Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)
- PHÒNG GD&ĐT . ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC8 Môn: SINH HỌC - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Loại bạch cầu nào có chức năng tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: A. Trung tính B. Limpho T C. Lim Phô B D. Đại thực bào Câu 2. Miễn dịch có được do tiêm chủng Vắc xin thuộc loại miễn dịch: A. Bẩm sinh B. Tập nhiễm C. Tự nhiên D. Nhân tạo Câu 3: Máu từ phổi về tim và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do: A. Chứa nhiều cacbonic B. Chứa nhiều oxi C. Chứa nhiều axit lactic D. Chưa nhiều dinh dưỡng. Câu 4: Nhóm máu nào sau đây trong huyết tương có kháng thể α, không có kháng thể β? A. Nhóm máu A B. Nhóm máu O C.Nhóm máu B D. Nhóm máu AB Câu 5: Hoạt động hô hấp có vai trò gì? A. Cung cấp oxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ B. Thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể. C. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường D. Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại Câu 6: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động nào? A. Biến đổi lí học B. Biến đổi hóa học C. Tiết dịch tiêu hóa D. Tất cả các đáp án trên. Câu 7: Loại chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở dạ dày? A. Gluxit B. Protein C. Lipit D. Axit nucleic Câu 8: Hoạt động nào dưới đây xảy ra ở ruột non: A. Tiêu hóa thức ăn loại Gluxit B. Hấp thu chất dinh dưỡng C. Tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng D. Đào thải các chất bã II. TỰ LUÂN (6 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu? b) Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào? Câu 3 (1,0 điểm): Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào? Câu 4 (1,5 điểm): Sự biến đổi hóa học các chất Protein, Gluxit, Lipit ở ruột non diễn ra như thế nào? Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HK I MÔN SINH 8 A. Trắc nghiệm: 4,0 điểm Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B C C D B C B. Tự luận: 6,0 điểm Câu Nội dung Điểm 1 a) Thành phần cấu tạo của máu: (2,0) Gồm: huyết tương (55% ) và các tế bào máu (45%) 0.5 Tế bào máu gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. b) Các hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu: - Sự thực bào: 0,5 + Do bạch cầu trung tính và mono thực hiện. + Chúng hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn, vi rút rôi ftieeu hóa chúng. - Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: 0,5 + Do tế bào Lim pho B thực hiện. + Tế bào B tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên. - Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh: 0,5 + Do bạch cầu Lim pho T thực hiện. + Tế bào T tiết ra các phân tử Protein đặc hiệu để phá hủy các tế bào của cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. 2 - Sự trao đổi khí (TĐK ) ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có 0.5 (1,5) nồng độ cao nơi có nồng độ thấp. - TĐK ở phổi: 0,5 + O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. + CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. - TĐK ở tế bào: 0,5 + O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. + CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. 3 * Các cơ quan tiêu hóa gồm: Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: 0.5 (1,0) - Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), trực tràng, hậu môn. 0,5 - Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. 4 ( 1,5) * Ở ruột non các chất trong thức ăn được biến đổi hóa học hoàn toàn thành các chất mà cơ thể hấp thụ được: 0,5 - Protein chuỗi dài → Pep tit → Axit amin - Tinh bột và đường đôi → Đường đôi → Đường đơn - Lipit → Các giọt Lipit nhỏ→ Axit béo + Glyxerin 1,0 - Axit nucleic → Nucleotit → Các thành phần cấu tạo của nucleotit