Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

docx 8 trang minhtam 5701
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

  1. Câu 1: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? A. Khác nhau. B. Giống nhau C. Có chất giống, có chất khác. D. Không xác định được Câu 2: Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray tàu hỏa người ta chừa 1 khe hở ? A. Tiết kiệm vật liệu. B. Khi nóng lên thanh ray nở ra C. Khi nóng lên thanh ray co lại. D. Khi nóng lên thanh ray tăng. Câu 3: Khi nút chai thủy tinh bị kẹt người ta làm như thế nào để lấy nút chai ra ? A. Hơ nóng đáy chai. B. Hơ nóng nút chai. C. Hơ nóng cổ chai. D. Cả 3 cách đều được. Câu 4: Đun nóng một lượng chất lỏng, phát biểu nào sau sđây là đúng khi nói về sự thay đổi một số đại lượng ? A. Khối lượng chất lỏng tăng B. Khối lượng chất lỏng giảm C.Thể tích chất lỏng tăng D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích chất lỏng đều tăng. Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai ? A.Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau . C.Chất lỏng nở ra khi nóng lên khối lượng chất lỏng không đổi. D.Các chất lỏng có thể tích giống nhau nở vì nhiệt giống nhau. Câu 5: Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng? A. Rắn – khí – lỏng B. Lỏng – rắn – khí C. Rắn – lỏng – khí D. Lỏng – khí – rắn Câu 6: Dùng ròng rọc động để kéo vật lên giúp được lợi gì ? A. lợi về hướng kéo B. lợi về tư thế đứng để kéo vật C. lợi về lực kéo D. lợi về độ dài đoạn dây kéo Câu 7: Dùng ròng rọc cố định có thể đưa vật lên với lực kéo như thế nào so với trọng lượng của của vật ? A. F=P B. F P D. F<m Câu 8 : Dụng cụ nào sao đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy ? A. Cái búa nhổ đinh B. Cái cần kéo nước từ giếng lên C. Cái mở nút chai D. Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống. Câu 9 : Các dụng cụ sau dụng cụ nào không là máy cơ đơn giản ? A. xà beng. B. ròng rọc. C. mặt phẳng nghiêng. D. máy bơm nước.
  2. Câu 10: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ? a. Kéo cờ lên đỉnh cật cờ b. Đưa thùng hàng lên xe ôtô c. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên d. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng Câu 11: Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ? A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng B. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng C. Giảm chiều cao kê của mặt phẳng nghiêng D. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. Câu 12: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ? A. Lực của quả nặng treo dưới lò xo làm lò xo dãn ra. B. Lực của lò xo bị nén tác dụng vào hai ngón tay bóp hai đầu lò xo. C. Lực hút của Trái Đất làm cho giọt nước bị biến dạng. D. Lực của nam châm hút cái đinh sắt. Câu 13: Buộc đầu trên của một sợi dây cao su lên giá đỡ, treo vào đầu dưới dây một quả cân. Căn cứ vào dấu hiệu nào dưới đây để biến được quả cân đã tác dụng vào dây cao su một lực ? A. Dây cao su đứng yên. B. Quả cân đứng yên. C. Dây cao su bị quả cân kéo dãn ra. D. Dây cao su giữ cho quả cân không rơi. Câu 14: Trọng lực là A. Là lực đẩy của tay tác dụng lên vât . B. Là lực kéo của tay tác dụng lên vât. C. Là lực hút của các vật. D. Là lực hút của trái đất tác dụng lên các vật Câu 15: Quả cân 500g có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 5N B. 0,5N C. 500N D. 50N Câu 16: Khi giương cung , lực kéo của cánh tay làm : A. Cánh cung bị biến dạng . B. Mũi tên bị biến dạng . C. Mũi tên bị biến đổi chuyển động . D. Mũi tên vừa bị biến dạng ,vừa bị biến đổi chuyển động . Câu 17: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bước tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng . B. Chỉ làm biến dạng quả bóng . C. Không làm biến dạng và củng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng . D. Vừa làm biến dạng quả bóng ,vừa làm biến đổi chuyển động của nó . Câu 18: Lấy tay ép hai đầu một lò xo . lực mà tay tác dụng lên lò xo làm A. lò xo bị biến đổi chuyển động .
  3. B. lò xo bị biến dạng . C. vừà bị biến dạng ,vừa bị biến đổi chuyển động . D. không bị biến dạng ,không bị biến đổi chuyển động . Câu 19: Chọn kết luận đúng nhất .Hai lực cân bằng là hai lực: A. Mạnh như nhau A. Mạnh như nhau ,cùng phương ,cùng chiều C. Mạnh như nhau ,cùng phương ,ngược chiều D. Mạnh như nhau ,cùng phương ,ngược chiều và cùng đặt vào một vật Câu 20: Lực ma sát xuất hiện khi nào A. Khi hai bề mặt của hai vật tiếp xúc nhau B. Khi bề mặt hai vật không chạm nhau C. Có lực hút của trái đất D. Có lực đẩy của trái đất Câu 21: Có mấy loại lực ma sát A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22: Trên nốp xe máy, xe đạp có sẻ dãnh điều đó có tác dụng gì? A.Làm giảm ma sát khi di chuyển B. Lằm tăng ma sát giữa bánh xe với mặt đường khi xe di chuyển C. Làm giảm ma sát giữa bánh xe với mặt đường xe di chuyển D. Tăng độ giảm xóc cho xe Câu 23: Cơ quan đảm nhận chức năng quang hợp chủ yếu của cây xanh: A. Hoa. B. Quả. C. Rễ. D. Lá. Câu 24: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là A. ngừng sản xuất công nghiệp. B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải. C. trồng cây gây rừng. D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi. Câu 25: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau A. Hổ B. Thằn lằn C. Cú mèo D. Cừu Câu 26: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng? A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự về khỏi con người phá hoại C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô cạn của sa mạc D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp hạn chế tác động của ánh sáng Câu 27: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao. B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài. C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.
  4. Câu 28: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật: A. Nhân B. Màng sinh chất C. Chất diệp lục D. Tế bào chất Câu 29: Nhóm gồm động vật quý hiếm là A. Tê tê, Nhím, Hượu xạ B. Cá voi, Nhím, cá chép hồng C. Ốc sà cừ, cà cuống, chim bồ câu D. Voi, khỉ vàng, mèo rừng Câu 30: Ý nghĩa của đa dạng sinh học. A. Làm cho môi trường sống của sinh vật có nhiều thức ăn B. Làm cho cuộc sống của con người có đủ thực phẩm để ăn C. Làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định D. Làm cho sinh vật và con người có nhiều nơi để sinh sống Câu 31: Rạn san hô có ý nghĩa gì với môi trường biển A. Tạo vẻ đẹp, môi trường sống cho nhiều sinh vật B. Làm đồ trang sức, tạo vẻ đẹp tự nhiên C. Là môi trường sống của tất cả sinh vật biển D. Cung cấp đồ trang trí cho con người, cung cấp thức ăn cho các sinh vật biể Câu 32: Những hoạt động nào của con người gây tác hại đến môi trường sống của các loài sinh vật A. Đốt rừng, chặt phá rừng, phun thuốc trừ sâu, làm ô nhiễm nguồn nước B. Đốt rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, xây dựng khu nuôi dưỡng động vật hoang dã C. Đô thị hóa, săn bắt động vật, làm sạch môi trường nước D. Vận động mọi người bảo vệ động vật, chỉ săn bắt động vật quý hiếm Câu 33: Đặc điểm chung của động vật không có xương sống là. A. Cơ thể không có xương sườnB. Cơ thể không có xương sống C. Không có xương chi D. Có bộ xương trong Câu 34: Vai trò của động vật không xương sống. A. Làm thực phẩm, dược liệu, làm thức ăn cho động vật khác B. Làm thực phẩm, dược liệu, làm ô nhiễm môi trường C. Là vật chủ trung gian truyền bệnh D. Gây hại cho động vật và con người Câu 35: Nguyên sinh vật là A. Sinh vật có cơ thể cấu tạo bởi 1 tế bào B. Sinh vật có cấu tạo bởi nhiều tế bào C. Sinh vật xuất hiện muộn nhất trong các sinh vật D. Sinh vật sống trong nước Câu 36: Cây xanh quang hợp tốt nhất trong khoảng nhiệt độ A. Từ 20 độ đến 30 độ B. từ 30 độ đến 40 độ C. Từ 15 độ đến 25 độ D. Từ 25 độ đến 35 độ Câu 37: Để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính con người cần làm A. Xây dựng các công trình thủy lợi
  5. B. Trồng nhiều cây xanh C. Tạo ra nhiều hồ đập để dự trữ nước D. Xây dựng nhiều nhà máy xí nghiệp để tạo công ăn việc làm cho mọi người Câu 38: Khi một chất lỏng đang sôi, nêu ta đun tiếp thì nhiệt độ của chất lỏng: A. Tăng lên B. Giảm xuống C. Giữ nguyên D. Tăng nhanh Câu 39: Để đo nhiệt độ cơ thể người ta dùng nhiệt kế nào A. Nhiệt kế y tế B. Nhiệt kế có giới hạn đo 100 độ C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế thủy ngân Câu 40: Những hoạt động của con người tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật. A. Trồng rừng, Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên B. Đốt rừng, Săn bắn, phun thuốc trừ sâu C Phá rừng làm nương dãy, chăn nuôi các động vật để lấy thịt D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã Câu 41: Các giống vật nuôi có nguồn gốc từ đâu A. Từ quá trình nhân giống B. Do bố mẹ của chúng sinh ra C. Từ động vật hoang dã D. Do mua về để nuôi Câu 42: Động vật có xương sống chia làm mấy lớp A. 3 lớp B. 4 lớp C. 5 lớp D. 6 lớp Câu 43: Động vật không xương sống gồm A. Châu chấu, ếch, ruồi B. Châu chấu, ruồi, ong C. Tôm, cua, lươn D. Ong, châu chấu, cá đuối Chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm. 1. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng? A. Sắt, nước, không khí. B. Nước, không khí, sắt. C. Không khí, nước, sắt. D. Không khí, sắt, nước. 2. Một người đi xe máy với vận tốc 40km/h. Quãng đường người đó đi được sau 30 phút là A. 25 km B. 20 km C. 40km D. 45 km 3. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 4. Nhóm động vật nào sau đây là động vật không xương sống: A. Trai, cua, gà, châu chấu. B. Giun đất, cua, nhện, châu chấu. C. Ong, sứa, tôm, chuột. D. San hô, ốc sên, lươn, thủy tức. 5. Nhóm động vật gây hại cho nông nghiệp là: A. Ốc bươu vàng, ốc sên, châu chấu, chuột đồng. B. Ốc bươu vàng, ong, châu chấu, chuột đồng. C. Ốc bươu vàng, ốc sên, châu chấu, chim sâu.
  6. D. Ốc sên, châu chấu, chuột đồng, cú mèo. 6. Nơi có độ đa dạng cao là A. Đồng cỏ B. Rừng ngập mặn C. Sa mạc D. Rừng mưa nhiệt đới 8. ( 0,5 điểm)Vẽ lại sơ đồ và viết tên hai trạng thái của chất vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau: Nóng chảy Rắn Lỏng Đông đặc 9. Một người đi xe máy với tốc độ 45km/h từ xã Bắc Sơn tới thành phố Hưng Yên trong thời gian 45 phút. Hỏi thành phố Hưng Yên cách xã Bắc Sơn bao nhiêu km? Phần II. Tự luận (7 điểm). Câu 1 (1đ). Điền vào nội dung còn thiếu trong sơ đồ sau: (1) (3) Thể rắn Thể lỏng Thể khí (2) (4) (hơi) Câu 2(1đ). Cho các động vật: Nhện, cá, sứa, ếch, thằn lằn, giun, rắn, cá sấu, cua, bướm. Hãy chỉ ra động vật có xương sống, động vật không xương sống. Câu 3(1,5đ) a. Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 50 cm3, khối lượng 135 g. Tính khối lượng riêng của quả cầu ? b. Một người đi xe máy với tốc độ 40km/h từ xã Đại Hưng tới thành phố Hưng Yên trong thời gian 30 phút. Hỏi thành phố Hưng Yên cách xã Đại Hưng bao nhiêu km? Câu 4(1đ) Hai đội A và B kéo co như hình bên. Hãy cho biết: a. Lực mà hai đội tác động lên là lực kéo hay lực đẩy? b. Nếu sợi dây đứng yên thì lực tác dụng của hai đội lên sợi dây có đặc điểm gì về phương, chiều và độ lớn. Đội A Đội B Câu 5(1đ). Hãy giải thích: a. Vì sao nhiều loài cây thường rụng lá về mùa đông? b. Vì sao khi ô tô đang chạy bỗng dừng đột ngột thì hành khách trên xe ngã về phía trước? Câu 6(1,5đ). Đọc thông tin dưới đây: - Một cây trưởng thành sản xuất ra một lượng oxi trong một mùa đủ cho 10 người trong một năm.
  7. - 1 ha cây xanh có khả năng hấp thụ 8 kg cacbonic/ giờ, bằng lượng khí cacbonic do 200 người thải ra trong 1 giờ. - Khí cacbonic (khí nhà kính) có nhiều trong không khí hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời làm nhiệt độ trong bầu khí quyển của Trái Đất đang nóng dần lên gây ra hiệu ứng nhà kính. - Cây xanh có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ từ 70% đến 75% năng lượng mặt trời. Với các thông tin ở trên hãy viết một bài với tiêu đề “Trái đất sẽ thế nào nếu không có cây xanh” Phần II: Tự luận (7điểm) Câu 1 ( 1 điểm) Tại sao một số loài động vật có xương sống đang trên đà suy giảm? Nêu các biện pháp bảo vệ chúng. Câu 2 (2 điểm) Hãy giải thích: a. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng hình sóng mà không phải tấm lợp phẳng? b. Vì sao ngồi dưới tán cây mát hơn dưới mái che bằng tôn? c. Vì sao khi đổ mồ hôi lại giúp con người và một số động vật có thể duy trì thân nhiệt? d. Bạn Dũng định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chai lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho dũng làm vì nguy hiểm. Em hãy giải thích tại sao? Câu 3 (1 điểm) Chuyển động cơ học là gì? Tìm ví dụ về tình huống một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng chuyển động so với vật khác? Câu 4. (2 điểm) Em hãy cho biết: a) Trọng lực là gì? b) Trọng lực có phương chiều như thế nào? c) Một bạn học sinh lớp 6 có khối lượng là 32 kg, sẽ bị trái đất hút một lực bằng bao nhiêu Niutơn? Câu 5 ( 1 điểm). Cho các dụng cụ sau: 1 bình thủy tinh, quả bóng bay, chậu nước nóng, chậu nước lạnh. Em hãy đề xuất cách làm thí nghiệm để chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Phần II: Tự luận Câu 1 (1 điểm): Một số loài động vật có xương sống đang trên đà suy giảm vì: - Con người đã phá rừng => làm mất nơi sống của chúng. - Môi trường sống của chúng bị ô nhiễm. - Con người khai thác, săn bắt chúng quá mức. Biện pháp bảo vệ: - Bảo vệ rừng và trồng rừng.
  8. - Bảo vệ môi trường sống của chúng. - Cấm săn bắt và buôn bán các loài đv hoang dã. - Tuyên truyền gd mọi người ý thức bảo vệ ĐV hoang dã. Câu 2(1 điểm): a. Để tránh cong vênh khi nhiệt độ không khí thay đổi (do dãn nở vì nhiệt) b. Cây hấp thụ hơi nóng từ mặt trời và thoát hơi nước làm dịu không khí xung quanh còn mái tôn hấp thụ hơi nóng nhưng tỏa nhiệt. Cây cũng có thể tạo gió làm mát. c.Khi đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ đọng lại trên da và quá trình bay hơi diễn ra sẽ thu nhiệt trên cơ thể có tác dụng duy trì than nhiệt. d. Nước khi đông đặc tăng thể tích Còn chai thủy tinh bị co lại nên có thể làm vỡ chai nếu nút chặt. Câu 3. ( 1 điểm) - Nêu được khái niệm của chuyển động cơ học. - Lấy được 1 VD về sự chuyển động của một vật so với vật này nhưngđứngyên so với vật khác. Câu 4 ( 2 điểm) - Nêu được khái niệm trọng lực. - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới ( Trái đất) - F = 360 N Câu 5: (1 điểm) Đề xuất được cách làm thí nghiệm để chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.