Bộ tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn 6

docx 165 trang minhtam 10940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_tai_lieu_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_6.docx

Nội dung text: Bộ tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn 6

  1. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 b. Các cụm danh từ: một bông hoa thơm, một ngọn cỏ xanh mềm mại. c. Qua việc miêu tả chiếc lá nhà văn muốn gửi đến chúng ta thông điệp của cuộc sống con người về: Sự sống và cái chết. d. *Chỉ ra phép so sánh - Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện vẩn vơ. - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không - Có chiếc lá nhẹ nhàng như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá không bằng một vài giây bay lượn. - Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. * Tác dụng: - Giúp người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể , sinh động. - Từ đó thể hiện sự tinh tế của tác giả khi miêu tả mỗi chiếc lá rơi đều khác nhau và bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về sự sống, sinh tồn và cái chết ĐỀ BÀI Hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: “Mây không bao giờ lớn được Suốt ngày làm nũng mẹ Trời Sáng ra mặc đồ xanh biếc Trưa thay áo trắng tinh khôi” (Nguyễn Lãm Thắng – Mây trẻ con) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 139
  2. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 - HS phát hiện và gọi tên đúng biện pháp tu từ nhân hóa. - Chỉ ra được hình ảnh nhân hóa: Hình ảnh "Mây" và một số từ ngữ tiêu biểu có tác dụng nhân hóa: không bao giờ lớn được, làm nũng, mặc đồ xanh biếc, thay áo trắng tinh khôi. - Chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: * Biện pháp tu từ nhân hóa khiến hình ảnh những đám mây hiện lên ấn tượng với nét nghộ nghĩnh, xinh đẹp: - Những đám mây trở nên sống động, có hồn, giống như một em bé: bé bỏng, nũng nịu, hồn nhiên Tuy còn nhỏ nhưng Mây rất điệu, thích mặc quần áo đẹp, những tấm áo ấy được thay đổi liên tục khiến Mây biến hóa bất ngờ, mỗi lần lại mang một sắc màu lung linh, rực rỡ. - Xuất phát từ thực tế: màu mây trời luôn thay đổi theo các thời điểm trong ngày, phụ thuộc vào lượng mây trên bầu trời nhiều hay ít và tác động của ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Tác giả đã liên tưởng, đã nhân hóa hình ảnh đám mây giống như một em bé xúng xính trong những bộ quần áo mới * Những đám mây vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhưng nhờ biện pháp nhân hóa, tác giả giúp người đọc cảm nhận được những đám mây đầy màu sắc, vừa xinh đẹp vừa duyên dáng, đáng yêu như một con người. * Biện pháp nhân hóa thể hiện cái nhìn, sự quan sát vô cùng tinh tế, tài tình của nhà thơ về cảnh vật và ta cũng thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ. ĐỀ BÀI Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ “lao xao”, "rì rào” mà lại viết “Gió lộng xôn xao”. Em hãy lí giải? Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa 140
  3. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát. (Mẹ Tơm - Tố Hữu) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - Đoạn thơ gơi tả tâm trạng của người cán bộ trở lại nơi từng nuôi giấu mình với tam trạng bồi hồi, xúc động. - Lao xao, rì rào: Chuyển động và Âm thanh nhẹ nhàng của gió, của sóng, của nắng vào buổi trưa hè ở vùng miền biển. - Xôn xao: Âm vang của một tấm lòng bâng khuâng, náo nức, bồi hồi. - Cách dùng từ tinh tế, cho thấy đoạn thơ không chỉ có âm vang của sóng, của gió mà còn có âm vang của tấm lòng người con trở về quê cũ sau bao năm rời xa mảnh đất từng nuôi giấu khi xưa với biết bao ki niệm. ĐỀ BÀI Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: MẸ ỐM Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. Sáng nay trời đổ mưa rào 141
  4. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi. Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo. Vì con, mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con (Trần Đăng Khoa) Câu 1: (1.0điểm) Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Câu 2: (1.0điểm) “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan” Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên? Câu 3: (2.0điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ thể hiện trong hai câu thơ trên. Câu 4: (2.0 điểm) Tình cảm của tác giả đối với mẹ thể hiện như thế nào trong bài thơ? Câu 5: Từ nội dung trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nghĩ về mẹ của em HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm. Câu 2: - Biện pháp tu từ ẩn dụ. 142
  5. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Câu 3: - Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ qua từ ‘’lặn’’ trong câu thơ thứ hai. Hs viết một đoạn văn có thể nêu các ý kiến khác nhau nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc NT dùng từ ‘’lặn’’ trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: - Với việc sử dụng từ ‘’lặn’, câu thơ thể hiện được sự gian lao vất vả của người mẹ trong cuộc sống. - Thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp (nếu thay các từ ngấm, thấm, chỉ nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi ) - Qua đó thêm yêu quý, kính trọng người mẹ hơn. Câu 4 Tình cảm của tác giả đối với mẹ trong bài thơ: Tác giả đã bộc lộ tình cảm của một người con với mẹ - một tình cảm rất hồn nhiên của tuổi niên thiếu. - Thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận. - Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt mẹ, nhà thơ cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ, đó cũng chính là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ: Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ cũng chính là Tổ quốc của riêng con! Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Câu 5: Hs có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát về mẹ. - Biểu cảm cụ thể về mẹ: ngoại hình, tính tình, tài năng (nét tiêu biểu) -> yêu, quý, khâm phục. - Vai trò của mẹ đối với mình (quan trọng thế nào, nếu có, nếu không). - Khẳng định tình cảm yêu quý của mình về mẹ. ĐỀ BÀI 143
  6. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, lời văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng - “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” - “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” - “Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng” - Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: + Ngọn lửa là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh, sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị + Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”. ĐỀ BÀI Trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa viết: 144
  7. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan a. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa“ trong câu thơ trên như thế nào? b. Nêu nét đặc sắc của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ 2? HƯỚNG DẪN LÀM BÀI a.- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết. - Nghĩa chuyển: Những gian lao, khó nhọc, vất vả của cuộc đời. b. Nêu nét đặc sắc của việc sử dụng từ “lặn”: Giữ nguyên được cái khắc nghiệt của thời tiết (nếu dùng ngấm, thấm, thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi ) Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ, không thể thay đổi, bù đắp ĐỀ BÀI Cho đoạn thơ: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may 145
  8. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Trời chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên (Nguyễn Trọng Tạo) a. Dòng sông ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự miêu tả ấy có tác dụng như thế nào? b. Dựa vào đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả hình ảnh dòng sông theo trí tưởng tượng của em. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI * Vẻ đẹp của dòng sông được thay đổi theo trình tự của thời gian: + Hình ảnh dòng sông khoác lên mình một màu lụa đào khi ánh mặt trời lên. + Trưa về, bầu trời cao, trong xanh, dòng sông lại được thay áo mới với một màu xanh trong tươi mát. + Những áng mây ráng vàng của buổi chiều tà lại điểm thêm cho chiếc áo của dong sông một màu hoa sặc sỡ. + Buổi tối, dòng sông như lung linh kỳ diệu nhất bởi dòng sông được cài lên ngực mọt bông hoa của vầng trăng lung linh tỏa sáng cùng với muôn vàn vì sao lấp lánh trên bầu trời chiếu dọi xuông dòng sông ĐỀ BÀI 146
  9. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” khép lại là lời của thủ lĩnh Xi- at- tơn nói với Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ Phreng - klin Pi-ơ- xơ: “ Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình”. ( Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2004) Suy nghĩ của em về lời nói trên. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Cần đảm bảo các ý sau - Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ, bao dung che chở, cung cấp cho con người những thứ cần thiết trong cuộc sống. Đất sẽ yêu thương, đùm bọc, mọi đứa con của mình. - Người và Đất có quan hệ gắn kết ( Mẹ- Con) không thể tách rời, đó là quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường. - Lời cảnh báo : Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con người. Thực tế tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiếm, lũ lụt, hạn hán - ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên : Bảo vệ đất là bảo vệ chính mình. Con người muốn tồn tại phải dựa vào thiên nhiên. 147
  10. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 CHUYÊN ĐỀ: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ I. BIỆN PHÁP SO SÁNH 1. Thế nào là so sánh? So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: - Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. (Nguyễn Du) - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất (Tô Hoài) 148
  11. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 2. Cấu tạo của phép so sánh So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố: (1). Vế A : Đối tượng ( là sự vật, hoặc phương diện ) được so sánh. (2). Từ so sánh. (3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh. Vế A (sự vật được Phương diện so Từ so sánh Vế B (sự vật dùng so sánh) sánh để so sánh) (Bắt buộc phải có) (Bắt buộc phải có) Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ( như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu, hơn, kém ) + Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ. VD: Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tư ơi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ. + Yếu tố (2) có thể là các từ : như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu, hơn, kém Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau: - Như có sắc thái giả định 149
  12. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 - Là sắc thái khẳng định - Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo, + Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. VD: Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền. 3. Các kiểu so sánh Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu: Kiểu 1: So sánh ngang bằng - Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu bấy nhiêu. Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu. VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu) Kiểu 2: So sánh hơn kém Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì VD: - Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại. VD: Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học. Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học. 150
  13. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 4. Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. VD: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) + So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta baybổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ. VD: Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần. Bài tập vận dụng Bài 1. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao) Gợi ý: Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây: - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ. Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có 151
  14. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 nhiều ưu điểm đáng quý. Bài 2. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau: a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) b) Quê hương là chùm khế ngot Cho con chèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. (Đỗ Trung Quân) Gợi ý: Chú ý đến các so sánh a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng b) Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là đường đi học Bài 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong việc diễn đạt của các câu văn sau: a) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. =>Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo giàu chất thơ, giàu cảm xúc nhằm diễn tả cụ thể, sôi động, chân thành cảm xúc của mình. 152
  15. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 b)Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa thơ ngây này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi c)Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. ( Tôi đi học ) => Tác giả sử dụng hàng loạt từ ngữ gợi tả trạng thái hoạt động cụ thể phù hợp với tâm lí trẻ thơ và hình ảnh so sánh độc đáo thực tế đã diễn tả rất chân thực, cảm động những sôi động, diễn biến tâm lí của những cậu học trò mới vô cùng bỡ ngỡ, hồi hộp. Mái trường đẹp như một tổ ấm, những học trò ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao lo lắng nhìn bầu trời rộng nghĩ tới chân trời học vấn mênh mang. - Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng ) => Đến đây, niềm tin, tình yêu thương mẹ đã xui khiến con người hiếu lễ ấy suy nghĩ sâu hơn, xúc cảm rộng hơn. Từ cảnh ngộ riêng của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới 2 hủ tục, căm giận cái XH cũ kĩ đầy đố kị, thành kiến độc ác đối với người phụ nữ gặp h/c éo le. Từ câu chuyện riêng của đời mình, NH đã truyền tới người đọc 2 ND mang ý nghĩa XH bằng 2 dòng văn giàu cảm xúc, h/ả ấn tượng. Bài 4:Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh a) Hoa tay thảo những nét 153
  16. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Như phượng múa rồng bay. =>Hình ảnh so sánh độc đáogợi lên h/a trong niềm vui đông khách, tay ông đồ càng dẻo múa hơn, chữ chữ đen nhánh hiện lên trên giấy đỏ tươi thắm càng đẹp như muốn bay muốn lượn:" Như phượng múa rồng bay", mọi người tấm tắc ngợi khen tài hoa thư pháp của ông, xuýt xa trước ngọn bút thần của ông. b) Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió + Chiếc thuyền được so sánh như con tuấn mã và được miểu tả bằng những động từ mạnh: hăng, phăng, vượt. + So sánh con thuyền 1 vật vô tri với tuấn mã vốn là 1 thực thể sống, khoẻ đẹp, nhanh nhẹn làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh, mạnh mẽ, khí thế hăm hở, hào hứng ra khơi. + Miêu tả cánh buồm căng gió rất đẹp, rất lãng mạn bằng một so sánh, liên tưởng độc đáo, mới lạ, thú vị: “Cánh buồm như mảnh hồn làng”. Cánh buồm là vật hữu hình, gần gũi thân quen đó được so sánh với cái trừu tượng, vô hình và thiêng liêng “mảnh hồn làng”. Nhờ thế cái trừu tượng vô hình đó trở thành cái cụ thể, hữu hình, sống động. Bài 5: Hãy sử dụng nghệ thuật so sánh để viết lại đoạn văn sau đây sao cho tạo thành một đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi hơn. a. Trước sân trường có một cây bàng to lớn. Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to. Cành lá bàng xòe ra rất rộng. Mùa đông lá bàng màu đỏ. Mùa hè, lá bàng màu xanh. b. Đêm đã về khuya. Gió bấc thổi hun hút. Cái lạnh bao trùm khắp nơi. Cây cối im lìm trong giá rét. Thỉnh thoảng có tiếng côn trùng rả rích nghe càng thêm não nùng. 154
  17. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 II. BIỆN PHÁP NHÂN HÓA 1. Thế nào là nhân hoá ? Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. Từ nhân hoá nghĩa là trở thành người. Khi gọi tả sự vật người ta thường gán cho sự vật đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá. VD: Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa (Trần Đăng Khoa) 2. Các kiểu nhân hoá Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây: + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người VD: Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi : - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? (Tô Hoài) + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật. VD : Muôn nghìn cây mía Múa gươm 155
  18. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Kiến Hành quân Đầy đường (Trần Đăng Khoa) + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên VD : Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận (Trần Đăng Khoa) + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người VD : Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất ? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai (Ca dao) Em hỏi cây kơ nia Gió mày thổi về đâu Về phương mặt trời mọc (Bóng cây kơ nia) 3. Tác dụng của phép nhân hoá Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. VD : 156
  19. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Bác giun đào đất suốt ngày Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà. (Trần Đăng Khoa) II/ Bài tập: Bài 1: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ? “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” A. Nhân hoá và so sánh C. Ẩn dụ và hoán dụ. B. Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ. Gợi ý: A Bài 2. Trong câu ca dao sau đây: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ? Gợi ý: - Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi. Bài 3. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau: Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước. (Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu) Gợi ý: Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như: 157
  20. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 - Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước. III. BIỆN PHÁP ẨN DỤ 1. Thế nào là ẩn dụ ? Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tư ơng đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên. * LƯU Ý: Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu. Câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương) Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ. Hoặc Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) Ca dao có câu: Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những có người có tấm lòng thuỷ chung. Ẩn dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi. 158
  21. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 2. Các kiểu ẩn dụ Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau: + Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B. VD: Người Cha mái tóc bạc (Minh Huệ) Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ. + Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. VD: Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”. + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. VD: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B. VD: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về. (Tố Hữu) 159
  22. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Hay: Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò (Xuân Diệu) 3. Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. VD : Trong câu : Người Cha mái tóc bạc nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi. II. Bài tập Bài 1: Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) * Gợi ý: - Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng - Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn . Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh 160
  23. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh (nghĩa bóng) - từ đó gợi cảm xúc cho người đọc về người phụ nữ xưa Bài 2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương - Viếng lăng Bác) - Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ? - Phân tích giá trị biểu cảm ? * Gợi ý: - Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ - Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. IV. BIỆN PHÁP HOÁN DỤ: 1.Khái niệm - Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 161
  24. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 *.Bài tập. Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau: a. Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm sông hương mặc người. (Ca dao) b. Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Nguyễn Du) c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá (Chể Lan Viên) Gợi ý: * a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ). “áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí). * b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ). Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu). - Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị. * c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại). - “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông) 162
  25. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 d, Tay ta, tay búa, tay cày Tay gươm tay bút dựng xây nước mình (Tố Hữu) đ, Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn! (Tố Hữu) IV. BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ: 1. Khái niệm. - Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ. Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa - Các loại điệp ngữ: + Điệp ngữ cách quãng. + Điệp ngữ nối tiếp. + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) Ví dụ: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. = ĐN cách quãng Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy = ĐN nối tiếp ( Phạm Tiến Duật) 163
  26. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. = ĐN vòng tròn (Chinh phụ ngâm) * Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu. VI. BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ: 1.Khái niệm. - Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. 2. Một số kiểu chơi chữ thường gặp: * Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ Nửa đêm, giờ tí, canh ba Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi * Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. * Dùng lối nói lái: Mang theo một cái phong bì Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên. Hay: Con gái là cái bòn * Dùng từ đồng âm: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn! Hoặc: Hỡi cô cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây (Ca dao) 164
  27. TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 - Từ tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ (nhãn lồng) thế mà chàng trai lém lỉnh nọ đã khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy tế sang đây (lồng sang sông!) anh mới cho ăn nhãn Ca dao xưa hóm thật! - Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ (vai hề) thường sử dụng nhiều lối chơi chữ rất độc đáo. 7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho. 8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 165