Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Có đáp án)

doc 120 trang minhtam 42603
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Có đáp án)

  1. có một cho dân tộc ta vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”. Đứng trước hoàn cảnh thuận lợi ấy, Đảng và Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Điều này được thể hiện qua Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân Đại hội Tân Trào và thư gửi đồng bào cả nước của Hồ Chủ Tịch. *Nói đây là “Thời cơ ngàn năm có một” Vì: Giữa lúc phát xít Nhật và tay sai đang hoang mang tan rã như vậy thì cả một tập đoàn đế quốc Anh, Pháp và quân Tưởng Giới Thạch đang ráo riết kéo vào Đông Dương. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định phải giành chính quyền từ tay Nhật, lật đổ chính quyền bù nhìn tay sai. Đứng ở vị trí người chủ nhà để đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. Nếu chúng ta hành động chậm trễ khi quân Đồng minh vào Đông Dương là thời cơ không còn nữa. Câu 2: Những diễn biến chính của cách mạng tháng Tám : (từ 14/8 đến 28/8/1945). + Từ ngày 14/8/1945, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung. + Chiều ngày 16/8/1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội. + Từ 14 đến 18/8/1945 có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. + Tại Hà Nội: từ ngày 15 đến 18/8 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa của quần chúng ngày càng sôi sục. Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành được chính quyền. + Ngày 23/8/1945, ta giành chính quyền ở Huế. + Ngày 25/8/1945, ta giành chính quyền ở Sài Gòn. + Ngày 28/8/1945, hầu hết các địa phương trong cả nước giành được chính quyền. + Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị. Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Câu 3: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945? Nguyên nhân nào mang tính chất quyết định chính? Vì sao? a. Ý nghĩa lịch sử: Đối với dân tộc: - Cách mạng tháng tám là 1 sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm Việt Nam từ 1 nước thuộc địa đã trở thành 1 nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ thành người độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. - Cách mạng tháng tám mở ra 1 kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập tự do Đối với thế giới - Cách mạng tháng tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của 1 dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. - Thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á, châu Phi. b. Nguyên nhân thắng lợi: Nguyên nhân chủ quan: - Dân tộc VN có truyền thống yêu nước sâu sắc, đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa cho độc lập – tự do. Vì vậy, khi Đảng CS Đông Dương và mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng.
  2. - Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa cả ở nông thôn và thành thị, đánh đổ hoàn toàn bộ máy cai trị của đế quốc phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Nguyên nhân khách quan Cách mạng tháng tám thành công nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lới. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến hồi kết thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức- Nhật, góp phần quyết định vào thắng lơi chung của các lực lượng hoà bình dân chủ trên thế giới. Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng và mang tính quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan bởi vì: Nếu quần chúng nhân dân không sẵn sàng anh dũng đứng lên, nếu Đảng không sáng suốt tài tình, nhận định đúng thời cơ thì thời cơ sẽ qua đi. Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hỗ trợ, là thời cơ để Đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong thời gian ngắn chỉ 15 ngày ; có được kết quả thắng lợi đó là sự chuẩn bị 15 năm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. c. Bài học kinh nghiệm - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ; đưa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc. - Đánh giá đúng và biết tập hợp mọi lực lượng của các giai cấp cách mạng, trong đó công-nông là đội quân chủ lực.Trên cơ sở liên minh công-nông phân hoá, cô lập kẻ thù rồi tiến lên đánh chúng. - Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tiến hành khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp đấu tranh du kích, khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị ; khởi nghĩa ở đô thị để khi thời cơ đến khởi nghĩa giành chính quyền. - Kết hợp chuẩn bị lâu dài với việc chớp thời cơ. BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN Câu 1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi và khó khăn gì? 1. Thuận lợi cơ bản - Nhân dân ta giành được quyền làm chủ, bước đầu được hưởng tự do, nên phấnkhởi, gắn bó với chế độ. - Cách mạng nước ta có Đảng dày dạn kinh nghiệm, có lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo. - Trên thế giới, CNXH đang trở thành hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dâng cao ở nhiều nước thuộc địa, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ởnhiều nước tư bản. 2. Khó khăn a. Về đối ngoại. - Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chứcphản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. - Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho thựcdân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. - Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, câu kết với Pháp chống phá cách mạng. b. Về đối nội - Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
  3. - Nền kinh tế lạc hậu, nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nạn lụt lớn, ruộng đất khôngcanh tác được. Nhiều nhà máy còn nằm trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cảtăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ. - Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. > Nước Việt Nam DCCH đứng trước tìnhthế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 2. Kết quả chủ yếu đạt được trong năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của nước sau cách mạng tháng Tám? Về chính trị- quân sự: - Ngày 6/1/1946, cả nước cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (Quốchội khóa 1), 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. - Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủLiên hiệp kháng chiến, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước. - Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa. - Ở các địa phương thuộc Bắc và Trung bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dâncác cấp. - Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng vũ trang đượccủng cố, phát triển. * Ý nghĩa: - Giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc vàtay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. - Tạo cơ sở pháp lí vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụđối nội, đối ngoại trong thời kì đầy chông gai thử thách. Về kinh tế - tài chính: Giải quyết nạn đói: - Biện pháp trước mắt: quyên góp thóc gạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “ Hũ gạo cứu đói” tổ chức “ Ngày đồng tâm” - Biện pháp lâu dài: kêu gọi “tăng gia sản xuất”, “tấc đất tấc vàng”, giảm tôgiảm thuế đất ➢ Nạn đói được đẩy lùi. T- Tài chính: + Biện pháp trước mắt: kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng “quỹ độc lập”, phátđộng “tuần lễ vàng” + Biện pháp lâu dài: Nhà nước phát hành tiền Việt Nam. Ngày 23/11/1946, tiềnViệt Nam được lưu hành thay cho đồng tiền Đông Dương trước đây. Về văn hóa- giáo dục : - Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọinhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. - Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng, nội dung vàphương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. - Cuối 1946, cả nước có 76 ngàn lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người. Câu 3. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng: 3.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ. - Đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầucuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. - Quân dân Sài Gòn - Chợ lớn cùng nhân dân Nam Bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp,đốt cháy tàu Pháp, đánh kho tàng, phá nguồn tiếp tế, dựng chướng ngại vật - Những đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu; Nhân dân quyên góp ủng hộđồng bào Nam Bộ kháng chiến. * Ý nghĩa: Ngăn chặn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Góp phần bảo vệchính quyền cách mạng, nhân dân Nam Bộ xứng đáng với danh hiệu Thành đồng của Tổ quốc. 3.2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở MB
  4. - Trước hoàn cảnh phải đối phó với thực dân pháp trở lại xâm lược ở miền Nam Đảng, Chính phủ và Chủ tịch HồMinh chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc, tránh cùng một lúc phải đốiphó với nhiều kẻ thù, nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị của quân Trunghoa Dân quốc như tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ”, cung cấp một phần lương thực chochúng, nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầucử và một số ghế trong Chính phủ. - Kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của bọn phản động tay sai. Bọn phản động gây tội ác đều phải trừng trị theo pháp luật. - Ý nghĩa: Chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. 3.3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta - Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp (2/1946), theođó Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giảigiáp quân Nhật. - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: hoặccầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc, hoặc hòa hoãn nhân nhượngPháp, để tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù. - Ban thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp“hòa để tiến”. - Chiều 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam DCCH kí với G.Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ - Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: + Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tựdo, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. + Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp, được ra miền Bắc làm nhiệmvụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm. + Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam, đi đến cuộc đàm phán chínhthức ở Pari. - Ý nghĩa: với việc kí Hiệp định sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, ta có thêm thời gian đểchuẩn bị lực lượng Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. - Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, nhưng thất bại. Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tạo thêm thời gian hòabình để chuẩn bị lực lượng. BÀI 25: NHỮNG NĂMĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỤC DÂN PHÁP (1946 – 1950) Câu 1: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh nào? - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 về Việt Nam, Chính phủ ta thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã kí kết của Hiệp định và Tạm ước. - Còn thực dân Pháp đã bội ước: + Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiếnđánh các vùng do của ta + Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ; Thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn + HàNội Thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang của ta ở nhiều nơi, (12/1946), gây ra những cuộc tàn sát đẫm máu - Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu,để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vàosáng 20/12/1946. - Trước thái độ và hành động của thực dân Pháp nhân dân ta chỉ còn một con đường là đứng lên chống thực dân Pháp để bảo vệ Tổ quốc. - Đêm 19 - 12 – 1946 thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến > Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Câu 2: Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
  5. - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946); “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19/12/1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (9/1947). - Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến: Đó là cuộc khángchiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. - Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. - Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị,kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “khángchiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện. - Kháng chiến trường kỳ: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch,địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó phảicó thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta,tiến lên đánh bại kẻ thù, áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình làchính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần đê khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kĩ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếudần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng. - Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũngtheo đúng phương châm kháng chiến của ta là phải tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiếntranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ làđiều kiện hỗ trợ thêm vào. Câu 3:Trình bày diễn biến , nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắcthu-đông năm 1947: - Cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc: + Tháng 3 / 1947, Bôlae được cử sang làm Cao uỷ của Pháp ở Đông Dương, vạchra kế hoạch tiến công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược. + Pháp huy động 12 ngàn quân mở cuộc tiến công lên căn cứđịa Việt Bắc. - Sáng ngày 7/10/1947 một binh đoàn dù đổ xuống chiếm thị xã Bắc Kạn thị trấn Chợ Mới - Cùng ngày binh đoàn Bộ Binh theo đường bộ từ Lạng Sơn đi theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3 bao vâu Việt Bắc ở phía đông và phía Bắc. -Ngày 9/10/1947 một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy binh từ Hà Nội ngược sông Hồng > sông Lô => Tuyên Quang rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây Việt Bắc từ phía tây. - Chủ trương của ta: + Ngày 15 / 10 / 1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá tancuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. - Diễn biến: + Quân ta bao vây, tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộcPháp phải rút khỏi Chợ Đồn Chợ Rã (cuối tháng 11/ 1947). + Ở mặt trận hướng đông, ta chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau (30/10/1947). + Ở hướng tây, ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng,Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. - Kết quả: Ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Cơ quan đầu não khángchiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
  6. - Ý nghĩa: Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, đã đưa khángchiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương.Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. Câu 4. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện Sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947, ta đã đẩy mạnh cuộc khángchiến toàn dân, toàn diện: - Trên mặt trận chính trị, trong năm 1949 ta tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định sẽ thống nhất thành Mặt trận Liên Việt. - Trên Mặt trận quân sự, bộ đội chủ lực phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch,phát triển chiến tranh du kích. - Về kinh tế, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% (7/1949), hoãn nợ, xóa nợ(5/1950), chia lại ruộng công (7/1950). - Về văn hóa, giáo dục, tháng 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáodục phổ thông, hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp bắt đầu xây dựng. BÀI 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 91950- 1953) Câu 1. Bước vào thu - đông1950, tình hình thế giới và Đông Dương đã ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta như thế nào? *Thuận lợi + Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. + Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN khác lần lượt công nhậnvà đặt quan hệ ngoại giao với ta. => Tạo điều kiện cho cách mạng nước ta thoát khỏi thế bao vây, đã nối liền cách mạng nước ta với cách mạng TQ, LX và các nước dân chủ khác. Đối với Pháp và Mĩ đây là mối lo sợ khi nhiều nước đặt ngoại giao với ta, buộc Pháp phải dựa nhiều hơn vào Mĩ. Mĩ ngày càng can thiệp sau vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. * Khó khăn: + Tháng 5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4, lập hành lang Đông - Tây; Hải Phòng – Hòa Bình – Sơn La, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai. Câu 2.Trình bày chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịchBiên giới thu- đông năm 1950. - Chủ trương của Đảng và Chính phủ: Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. - Diễn biến: + Ngày 16/9/1950, ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. + Quân ta chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, buộc quân Pháp rút khỏi hàng loạt vị trí Thất Khê, Na Sầm Đến 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng. - Kết quả: + Loại khỏi vòng chiến đấu 8000 tên địch, giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản. - Ý nghĩa: + Đường liên lạc với các nước XHCN được khai thông.
  7. + Bộ đội ta trưởng thành. + Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. + Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Câu 3: Âm mưu mới của Pháp và Mĩ sau chiến dịch Biên Giới 1950 - Sau chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950,Pháp lâm vào thế bị động càng suy yếu và gặp nhiều khó khăn về tài chính, quân sự. Pháp phải dựa nhiều hơn vào Mĩ để thực hiện âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. - Mĩ ngày càng can thiệpsâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung ĐôngDương (12/1950), tăng cường viện trợ cho Pháp và tay sai, - Nội dung kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi: Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược,xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boongke), lập vành đai trắng, đánhphá hậu phương của ta. - Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lênmột quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn phức tạp. Câu 4: Trình bày nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II củaĐảng (2-1951): - Nội dung Đại hội: + Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinhnghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua. + Đại hội thông qua báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thưTrường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đếquốc xâm lược, giành độc lập, xóa bỏ những tàn tích phong kiến thực hiện “Người cày córuộng” phát triển chế độ dân chủ nhân dân. + Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nướcmột đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp. Ở Việt Nam, đại hội quyết định đưaĐảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. + Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới Bầu Ban Chấp hành Trungương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư. - Ý nghĩa của Đại hội. + Đại hội toàn quốc lần II của Đảng đánh bước phát triển mới, bước trưởng thànhcủa Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với kháng chiến. Câu 5: Trình bày những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế từ năm 1951 đến năm 1952, ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến - Về chính trị: + Tháng 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt,cùng với đó Mặt trận liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào cũng được thành lập. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp (5/1952) bầu chọn 7anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị ) - Về kinh tế: + Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiếtkiệm. Năm 1953, vùng tự do sản xuất được hơn 2.757.000 tấn thóc. + Thủ công và công nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về công cụ sản xuất vànhững mặt hàng thiết yếu, về thuốc men, quân trang, quân dụng. + Đầu năm 1953, ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự doThái Nguyên, Thanh Hóa. - Về văn hóa, giáo dục, y tế: + Tiến hành cuộc cải cách giáo dục, đến năm 1952 có trên 1 triệu học sinh phổthông ; khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ
  8. + Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống chiến đấu và sản xuất. + Các hoạt động y tế được phát triển, như vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dịđoan BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾTTHÚC (1953 - 1954) Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, nội dung và biện pháp của kế hoạch Na-va + Hoàn cảnh: - Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp bị thiệt hại ngày cànglớn, bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng, ngày càng lâm vào thế bị động trên chiếntrường,vùng chiếm đóng bị thu hẹp, chiến phí tăng cao, chính trị, kinh tế, tài chính gặpkhó khăn, bế tắc. - Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Ngày 7/5/1953 được sự thỏathuận của Mĩ, Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.Navađề ra kế hoạch quân sự mới hi vọng trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự” + Nội dung: Kế hoạch Nava được chia làm 2 bước : - Bước thứ nhất, trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiếnlược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương. - Bước thứ hai, từ thu đông 1954chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thựchiện tiến công chiến lược, cố gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàmphán với những điều kiện có lợi cho chúng. + Biện pháp: - Tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động( trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương),tiến hành những cuộc cànquét, bình định vùng chiếm đóng, mở cuộc tiến công lớn vào vùng tự do Ninh Bình,Thanh Hóa. Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc Tiến công chiến lược đông- xuân 1953-1954, với thắng lợi của cuộc tiến công đã làm thất bại bước đầu kế hoạch quân sựNava như thế nào? - Chủ trương (kế hoạch) của ta. + Tập trung lực lượng tấn công vào những vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu,nhưng lại quan trọng về chiến lược mà chúng không thể bỏ, nhằm tiêu diệt thêm nhiềusinh lực địch, giải phóng thêm đất đai. + Chủ động phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện tiêu diệt chúng. - Cuộc tiến công chiến lược + Tháng 12/1953, quân ta giải phóng thị xã Lai Châu, Pháp buộc phải điều quântăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân đông thứ hai của Pháp. + Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tấn công Trung Lào, giải phóng ThàKhẹt, uy hiếp Xavanakhét và Xênô, buộc địch phải tăng quân cho Xênô, đây thành nơi tậptrung binh lực thứ ba của Pháp. + Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưuvực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp phải tăng quân cho Luông Phabang vàMường Sài; Luông Phabang là nơi tập quân thứ tư của Pháp. + Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâyku, Pháp phải tăngcường lực lượng cho Plâyku; đây là nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. Như vậy khối cơ động của Nava định tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ đã bị ta chủ độngphân tán thành 5 nơi. Điện Biên Phủ bị cô lập. Kế hoạch Nava bước đầu đã bị phá sản.Tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ.
  9. Câu 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ: - Âm mưu của Pháp. + Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava, Pháp – Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương, có thể trở thành căn cứ lục quân và không quân chiến lược lợi hại trong mưu đồ xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á. + Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mĩ đã tập trung xây dựng ĐiệnBiên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, biến thành trung tâm điểmcủa kếhoạch Nava. + Điện Biên Phủ được Pháp – Mĩ đánh giá là “pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng ta vào đây để tiêu diệt. + Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành 1 hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm,2 sân bay, chia thành 3 phân khu với 16.200 quân, đủ các binh chủng và phương tiệnchiến tranh hiện đại. - Chủ trương của ta. + Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. + Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp vì: Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không khi đường bộ bị cô lập. Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khókhăn về đường sá, vận tải, tiếp tế. - Diễn biến. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 3 đợt: + Đợt 1 (13/3/1954 – 17/3/1954): ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộphân khu Bắc. + Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954): ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đôngphân khu Trung tâm như các cứ điểm E1, D1, C1, A1 bao vây, chia cắt địch. + Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954): quân ta đồng loạt tấn công phân khu Trung tâm vàphân khu Nam; 17h30 ngày 7/5/1954, tướng Đờ Caxtơri và toàn bộ ban tham mưu địch bịbắt. Chiến dịch hoàn toàn thắng lợi. - Kết quả. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, hạ 62 máybay các loại, thu toàn bộ vũ khí và các phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấ tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Câu 4: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ởĐông Dương + Hội nghị Giơnevơ - Tháng 1-1954, Hội nghị ngoại trưởng của các nước; Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ họpở Đức thỏa thuận triệu tập hội nghị lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Ngày 7/5/1954, ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì ngày 8/5/1954. Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận. Phái đoàn chính phủ ta đến dự Hội nghị do ôngPhạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. - Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. - Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. - Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. - Cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước - Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức vào hai năm sau ngày kí hiệp định. + Ý nghĩa: - Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước
  10. - Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp( 1945- 1954). + Nguyên nhân thắng lợi: - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vớiđường lốichính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượngvũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh. - Có Liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình, ủnghộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác. + Ý nghĩa lịch sử : - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược , đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở cho nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.