Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 20

pdf 4 trang minhtam 31/10/2022 4560
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_20.pdf

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 20

  1. Họ và tên: Lớp: 3 PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 20 I. ĐỌC HIỂU: Đọc bài văn dưới đây rồi khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO Thuở ấy giặc Nguyên sang xâm lược, bị quân dân chặn đánh khắp nơi. Giặc sợ không thể ở lâu bèn theo lên thuyền theo hướng sông Bạch Đằng tháo chạy về nước, Trần Hưng đạo mới sai quân dân đóng cọc chặn ngang sông, chuẩn bị trận địa đón đánh. Dọc đường hành quân qua sông Hóa, con voi chiến của Hưng Đạo Vương chẳng may sa lầy, quân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, đại vương đành phải bỏ voi lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. Trần Hưng Đạo thương tiếc trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng : “Chuyến này không phá xong giặc thì ta không về đến bến sông này nữa !”. Ngày sau quân ta đại thắng quân Nguyên, dìm chết chúng trên sông Bạch Đằng. Đội quân thắng trận trở về qua bến cũ thấy xác voi vẫn quỳ ở đó bèn lập đền thờ tưởng nhớ con voi trung hiếu. Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa. 1. Con voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy ở đâu? A. Trên sông Bạch Đằng B. Dọc đường hành quân qua sông Hóa C. Ở vũng bùn lầy 2. Vì sao đại vương để voi ở lại? A. Vì voi to nặng quá không kéo lên được khỏi bùn lầy nhão B. Vì việc quân cấp bách C. Cả hai đáp án trên 3. Những chi tiết nào cho thấy tình cảm của Trần Hưng Đạo với voi và quyết tâm đánh giặc của ông?
  2. A. Không đành lòng, đau xót, nhưng vì việc quân nên đành để voi ở lại. B. Xây tượng, đắp mộ cho voi. C. Thương tiếc voi, căm thù quân giặc nên đã chỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng không phá xong giặc Nguyên sẽ không về bến sông này nữa. 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ? A. Chảy nước mắt, có nghĩa, có công B. Khôn ngoan, có nghĩa, có công C. Có nghĩa, có công, trung hiếu 5. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách? A. Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên B. Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa C. Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa 6. Vì sao câu chuyện con voi vủa Trần Hưng Đạo được mọi người chuyền tụng đến tận bây giờ? A. Vì voi là loài vật có ích. B. Vì con voi này là một con vật khôn ngoan và rất có nghĩa. C. Vì đây là một câu chuyện cảm động về tình cảm của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với con voi chiến của mình, là một câu chuyện về quyết tâm đánh giặc của ông cha ta. 7. Theo em, vì sao nhân dân bên bờ sông Hóa lại lập đền thờ voi. 8. Trong câu sau có mấy từ chỉ hoạt động? Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. A. 1 từ, đó là: . B. 2 từ, đó là: . C. 3 từ, đó là: . 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu: Vì việc quân cấp bách, đại vương đành phải bỏ voi lại.
  3. 10. Dấu phẩy trong câu sau dùng để làm gì? Thuở giặc Nguyên sang xâm lược, chúng bị quân dân chặn đánh khắp nơi. A. Ngăn cách giữa bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? với các bộ phận khác trong câu. B. Ngăn cách giữa bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? với các bộ phận khác trong câu. C. Ngăn cách giữa bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? với các bộ phận khác trong câu. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1: Gạch bỏ những từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau: - Non sông, giang sơn, tổ quốc, đất nước, làng xóm - Bảo vệ, bảo tồn, bảo ban, giữ gìn - Xây dựng, dựng đứng, dựng xây, kiến thiết Bài 2: Em hãy tìm các từ ngữ có chứa tiếng quốc (có nghĩa là nước) để hoàn thành sơ đồ sau (giải thích nghĩa của các từ em vừa tìm được: quốc ca: Bài hát chính thức của một đất nước. Tổ quốc (quốc có nghĩa là nước) Bài 3: Chọn 3 từ em vừa tìm được để đặt câu: Bài 4: Gạch chân dưới từ trong ngoặc có thể thay thế cho từ được in đậm trong các câu:
  4. a. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. (Hành quân, xuất quân, đóng quân, đưa quân) b. Bộ đội ta chiến đấu rất anh dũng. (Gan dạ, kiên cường, dữ dội, mạnh mẽ) c. Anh Kim Đồng gan dạ trước kẻ thù. (gan góc, nhát gan, lì lợm) d. Nhân dân ta cùng nhau hợp sức để xây dựng tổ quốc. (kiến thiết, bảo vệ, bảo tồn) e. Trong chuyến cuối cùng, chị Mạc Thị Bưởi không may bị địch phục kích bắt được. (mai phục, âm mưu, sẵn sàng) Bài 5: Điền dấu phấy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: - Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. - Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. - Sau hiệu lệnh bằng ba tiếng trống các thuyền hối hả đua tài trong tiếng hò reo cổ vũ. - Để rút ngắn thời gian đi đúng đường đua quy định người bơi phải đưa đều nhịp, đẩy thuyền lướt nhanh trên đường đua xanh. Bài 6: Đặt dấu phẩy thích hợp vào các câu trong đoạn văn sau: Quang Trung Nguyễn Huệ là một danh tướng trăm trận trăm thắng. Ông vào Nam ra Bắc bốn lần phá thành Gia Định ba lần chiếm giữ Thăng Long đánh chúa Nguyễn diệt chúa Trịnh đuổi giặc Xiêm. Mùa xuân năm 1789 chỉ trong 5 ngày Tết đội quân của ông đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Chiến công của ông là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. III. TẬP LÀM VĂN: Lớp em được khen vì có nhiều thành tích trong phong trào đọc sách của nhà trường. Em hãy thay mặt lớp trưởng viết báo cáo kết quả của phong trào này để gửi cô tổng phụ trách. Gợi ý: 1. Em báo cáo về điều gì? 2. Em báo cáo với ai? 3. Nội dung báo cáo gồm những vấn đề gì? - Thời gian phát động phong trào khi nào? - Lớp đã đọc được bao nhiêu cuốn sách? Thuộc thể loại nào? - Các hình thức đọc sách và các sản phẩm đọc sách của lớp là gì?