.5 điểm): Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì? Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 4. Em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương em. HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) 0.25 khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. 1 - Thể thơ lục bát. 0,25 - Kiểu câu cảm thán. - 0,25 Vì: + Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than. 0,75 2 + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do. Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa: - Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. - Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy 0,5 quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu. 0,5 3 - Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do 0,5 II. TẬP LÀM VĂN 7,0 - Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý. - Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giáo viên căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. * Yêu cầu chung: - Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu. 0,5 - Về kỹ năng:
  13. + Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài. + Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và 2 kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: - Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của tỉnh Thái 2 Nguyên. - Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau: + Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử). 2 + Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác). + Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương. 0,5 - Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân. Tổng 10.0 điểm Kí duyệt của BGH Kí duyệt tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Phó Hiệu trưởng Tổ trưởng Tổ CM PHÒNG GDĐT TP. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh Lớp SBD Chữ ký giám thị . . Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo ĐỀ BÀI I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  14. “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì? Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người. Câu 6 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. BÀI LÀM Mẫu 01 PHÒNG GDĐT TP. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GDĐT TP. THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS ĐỒNG LIÊN Môn: – Lớp Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Thời gian làm bài: 90 phút (Đề kiểm tra gồm có trang) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề thấp cao (Nội dung, chương ) - Nhận ra phương thức biểu đạt chính - Hiểu được của đoạn văn. Chủ đề 1: thông điệp mà Đọc – hiểu - Nhận biết được đoạn văn văn bản biện pháp tu từ được muốn gửi tới sử dụng trong câu người đọc. văn.
  15. - Chỉ ra được câu chủ đề của đoạn văn. - Nhận diện được thành phần biệt lập trong câu. Số câu: Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: Số câu: 4 Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: Số điểm: 3 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 30 % Viết đoạn văn Tạo lập văn Chủ đề 2: với chủ đề cho bản nghị luận Tạo lập văn sẵn. về một tác phẩm thơ. bản Số câu: Số câu: Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 5 Số điểm: 7 Tỉ lệ: Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 70 % Tổng số câu: Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 6 Tổng số điểm: Số điểm: 2 Số điểm:1 Số điểm: 2 Số điểm: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 100% ĐỀ BÀI I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì?
  16. Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người. Câu 6 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) III. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0.5 điểm). (0.5 điểm) - Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được Câu 2 sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai (1 điểm) hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. - Thông điệp có ý nghĩa nhất với em đó là nếu như chúng ta không có năng khiếu về một Câu 3 lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. Mà mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. Nhưng điều quan trọng nhất đó là (1.0 điểm) chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn Câu 4 (0,5 điểm) - Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" IV. TẠO LẬP VĂN BẢN - Hình thức (0,75 điểm): + Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả + Viết đủ số câu theo yêu cầu. + Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Nội dung (1,25 điểm): Nêu rõ được gía trị của bản thân : Câu 5 + Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn (2 điểm) (0,25 điểm). + Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời (0,5 điểm). + Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông (0,5 điểm).
  17. + Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống (0,5 điểm). Lưu ý: Nếu HS có những ý khác nhưng hợp lí thì vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những cách viết sáng tạo. * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ. - Bài làm có bố cục rõ ràng, * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài a. Khổ thơ đầu (HS cần làm rõ những ý nổi bật sau). - Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên. - Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về. - Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ. - Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững. Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương, đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn. b. Khổ thơ thứ hai - Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm Câu 6 nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. (5 điểm) - Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến. - Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu. - Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã. → Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn. c. Khổ thơ cuối - Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. - Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. 3. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
  18. * Cách cho điểm: - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Kí duyệt của BGH Kí duyệt tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Phó Hiệu trưởng Tổ trưởng Tổ CM PHÒNG GDĐT TP. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh .Lớp SBD: Chữ ký giám thị . . Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo ĐỀ BÀI I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)
  19. Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì? Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người. Câu 6 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. BÀI LÀM